Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Chủ quyền biển đảo đang ở trong tay Trung Quốc, thì gìn giữ cái gì hả Thủ tướng?


Chủ quyền biển đảo đang ở trong tay Trung Quốc, thì gìn giữ cái gì hả Thủ tướng?
Reply
news
20.11.15

Tư Núi Cấm
19-11-2015

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giải đáp thêm các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm trong giờ giải lao Ảnh: TTXVN
Vậy là sau mấy ngày, kể từ khi báo chí công khai câu chất vấn Thủ tướng của đại biểu Trương Trọng Nghĩa, nhân dân hào hứng chờ đợi câu trả lời của Thủ tướng thì cuối cùng như nhận được một thau nước lạnh tạt thẳng vào mặt. Phủ phàng và cay đắng!
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa hỏi nếu ta cứ ngữa tay nhận lấy viện trợ của Trung quốc thì sau nầy có kiện được Trung quốc trong tranh chấp chủ quyền biển đảo hay không?
Người dân chờ đợi Thủ tướng trả lời có hay là không? Và Thủ tướng không trả lời gì cả. Thay vào đó ông lặp lại chủ trương đã được nói nhiều từ trước tới nay của đảng và Nhà nước. Chỉ nói chớ không làm gì hết.
Điều đáng chú ý là lặp lại những gì đã từng nói nhưng ông cũng bỏ bớt một số ý chính. Điều đầu tiên dễ nhận thấy là ông không nhắc tới “toàn vẹn lãnh thổ“. Ông nói chung chung là gìn giữ chủ quyền. Như vậy chỉ là gìn giữ chủ quyền những gì đang có? Những cái thuộc chủ quyền của ta nhưng đang trong tay Trung quốc, như Hoàng sa và một số đảo ở Trường sa, không nhắc tới nữa. Coi như của Trung quốc rồi? Có phải vậy không?
Điều thứ hai khi nói Việt Nam tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982, ông cũng không nhắc tới khả năng kiện Trung quốc ra toà quốc tế. Điều mà ông từng khẳng định Chính phủ đã sẵn sàng chỉ chờ quyết định của Bộ Chính trị. Hay là Bộ Chính trị đã quyết không kiện Trung quốc?
Thật ra yêu cầu ông trả lời thẳng, hoặc có hoặc không, là một điều khó khăn cho ông. Nếu trả lời không kiện được Trung quốc thì nhân dân chống đối. Còn ngược lại thì Trung quốc sẽ tính sổ với ông. Đường nào cũng bí!
Chỉ có một con đường duy nhất cho ông trong trường hợp nầy. Con đường đó dẫn ông tới vinh quang, đời đời được nhân dân ngợi ca trong lịch sử. Đó là con đường đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết. Công khai minh bạch với toàn dân, sổ toẹt những cam kết bí mật mà vì lợi ích của phe nhóm, các tiền bối của ông đã làm thiệt thòi cho đất nước.
Tiếc thay ông đã không chọn con đường đó!
____
Trích từ báo Người Lao Động:
Người đứng đầu Chính phủ sau đó nhấn mạnh tới 3 điểm: Thứ nhất, Việt Nam chân thành, làm hết sức mình để tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi, cùng phát triển với Trung Quốc trên tất cả lĩnh vực.
Thứ hai, Việt Nam kiên quyết đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo, lợi ích quốc gia theo đúng các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của nhà nước cũng như Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, nhất là Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, các cam kết khu vực, Tuyên bố giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở biển Đông.
Thứ ba, đồng thời với phát triển kinh tế – xã hội phải tăng cường quốc phòng – an ninh; phải nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; phải bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phải tăng cường khối đại đoàn kết và sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc; phải tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế về chân lý, lẽ phải của chúng ta.
“Gìn giữ hòa bình, ổn định nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét