Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Nguyễn Phú Trọng nghĩ gì về tấm ảnh thay vạn lời nói này?


VNTB - Nguyễn Phú Trọng nghĩ gì về tấm ảnh thay vạn lời nói này?
Reply
forums, Kiều Phong, news, Nguyễn Phú Trọng, VNTB
22.9.17

Kiều Phong (VNTB) Một tấm ảnh lan truyền rất nhanh trên mạng xã hội Việt Nam, được tất cả những người yêu trẻ thơ đón nhận với niềm thương cảm cho số phận của nhân vật. Một em bé gái độ tuổi tiểu học có cha đi biển bị bão nhấn chìm, không còn sống nữa để nuôi em. Mẹ ở nhà không có tiền đóng cho nhà trường, nhà trường không cho em vào học. Em bé không được dự lễ khai giảng, chỉ đứng ngoài cổng trường nhìn vào các bạn.





Tấm hình này làm quặn đau tấm lòng của cộng đồng. Em thơ không có tiền là không được đến trường, trong khi trường là trường quốc lập. Không thể có một sự bất công nào lớn hơn thế nữa.


Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, Điều 28 câu 1 a có chép: Thi hành giáo dục tiểu học bắt buộc, sẵn có và miễn phí cho mọi người. Việt Nam đã ký, rồi trong các bảng hiệu của chính phủ cộng sản Hà Nội cũng đề : “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Vậy tại sao em thơ này lại buồn bã nhìn vào trường nơi các bạn đang dự lễ khai giảng thế kia?


Tấm hình bằng và hơn vạn lời nói. Những lời nói xảo ngôn không chịu trách nhiệm thì đầy ra đó ngoài xã hội, trong khi thực tế chứng tỏ những sự thật quá phũ phàng. Quyền của trẻ em đang bị xâm hại nặng nề tại Việt Nam. Nhà trường và ngành giáo dục không thu học phí, nhưng bịa ra phí xây dựng, phí này phí nọ...tổng lại là sưu cao thuế nặng, nền giáo dục tiểu học ở Việt Nam là nền giáo dục tốn phí, thật sự là phí rất cao, không như chính phủ hứa hẹn với Liên Hợp Quốc.


Hoặc như bác tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của đảng Cộng sản Việt Nam nói với thần dân của bác: “Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được như thế này không?”. Bác tổng là người miền Bắc, có lý luận, đương nhiên không ai địch nổi bác. Nhưng bác hãy nhìn coi em bé gái quần áo tồi tàn không được đến trường thì có lẽ bác sẽ hiểu ra. Cả nước biết tấm hình này rồi, không biết bác tổng đã trông thấy chưa. Thấy rồi có lẽ bác tổng sẽ bớt nói đi. Đúng là chưa thời nào có cảnh em thơ đứng ngoài cổng trường nhìn vào trông đến mà thương như thế này cả. Thời phong kiến thì nữ không được đi học, cho nên chẳng có em gái nào trông vào lớp trường làng vì không có tiền.


Thời Pháp thuộc hay thời Mỹ thuộc, đã không đi học thì thôi, còn đi học thì được bao cấp. Kể cả thời xã hội chủ nghĩa, dưới triều đại các lãnh tụ đầu tiên như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn thì giáo dục cũng còn được miễn phí. Chỉ có đến thời của bác tổng Trọng em thơ mới phải bỏ học như ngày hôm nay, mặc dù rất muốn.


Đâu đó vẫn còn nhiều khẩu hiệu, nói mà không làm, bội hứa. “Tất cả vì tương lai con em chúng ta”, “ Trẻ em là tương lai của đất nước”, “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, “Trẻ em như búp trên cành”... Dưới mặt đất, tất thảy chỉ là gánh nặng đè lên đôi vai con người, mọi loại thuế má tăng vùn vụt, nhà trường thì lạm thu khắp nơi. Giáo dục nát bét rồi, lương tâm quan chức giáo dục và nhà giáo thì cũng là loại đất hỡi. Không có thời nào và ở đất nước nào mà ngành giáo dục bị dân chửi mạnh như Việt Nam 2017 cả. Đã đến lúc phải thay đổi mọi thứ rồi, ai nói rằng xã hội này không cần thay đổi, người đó có dám đối diện với tấm hình em bé đứng ngoài cổng trường trong ngày khai giảng không? Có dám đối diện với lương tâm của mình hay không?


Trích dẫn:


Công ước quốc tế về quyền trẻ em: https://www.unicef.org/vietnam/vi/03_-_Cong_uoc_LHQ_ve_quyen_tre_em_1989.pdf

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét