Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

'Tư tưởng' của người đứng đầu cơ quan lập pháp Việt Nam


'Tư tưởng' của người đứng đầu cơ quan lập pháp Việt Nam
Reply
news
1.8.16
FB Luân Lê
31-7-2016



Bà Ngân mới lên nhậm chức Chủ tịch quốc hội với tư cách lập pháp nhưng có lẽ bà ấy đang không hề có tư duy lập pháp.
Bỏ qua việc đòi hỏi những người phản biện chính phủ là đã làm được gì cho đất nước, Bà ấy tiếp tục có một nhận định làm tôi bất ngờ: ban hành luật biểu tình làm rối loạn đất nước.
Đây là tư duy phi logic nhất của một nhà với tư cách lập pháp, nếu là người dân hoặc một chức trách khác vì một lý do nào đó thiếu hiểu biết thì có thể thông cảm cho họ. Nhưng nguy hiểm thay, Bà ấy đang đứng ở cương vị một nhà lập pháp và quản trị quốc gia.
Từ trước đến nay tôi vẫn nói, và nói rất nhiều về vấn đề trình độ lập pháp của các đại biểu quốc hội là một thực trạng đáng lưu tâm, đặc biệt quan trọng hơn là việc Quốc hội không lập pháp mà chỉ đóng vai khách mời trong việc soạn thảo các đạo luật mà do Chính phủ (Hành pháp) tạo lập nên. Đây là sự lầm lẫn tai hại về thẩm quyền lập pháp trực tiếp mà uỷ nhiệm lập pháp trong luật học rồi đóng vai thẩm tra một thành phẩm của kẻ khác.
Lập pháp, giống như việc xây dựng những con đường, không phải đứng tay chỉ trỏ người khác san lấp, đổ nhựa vào những đâu, mà phải tự mình thiết kế nên con đường và bắt tay vào trực tiếp dựng lên nó.
Việc Bà ấy coi luật biểu tình, nếu được ban hành ra, sẽ gây rối loạn, chính là một tư duy sẽ khiến một nhà nước cố tình đảm bảo sự “ổn định” bằng quyền lực không trên cơ sở luật pháp. Một đất nước không có luật pháp để điều hành, quản lý và chuẩn hoá hành động con người, hành vi định tính xã hội thì mới là thứ đẩy xã hội đến rối loạn và tạo nên những bức xúc, mâu thuẫn ngày càng gay gắt hơn.
Một nhà lập pháp là phải ban hành và thiết lập nên hệ thống pháp luật để loại trừ những hành vi ngoại lai, suy biến mà quản trị xã hội bằng luật pháp, từ đó mới tạo nên sự ổn định của đất nước nhờ sự văn minh và khoa học.
Nỗi sợ hãi do sợ bị xâm phạm hoặc phải hạn chế quyền lực chính trị chính là thứ làm gián đoạn những công tác lập pháp cần thiết, và từ việc lùi luật biểu tình, đương nhiên không ảnh hưởng đến quyền Hiến định về quyền tự do biểu đạt chính kiến của đám đông dân chúng này của người dân, cộng thêm việc đình chỉ ba bộ luật lớn đặc biệt quan trọng của một quốc gia, cho thấy thêm tình trạng lập pháp của một cơ quan gần 500 đại biểu, kéo theo là một loạt các cơ quan, tổ chức cùng liên quan trong việc tạo lập nên các đạo luật ấy, thực sự đang có những vấn đề và đặc biệt nghiêm trọng đáng báo động trong việc lập pháp.
Ông Fukuzawa đã nói cách cả hơn thế kỷ trước vào thời Minh Trị ở Nhật Bản rằng, một chính quyền mà chỉ biết sử dụng quyền lực thì không tiếp cận được sự văn minh. Điều đó như một chân lý, bởi thứ gì đặt tên là chuyên chế thì luôn là thứ chỉ dùng quyền lực mà áp đặt chứ hoàn toàn không để cho những điều khác biệt tồn tại song cùng.
Hãy luôn ghi nhớ một nguyên tắc cốt lõi quan trọng bậc nhất, dù ở bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, đó là người dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm, và nhà nước chỉ được làm mà những gì pháp luật cho phép. Đó là ranh giới giữa người dân và chính phủ của một đất nước về vai trò và quyền năng của hai thực thể chính trị có liên quan nhưng rất dễ xung đột mang tính đối lập nhau.
Và sau tất cả những đại biến xảy ra nhan nhản và liên tiếp trên đất nước mình, từ biển đảo, sông hồ, thực phẩm, an toàn bay, an ninh mạng, giáo dục suy cấp, pháp luật rối ren và hơi thở ô nhiễm, tôi tự hỏi, vẫn còn có bao nhiêu con người mắt đang mở mà tâm hồn vẫn còn ngủ mê như những con cừu ngoan đạo, tiếp tục im lặng và chờ ngày rủi ro xảy đến với mình trong sự bế tắc vì không hề có giải pháp đối phó từ trước? Hay sẽ lại là một sự trốn chạy tiếp tục đã được sắp sẵn, là chạy trốn khỏi quê hương khốn khổ mà cũng chính do sự phó mặc của đa phần người dân tạo nên này?
(Ba Sàm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét