Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

Tương lai xóa sổ sân golf TSN ngày càng gần


VNTB- Tương lai xóa sổ sân golf TSN ngày càng gần
Reply
news, opposite, Thiền Lâm, Tương lai xóa sổ sân golf TSN ngày càng gần, VNTB
29.7.17
Thiền Lâm

(VNTB) - Sở Giao thông Vận tải TP.HCM thỉnh thoảng cũng làm được một việc có ý nghĩa…

Cơ quan này vừa trình Ủy ban nhân dân TP HCM 4 phương án điều chỉnh quy hoạch cảng hàng không Tân Sơn Nhất do nhóm chuyên gia tập trung nghiên cứu.



Nhóm chuyên gia độc lập sẽ tập trung nghiên cứu, phản biện 4 phương án cải tạo, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Google maps.


Đầu tiên là quan điểm phản biện phương án mở rộng nhà ga về phía Nam do Bộ Giao thông Vận tải thống nhất trình Chính phủ trước đó.


Phương án 2: Không mở rộng sân bay, điều chỉnh giao thông trong Tân Sơn Nhất và nâng cao năng lực điều hành của bộ phận điều khiển không lưu (từ 5 phút xuống còn 2 phút mỗi lần cất, hạ cánh).


Phương án 3: Mở rộng sân bay về phía Bắc (sân golf), xây thêm nhà ga, bãi đỗ và đường lăn, thêm kết nối giao thông với sân bay phía Bắc. Công suất sân bay sẽ đạt 50 triệu hành khách một năm.


Phương án cuối cùng cũng chọn cách mở rộng sân bay về phía Bắc, với các hạng mục như phương án 3 nhưng sẽ xây thêm đường băng để công suất sân bay đón được 70-90 triệu hành khách mỗi năm.


Chỉ là một cơ quan cấp sở và hầu như giữ thái độ khép miệng trước vụ “sân golf trong sân bay” từ nhiều năm qua, khó có thể hình dung Sở Giao thông Vận tải TP.HCM dám thể hiện chính kiến về “mở rộng sân bay TSN về phía Bắc” (tức về hướng sân golf TSN), nếu không có những tín hiệu “bật đèn xanh” đủ rõ và đủ mạnh.


Cũng không ngạc nhiên là mặc dù trong suốt thời gian là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tỏ quốc Việt Nam, thậm chí trong suốt kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6/2017, ông Nguyễn Thiện Nhân đã không hề hé miệng về vụ “sân golf trong sân bay”, mà chỉ đến gần đây, sau khi “người phát ngôn của Bộ Quốc phòng” - Thượng tướng, thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cũng xuất hiện trên Đài truyền hình Việt Nam (VTV) với một khẳng định: “Quân đội sẵn sàng thu hồi sân golf Tân Sơn Nhất để đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội”, ông Nhân mới tỏ ra sốt sắng hơn trong việc tổ chức nhóm chuyên gia nghiên cứu về các phương án mở rộng sân bay TSN.


Tín hiệu “thu hồi sân golf TSN” còn được phát ra bởi Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch - nhân vật cũng không hề mở miệng vụ “sân golf trong sân bay” tại kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6/2017, nhưng trong một chuyến làm việc tại TP.HCM vào tháng 7/2017, lại “đá” trách nhiệm, cho rằng bộ này đã bàn giao đất quốc phòng nhưng chính Bộ GTVT và chính quyền TP.HCM mới là hai cơ quan chậm trễ trong việc triển khai…


Cứ cho rằng ông Ngô Xuân Lịch không dính dáng đến nhóm lợi ích sân golf TSN, câu hỏi rất lớn còn lại giờ đây là nhân vật mang nhiều dấu hiệu “dính đậm” vụ sân golf TSN: Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa.


Cần nhắc lại, tại kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2017, một hiện tượng rất đáng bị điều tra đến nơi đến chốn là Bộ GTVT - cơ quan chủ quản của sân bay dân sự Tân Sơn Nhất và sẽ là chủ thể được hưởng lợi nếu sân golf bị thu hồi để trả diện tích 157 ha về cho sân bay, lại tìm đủ mọi cách để bảo vệ cho phương án “chuyển Tân Sơn Nhất về Long Thành”. Khi đó, Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa đã thuyết mị: “Chúng tôi đã tìm hiểu rất kỹ càng, các đồng chí bên Bộ Quốc phòng cũng rất ủng hộ, nhưng việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía bắc là hoàn toàn không khả thi”.


Phát biểu trên đã bị công luận phản ứng mạnh mẽ. Một phát biểu rất “có mùi”.


Trước đây, nhóm lợi ích quân đội và khối giao thông đã mưu tính sẽ dùng dự án sân bay Long Thành để thay sân bay TSN, do đó sẽ được lợi đôi đường: dự án sân bay Long Thành được “tố” đến 18 tỷ USD với chủ yếu là vốn ODA rất dễ “nuốt”, còn sân golf TSN sẽ không bị suy xuyển gì, thậm chí sau khi sân bay TSN chuyển hết về sân bay Long Thành, 800 ha đất của sân bay TSN sẽ bị “xẻ thịt”…



Nhưng người tính không bằng trời tình. “Trời” ở đây lại theo nghĩa đen, khi từ đầu năm 2016 đến nay, máy bay kẹt cả dưới đất lẫn trên trời ở sân bay TSN, mà gần đây nhất là ngày 20/7 khi xảy ra thảm họa kẹt xe ở đường Trường Sơn dẫn vào sân bay. Trong khi đó, nguồn vốn ODA muốn vay để xây sân bay Long Thành lại hoàn toàn bế tắc. Thậm chí “chỉ có” 18 ngàn tỷ đồng dùng cho giải tỏa bồi thường khu dân cư quanh dân bay Long Thành mà cả Quốc hội lẫn chính phủ còn tìm không ra…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét