Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

Ngân sách cạn kiệt, tham nhũng thoát án tử?


VNTB - Ngân sách cạn kiệt, tham nhũng thoát án tử?
1
1+, BLHS, ngân sách, nợ công, opposite, tham nhũng, VNTB
28.11.15

Lê Kiên (VNTB) Việt Nam đạt được bước tiến về nhân quyền, nhưng ở phương diện khác, việc giảm án tử đối với tội tham nhũng lại là bước lùi, khiến cho loại “ngứa ghẻ” này trở thành đại dịch ở Việt Nam.




VNTB - Ngân sách cạn kiệt, tham nhũng thoát án tử?


7 tội danh được chính thức bỏ án tử hình, theo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua vào sáng 27/11, trong đó, có loại hình tham nhũng khi “người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn” tại điều 40.



Kết quả phiếu thăm dò cho thấy, 260/415 và 155 vị không tán thành.


Điều đó cho thấy sự lo ngại về loại hình tội phạm này sẽ tăng về quy mô và mức độ trong thời gian tới. Khi mà đồng tiền có thể mua được mạng sống.


Nhiều lý do để đặt ra câu hỏi vì sao 260 ĐBQH lại thông qua điều 40 của BLHS sửa đổi đó.


Nhưng nếu ai đó để ý rằng, cũng liên quan đến vấn đề này, trước đây, ĐBQH Nguyễn Thị Khá đã phát biểu: “Được nộp tiền để mua mạng sống thì pháp luật sẽ mất công bằng. Ngân sách nhà nước rất cần tiền nhưng không vì thế mà bất chấp mọi nguy hại”.


Ngân sách! Liệu rằng, vấn đề cạn ngân sách đã khiến cho việc “đổi tiền lấy mạng sống” trở thành một việc bất đắc dĩ nhưng cũng phải làm? Nhất là trong bối cảnh, tham nhũng trở thành quốc nạn, và nó chứng tỏ sự bất lực của Đảng trong vấn đề tiêu diệt nạn “nội xâm” này.


“Ngân sách cạn kiệt”?


Cùng với sự không đồng tình đó từ ĐB Khá, ĐB Đỗ Ngọc Niễn cũng nhận định rằng, nó sẽ “khuyến khích, dung túng, bao che” cho tham nhũng. Và một lần nữa, vị đại biểu này cũng nhấn mạnh về việc, “chúng ta có thể cần rất nhiều tiền”, nhưng ông cho rằng, nếu làm như thế (tức lấy tiền đổi mạng sống quan chức tham nhũng) thì sẽ gây mất lòng tin nhân dân, làm xã hội loạn và “thay đổi cán cân công lý”.


Nó làm ta nhớ đến sự “bảo lãnh” của chính phủ cho các con nợ là các quả đấm thép, con số này lên đến 1,57 triệu tỷ đồng, và theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên tại buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều 27/11 thì, con số đó tăng 8% so với năm 2014, vượt so với vốn chủ sở hữu là 1,41 lần (mức quy định chung là không quá 3 lần). Còn trước đó, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Quang Vinh, người nổi tiếng với các phát biểu thẳng thắn đã cho hay, ngân sách chỉ còn 45.000 tỷ đồng, không có tiền để chi tiêu. Một cách chi tiết hơn, ông Bộ trưởng cho biết, “vốn ODA giải ngân mọi năm chỉ 20.000 tỷ đồng, nhưng thực tế là 50.000 tỷ đồng/năm sau khi minh bạch; tiền đất từ mức 37.000 – 38.000 tỷ đồng đã đưa lên thành 50.000 tỷ đồng; khoản thu từ xổ số kiến thiết trước đây không đưa vào, nhưng nay được cộng thêm vào là 26.000 tỷ. Như vậy, ngân sách Nhà nước là 255.750 tỷ đồng, trong đó cân đối ngân sách địa phương là 131.500 (chiếm hơn 52%). Ngân sách trung ương còn lại là 154.000 tỷ đồng, trừ đi vốn nước ngoài và các khoản khác thì còn 45.000 tỷ đồng.” [1]


Dù có nhiều phản bác về phát biểu của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, nhưng trong một sự kiện có liên quan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2016 là gần 273.000 biên chế, giảm hơn 4.100 biên chế so với năm 2015. Tính quyết liệt thể hiện chỗ, tỉ lệ giảm biên chế tối thiểu ở mỗi cơ quan, đơn vị 10% tính từ 2015-2021, mỗi năm, cơ quan đơn vị phải giảm 1,5% biên chế theo nguyên tắc “ra 2 vào 1”.


Như vậy, ngân sách có thể là một trong những yếu tố thúc đẩy cho việc loại bỏ tham nhũng ra khỏi vùng án tử hình.


Không tử hình là giảm tham nhũng?


Vấn đề buộc phải trả lại 2/3 tài sản gây nghi ngờ trong dư luận. Lý do nằm ở việc, ngay cả vấn đề kê khai tài sản của cán bộ, công chức nhà nước – một trong những phương pháp phòng chống tham nhũng hiệu quả thì bấy lâu nay vẫn là con số 0 tròn trĩnh, phần lớn dựa trên tình trạng tự nguyện.


Thế mới có một nghịch lý đầy tai hại như sau, theo báo cáo kết quả phòng, chống tham nhũng năm 2015 của UBND TP gửi HĐND TP Hà Nội, thì “qua kiểm tra nội bộ chưa phát hiện trường hợp nào có dấu hiệu tội phạm tham nhũng”.


Do đó, việc thu hồi tài sản 2/3 có được hay không? Hay chỉ đơn thuần là dọn đường cho nguyên tắc tham quan “đầu voi, đuôi chuột”, tham nhũng 10 tỷ, nhưng khai báo và trả lại 1 tỷ.


Trong khi đó, một nghị quyết về công tác tư pháp năm 2016 yêu cầu đẩy mạnh chống tẩu tán tài sản tham nhũng, nhưng lại bắt đầu nằm ở “giai đoạn điều tra”. Vậy giai đoạn điều tra bắt đầu từ khi nào, mới “chớm nở” tham nhũng, hay khi sự vụ đã rơi vào tình trạng “đặc biệt quan trọng và gây thất thoát lớn” như trường hợp của Giang Kim Đạt - nguyên quyền Trưởng phòng Kinh doanh của Công ty TNHH MTV vận tải Viễn Dương Vinashin, thuộc Tập đoàn Vinashin đã bị cáo buộc chiếm đoạt gần 19 triệu USD và chuyển rất nhiều tiền tham ô, tham nhũng ra nước ngoài.


Và câu hỏi, liệu sắp tới sẽ có bao nhiêu trường hợp “Dương Chí Dũng” mới, nghênh ngang ra vào tù sau khi ăn hết tiền thuế của dân, và vun vén cho gia đình ấm êm bên nước ngoài?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét