Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

Đi tù ngày giáp tết và ma mị “chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước ta”


VNTB- Đi tù ngày giáp tết và ma mị “chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước ta”
1
Đi tù ngày giáp tết và ma mị “chính sách khoan hồng của Đảng, news, Nhà nước ta”,opposite, Trúc Giang, VNTB
23.1.17
Trúc Giang


(VNTB) - Thử tưởng tượng rằng“chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước ta” là có thật (chưa vội luận bàn rằng đó có phải là ‘tội’, hay đó là một ‘quyền công dân’ đã bị vi phạm!), để những Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Oai, Trần Thị Nga được ăn cái Tết đoàn tụ cùng gia đình.



Nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga bị công an Hà Nam bắt sát tết nguyên đán 2017


Thông tin từ Bộ Công an cho biết có khoảng 4.000 phạm nhân sẽ được tha tù trước thời hạn theo Luật Đặc xá 2007, để trở về gia đình đoàn tụ dịp Tết 2017 này.
Thế nhưng việc bắt giam nhiều người khác về những điều luật được cộng đồng quốc tế nhận định là vi phạm nhân quyền, như Nguyễn Văn Oai (ông Oai – một người vừa mãn hạn tù về theo Điều 79, là trường hợp bắt người vô cớ, vi phạm pháp luật tố tụng hình sự) vào ngày đưa Ông Táo, như Trần Thị Nga hôm 24 tháng Chạp, cho thấy ở Việt Nam cụm từ “chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước ta” chỉ thuần túy là câu khẩu hiệu tuyên truyền.


Quyền chính trị của công dân
Những Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt mới đây với lý do vi phạm vào Điều 88 “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Bộ Luật Hình sự, cho thấy hệ thống công tố của Việt Nam đã ngang nhiên vi phạm vào các điều luật cụ thể tại Hiến pháp 2013.
Điều luật 88 đã không định nghĩa rõ ràng, giúp quá dễ dàng để dập tắt mọi quan điểm trái chiều và tùy ý tạm giữ cá nhân dám chỉ trích chính sách của chính phủ, khi quy định: “Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm: a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân; c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Hiếp pháp 2013 quy định công dân được tự do lựa chọn về chính trị: “1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (Điều 14).
Như vậy, những hành vi của bà Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và nhiều người từng ngồi tù vì cáo buộc của Điều 88, chỉ có thể bị hạn chế khi gây nguy hại đến an ninh quốc gia. Phê phán những chính sách của Nhà nước như bà Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một quyền được bảo hộ: “1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. 2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”. (Điều 28, Hiến pháp 2013).


Lập luận của… công tố
Trong những vụ án liên quan Điều luật 88, Bộ Luật Hình sự, luận điểm thường thấy của phía công tố và các quan tòa thường là: “Dấu hiệu pháp lý của khách thể: Tội phạm này xâm phạm đến sự thống nhất về tư tưởng chính trị trong xã hội, qua đó đe dọa sự vững mạnh của chính quyền nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Mặt khách quan được thể hiện qua các hành vi sau đây: Tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ bảng chính quyền nhân dân. Người phạm tội bằng lời nói hay việc làm truyền bá những tư tưởng phản động, xuyên tạc đường lối chính sách của đảng và nhà nước, gieo rắc sự nghi ngờ bất mãn với chế độ hoặc có lời nói, việc làm xúc phạm chính quyền. Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý gây hoang mang cho nhân dân. Hành vi này tác động đến tư tưởng, tâm lý gây ra sự lo lắng, hoang mang trong quần chúng nhân dân. Các tin tức được người phạm tội đưa ra thường là các tin tức bịa đặt.
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp và mục đích là chống nhà nước CHXHCN Việt Nam, làm giảm uy tín của chế độ XHCN”.
Với những quan điểm như trên, rõ ràng các nội dung ghi ở Điều 14 và 28 của Hiến pháp 2013 đã bị vi phạm. Tuy nhiên do chưa có Tòa Hiến pháp, nên các hành vi dấu hiệu vi hiến này vẫn tiếp tục diễn ra, bất chấp mọi lên tiếng của cộng đồng.


Thời chiến tranh, ngày tết còn hưu chiến…
Qua vụ bắt bớ người trong những ngày chộn rộn đón Tết Đinh Dậu với lý do xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm trật tự quản lý hành chính, cho thấy cần xem xét lại việc sử dụng cụm từ “chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước ta” trong các bản tin báo chí.
49 năm trước, Mậu Thân 1968, dân chúng Huế đã hớn hở vui mừng nghe tin tức qua báo chí, qua các hệ thống truyền thanh, truyền hình của chính phủ trung ương, của địa phương Huế loan báo rằng: Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa, Chính Phủ Hoa Kỳ và Bắc Việt thỏa hiệp “ngưng chiến 3 ngày” trên toàn lãnh thổ Bắc Nam Việt Nam vào dịp Tết Mậu Thân 1968.
Sự thật sau đó, thì…
Trong một ý nghĩa thiêng liêng nào đó, Tết còn là dịp đoàn tụ với cả những người thân đã mất. Tết cũng là cơ hội để người ta quên đi hận thù, giận hờn năm cũ, hàn gắn những bất hòa. Đó là triết lý về lòng rộng lượng, tính bao dung vào ngày đầu xuân năm mới của người Việt từ bao đời nay.
Thử tưởng tượng rằng“chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước ta” là có thật (chưa vội luận bàn rằng đó có phải là ‘tội’, hay đó là một ‘quyền công dân’ đã bị vi phạm!), để những Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Oai, Trần Thị Nga được ăn cái Tết đoàn tụ cùng gia đình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét