Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015
Quyền im lặng chính thức được công nhận
Quyền im lặng chính thức được công nhận
Đăng bởi Ha Tran on Thứ Bảy, ngày 28 tháng 11 năm 2015 | 28.11.15
Tin Hà Nội - Sáng 27 tháng 11, Quốc hội CSVN đã thông qua Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi, chấm dứt các cuộc tranh luận về quyền im lặng, về việc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung, nhằm bảo đảm minh bạch quá trình hỏi cung, bảo vệ bị can, chống bức cung, dùng nhục hình, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo yêu cầu Hiến pháp.
Cụ thể, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, người bị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.
Nhằm giám sát việc tôn trọng quyền im lặng, việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra. Cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Việc hỏi cung bị can tại các địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can, của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, theo Điều 183 của Bộ luật này.
Theo đánh giá của Ủy ban thường vụ Quốc hội, biện pháp này cũng đồng thời bảo vệ người hỏi cung, tránh bị vu cáo. Một trong những quy định mới đáng chú ý của bộ luật này là Quốc hội đã quyết định bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa, thay thế bằng thủ tục đăng ký bào chữa. Theo giải thích của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định này là để đơn giản hóa thủ tục xác nhận tư cách tham gia tố tụng của người bào chữa, tránh nhận thức cho rằng phải có cấp phép bào chữa.
Việc bãi bỏ, thay thế thủ tục này là thành công của giới luật sư tại Việt Nam, trong việc đấu tranh chống lại những rào cản khi hành nghề, cũng như từng bước nâng cao vị thế, vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng theo đúng chuẩn mực.
Nhật Nam
(SBTN)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét