Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Việt & Hàn: Đã có 5 cuộc thăm và nhận họ hàng ở Việt Nam


Nguyễn Xuân Diện - Việt & Hàn: Đã có 5 cuộc thăm và nhận họ hàng ở Việt Nam

Đăng bởi Trung Lập on Thứ Hai, ngày 02 tháng 11 năm 2015 | 2.11.15



Ông Lý Xương Căn, hậu duệ của Hoàng thúc triều Lý là Lý Long Tường về Việt Nam nhận họ hàng và được Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp. Ảnh của báo Tia Sáng.

Do hoàn cảnh lịch sử đưa đẩy, sắp đặt, giữa Việt Nam và Cao Ly xưa (nay là Hàn Quốc và Triều Tiên) đã có một mối liên hệ rất đặc biệt. Đó là quan hệ thiên di và huyết thống.



Chỉ kể từ đầu thế kỷ 20 trở lại đây, xác nhận đã có 5 cuộc người Hàn Quốc về Việt Nam nhận họ hàng hoặc tìm hiểu về lai lịch và huyết thống:


1- Hậu duệ của Lý Dương Côn (người Việt sang Cao Ly vào thế kỷ XII, trước Lý Long Tường 100 năm) về Sài Gòn, để tìm lại họ hàng.


2- Cách đây khoảng hai chục năm, Ông Lý Xương Căn và các hậu duệ của Hoàng thúc Lý Long Tường đời Lý (Thế kỷ XVIII) đã về Đình Bảng - Kinh Bắc (Bắc Ninh) để nhận lại họ hàng. Hai bên đã nhận nhau là họ hàng.


3- Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, vào năm 1959, Tổng thống Hàn Quốc là Lý Thừa Vãnđã về Sài Gòn để tìm lại họ hàng.


4- Con cháu của Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi tại Hàn Quốc cũng đã tìm về Việt Nam (cả ở Miền Nam trước 1975 và cả ở Miền Bắc sau 1975) để tìm lại họ hàng, dòng tộc.


Theo truyền thuyết: Mạc Đĩnh Chi đi sứ Trung Quốc, gặp gỡ với sứ thần Cao Ly tại Trung Quốc. Sau khi xướng họa văn thơ, hai bên tương đắc vô cùng. Sứ thần Cao Ly (cũng là một Trạng nguyên) mời Mạc Đĩnh Chi sang thăm Cao Ly và gả cô cháu gái xinh đẹp cho Mạc Đĩnh Chi. Mạc Đĩnh Chi ở lại Cao Ly 6 tháng và có sinh với người thiếp này một người con trai.


Mười năm sau, Mạc Đĩnh Chi lại được cử đi sứ Trung Quốc, gặp lại Sứ thần Cao Ly. Mạc Đĩnh Chi được sứ thần Cao Ly mời thăm lại Cao Ly. Ông gặp lại người thiếp yêu, lúc đó đã lập bàn thờ Mạc Đĩnh Chi, trong mừng tủi. Hai ông bà lại sinh thêm một đứa con. Lần này Mạc Đĩnh Chi lưu lại Cao Ly 1 năm.


5- Tháng 5 /2015: Ngài Ban Kimoon thăm nhà thờ họ Phan Huy ở Sài Sơn. Ngài dâng hương, xem gia phả và để lại lưu bút. Câu chuyện này làm chấn động dư luận và các nhà nghiên cứu đang quan tâm theo dõi.


Nguyễn Xuân Diện


(Blog Tễu)
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét