Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Xã hội độc tài Việt Nam: Từ nhà tù nhỏ đến nhà tù lớn


VNTB- Xã hội độc tài Việt Nam: Từ nhà tù nhỏ đến nhà tù lớn

Đào Đức Thông





(VNTB) - Dưới nền cai trị của chế độ độc tài ở VN, tự do trong sáng tạo gần như bị giết chết. Nhân cách, hạnh phúc con người gần như bị hủy hoại, người với người đang có xu hướng biến thành lang sói. Xã hội trở lại thời đồ đá, như những bộ lạc hoang dã.


Từ nhà tù nhỏ…


Trong một xã hội phát triển ở thuở sơ khai, miếng ăn là sống còn. Con người lúc đó giống như một bầy thú đói khát, giành giật, xâu xé nhau để cướp miếng ăn.


Trong thế giới văn minh hiện nay vẫn tồn tại điều này và chúng ta có thể tìm thấy trong các nhà tù, trại giam, cơ sở giáo dục của tại Việt Nam... Số phận của những tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm ở VN hiện nay gây nhiều quan ngại trong công luận, nhất là họ bị phân biệt đối xử với tù thường phạm, gặp khó khăn trong vấn đề chữa bệnh khiến “chỉ có thể chờ
Phạm nhân với khẩu phần ăn ít ỏi, chỉ có cơm hẩm và bát canh lõng bõng nước. Việc lao động cưỡng bức với áp đặt cao vắt kiệt sức lực của những người tù. Điều kiện sống chật chội, không nước, không quạt vào mùa hè trong buồng giam, lạnh buốt giá vào mùa đông cùng với sinh hoạt tập thể khiến cơ thể dễ dàng nhiễm và lây bệnh nguy hiểm và qua đời.

Sự xuất hiện của các phạm nhân ở tầng lớp trên như “thi đua”, “trật tự”, “trưởng buồng” và những người có tiền, có trợ cấp tốt của gia đình tạo nên tầng lớp, giai cấp ngay trong nhà tù. Những cái đói và khát được khuyếch đại lên, cào xé ruột gan khi nhìn thấy những phạm nhân ở tầng lớp trên được ăn thịt, đôi khi có cả rượu uống.


Đó là sự phân biệt trong nhà tù Việt Nam. Còn ngoài xã hội Việt Nam, sự đối lập giàu nghèo cũng gây lên sự phẫn nộ trong xã hội.


… đến nhà tù lớn


Một chiếc xe hàng triệu đô phóng vượt lên, hắt những đám nước bẩn vào anh bán hàng rong. Những biệt thự xa hoa tráng lệ, nội chỉ cái bồn để đi vệ sinh cũng có giá hơn cả căn nhà của người nông dân miệt vườn.


Sự dồn nén, uất ức tích tụ trong mỗi người dân Việt Nam. Bởi họ biết rằng những kẻ giàu đó không phải là những nhà kinh tế hay doanh nghiệp tài ba, mang lại hàng nghìn công ăn việc làm cho người lao động, hay đóng góp rất nhiều cho xã hội, cho đất nước. Những kẻ giàu có khủng khiếp đó lại là các quan chức, những kẻ mua bán, đầu cơ chính trị, mua quan bán chức, giàu bằng tiền thuế của dân.


Các cuộc Cách mạng ăn thịt chính những người sinh ra nó. Cụ thể là, các cuộc cách mạng tả khuynh trong lịch sử ăn ngay những trí thức cánh tả, tức là những người tạo điều kiện cho cách mạng xảy ra. Từ “cánh tả” ở đây là để chỉ những cuộc Cách mạng có mục tiêu rõ ràng là sử dụng sức mạnh của Chính phủ nhằm cải tạo xã hội. Để cải tạo xã hội cho phù hợp với cách hiểu về “công lý” mà những người cổ động cho nó coi là hấp dẫn.


Chính trị tại Việt Nam đã mang xu hướng thấp hèn dưới lốt Cách mạng. Nền chính trị hiện tại không mang lại lợi ích cho đất nước, nhân dân và đời sống xã hội, trái lại nó tàn phá nền kinh tế, tạo nên sự không lành mạnh của thị trường. Điều nguy hiểm hơn nó làm băng hoại các giá trị đạo đức của xã hội mà nguyên nhân là những quan chức lãnh đạo tham nhũng, hèn yếu. Gây nên sự chán ghét, bất mãn và phẫn nộ trong dân chúng, tiềm ẩn mối căm thù. Khi gặp chất xúc tác, những biến động xã hội, nó mau chóng biến chuyển thành sự trả thù, lật đổ.


Một đất nước có 63 tỉnh và thành phố mà những cuộc biểu tình vì lòng yêu nước chỉ diễn ra được ở Hà Nội và 2 lần ở Sài Gòn, với số người tham gia lần đông nhất khoảng vài ngàn, bình thường khoảng vài trăm người, là một điều rất đáng phải suy nghĩ. Tác hại của một chế độ độc tài sử dụng bạo lực kết hợp với chính sách ngu dân, bưng bít thông tin, lối giáo dục, tuyên truyền một chiều, lệch lạc… ăn sâu vào con người một cách kinh khủng!


Lịch sử loài người đã thay đổi, chuyển hóa qua các thời kỳ từ bộ lạc, nô lệ, phong kiến, tư bản, xã hội chủ nghĩa rồi lại tư bản (như Đông Âu). Các cuộc chuyển hóa đó được tắm bằng máu, hay ít ra cũng thực hiện bằng các đám đông cuồng nộ, đập phá.


Xã hội văn minh có sự phân công lao động và chuyên môn hóa. Nguồn thức ăn dồi dào hơn. Nhưng chính trị không vì thế mà bớt đi sự tàn bạo, bất chấp thủ đoạn và luân thường đạo lý của nó. Việt Nam với một bộ máy công quyền tàn bạo, bất chấp pháp luật và các tín điều như “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” sẽ khiến cho người dân trong xã hội này kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần. Hoặc tệ hơn nữa, bộ máy công quyền hiện tại dùng quyền lực độc tài của họ đôi khi chỉ cho sự trả thù cá nhân, hoặc đơn giản hơn, họ đàn áp khủng bố người khác chỉ đơn giản vì không thích lối sống, và các quan điểm sống thuần túy của cá nhân đó.


Đó là sự tha hóa, băng hoại của quyền lực. Điều đó thường xảy ra trong các chính thể độc tài, có quyền lực tập trung vào duy nhất một đảng phái.


Quyền lực không có sự kiểm soát. Báo chí không có tự do. Thông tin bị kiểm soát. Đó là điều kiện để chế độ độc tài tồn tại và phát triển.


Dưới nền cai trị của chế độ độc tài ở VN, tự do trong sáng tạo gần như bị giết chết. Nhân cách, hạnh phúc con người gần như bị hủy hoại, người với người đang có xu hướng biến thành lang sói. Xã hội trở lại thời đồ đá, như những bộ lạc hoang dã.



Thật nguy thay cho đất nước và dân tộc Việt Nam!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét