Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

Nhà sư nào quyết liệt ủng hộ đảng ‘vét’ đô-la trong dân?


VNTB - Nhà sư nào quyết liệt ủng hộ đảng ‘vét’ đô-la trong dân?
Reply
chùa Phật Quang, Kỳ Lâm. VNTB, news, opposite
24.7.17


Kỳ Lâm (VNTB) - “Chúng ta rất vui mừng vì Thủ tướng có hướng huy động như thế này. Mà không chỉ lần này. Ta xin Nhà nước luôn mở sẵn một kênh thường xuyên cho ai muốn đóng góp thẳng vào ngân sách là dễ dàng chuyển tiền vào nhanh chóng.


Nhà nước Việt Nam đang tìm mọi cách để đô-hóa ngân sách, đồng nghĩa với các hoạch định cho huy động đô-la. Trong đó cả khả năng tăng lãi suất huy động đô-la trở lại (thay vì mức 0% như hiện nay).


Tuy nhiên, đi xa hơn thế nữa, việc huy động đô-la giờ đây bắt đầu được tiến hành từ những sư thầy hoặc nhà chùa quốc doanh, dựa yếu tố lòng tin và tôn giáo.




Chùa Phật Quang (Bà Rịa-Vũng Tàu) đã đăng tải bài viết “HUY ĐỘNG USD”, trong đó kêu gọi phật tử tham gia đóng góp đô-la để “giúp đất nước” và vì “đạo lý yêu nước của người Việt Nam”.


Không những vậy, bài viết của Chùa Phật Quang còn khẳng định, những ai từ chối đóng góp với lý do sợ tham nhũng, tức là “ta đã ‘tham nhũng’ thực sự”, là “quay lung lại với tổ quốc”.


Thậm chí, “lòng yêu nước” cũng được bài viết được đề cập một tần suất lớn nhằm thúc đẩy “phật tử” tham gia đóng góp đô-la cho nhà nước.


Chưa dừng tại đó, yếu tố nhân-quả trong tư tưởng Phật được diễn giải theo hướng nên đóng góp vào ngân sách quốc gia, vì đó là “công đức tuyệt vời ít có”.


Đặc biệt, bài viết còn bày tỏ, “Chúng ta rất vui mừng vì Thủ tướng có hướng huy động như thế này. Mà không chỉ lần này. Ta xin Nhà nước luôn mở sẵn một kênh thường xuyên cho ai muốn đóng góp thẳng vào ngân sách là dễ dàng chuyển tiền vào nhanh chóng.”


Nhiều người xác nhận fanpage Chùa Phật Quang là chính chủ.


Kết quả, rất nhiều phật tử đã bày tỏ sẽ sẵn sàng đóng góp đô-la.


Ai đứng đằng sau vụ huy động đô-la của phật tử?


Được biết, người đứng đầu Chùa Phật Quang là Thượng tọa Thích Chân Quang – ông vốn là đệ tử của cao tăng Thích Thanh Từ (nhà hoằng pháp lớn của Phật giáo tại Việt Nam), tuy nhiên ông cũng là người từng gây ra rất nhiều sóng gió với dư luận liên quan đến quan điểm lịch sử - chính trị và kinh tế của ông.


Sư Thầy Thích Chân Quang là người trong một buổi thuyết pháp năm 2014 đã từng khẳng định “Trung Quốc là anh, Việt Nam là em” và cần phải theo đạo lý Á đông là “kính trọng”., "Lý Thường Kiệt mang quân đánh Trung Quốc” là “hỗn”. Và trong một buổi thuyết pháp khác, thì sư thầy này ca tụng mô hình CNXH, coi đây là “mô hình lý tưởng, các nước khác sẽ phải học tập VN”.


Quan điểm “thân hữu nhà nước” thời gian qua và với vị trí - vai trò ở Chùa Phật Quang, cho thấy người đứng sau vụ huy động đô-la của phật tử, gián tiếp hay trực tiếp không ai khác chính là là sư thầy Thích Chân Quang.



Xác nhận tính chính chủ



Vấn đề sự kêu gọi này sẽ dẫn đến một tác động rất lớn. Bởi một buổi hoằng pháp của sư thầy Thích Chân Quang thường có hàng ngàn phật tử ngồi nghe, và bản thân mỗi buổi hoằng pháp, sư thầy thường hay “chèn” vào các nội dung “cảm tình với chủ trương, quyết định” của Đảng và nhà nước. Trong lịch giảng được đăng tải của TT Thích Chân Quang vào tháng 7, có đến 8 điểm gắn với 7 tỉnh thành từ Vĩnh Long cho đến Hà Nội.


Không những kêu gọi đồng Phật tử đóng góp, mà bài viết còn mạnh bạo “đề nghị Thủ tướng mở thêm một khoản nhận sự đóng góp góp không hoàn lại của những người dân yêu nước và tin vào sự lãnh đạo của chính phủ ta.”?


Rõ ràng, những lời kêu gọi như thế này trong hoàn cảnh nguồn lực người dân đang bị bòn rút là vô nhân đạo, trái ngược lại với tinh thần và nguyên tắc hoạt động hoằng pháp, hóa đạo. Liệu rằng, T.T Thích Chân Quang có thấy thực sự xấu hổ với lời Phật dạy về việc: “Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.” Không những gieo sai lầm cho bản thân, mà dựa vào vị trí và chức danh Thượng tọa, sư Thích Chân Quang “gieo sai lầm” cho các Phật tử, tín đồ của mình? Liệu đó là cách hành xử đúng đắn của một chân đệ của Phật?


Câu chuyện về những “tuyên truyền viên” Phật tử hoặc mang áo tu từng đươc nhiều lần đề cập. Đặc biệt, vào tháng 4/2016, tại thiền viện Quảng Đức (Tp. Hồ Chí Minh), đã tổ chức hẳn khóa “Bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin truyền thông Phật giáo toàn quốc” do ban Thông tin Truyền thông, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức, tham dự có cả ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông.


TS Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ công ty sách Thái Hà, cũng là một Phật tử cũng đã khẳng định, ông hy vọng có “7 triệu tuyên truyền viên” (tương đương 7 triệu Phật Tử) liên quan đến truyền bá các giá trị phật giáo đến 93 triệu người dân Việt. Tuy nhiên, nếu như nhà nước sử dụng những Thượng tọa, hay sư thầy như ông Thích Chân Quang trong “tuyên truyền” về mặt kinh tế, chính trị, thì hệ quả thật khó lường.


https://www.facebook.com/chuaphatquangBRVT/posts/150440085512338?pnref=story

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét