Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Việt Nam sẽ thay đổi như Myanmar nếu hội tụ đủ 3 yếu tố


VNTB - Jonathan London: Việt Nam sẽ thay đổi như Myanmar nếu hội tụ đủ 3 yếu tố
Reply
dân chủ Việt Nam, democracy, Jonathan London, Khúc Thừa Sơn, Myanmar, VNTB
18.11.15

Khúc Thừa Sơn (VNTB) Cuộc bầu cử tháng 11/ 2015 vừa qua tại Myanmar, nhiều nhà làm chính trị đã đánh giá chính tổng thống Thein Sein mới là người chiến thắng khi ông đã vì nguyện vọng của người dân và đất nước Myanmar mà vượt lên mọi áp lực để chấp nhận cải cách thể chế, chấp nhận hy sinh quyền lợi cá nhân và chia sẻ quyền lực của chính đảng USDP, tạo điều kiện cho bà Aung San Suu Kyi và đảng NLD lên nắm quyền. Myanmar đã có Aung San Suu Kyi và Thein Sein vậy còn Việt Nam thì sao? Liệu những đổi thay ở đất nước Myanmar có tác động gì đến tiến trình dân chủ ở Viêt Nam hay không? Giáo sư Jonathan Lon Don đã có cuộc trao đổi với Việt Nam Thời Báo (VNTB) xung quanh vấn đề này.



Jonathan London: Việt Nam sẽ thay đổi như Myanmar nếu hội tụ đủ 3 yếu tố

PV: Theo giáo sư thì những nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi quá nhanh tại Myanmar?


Jonathan London: Tôi thấy có đất nước Myanmar có 2 yếu tố. Yếu tố thứ nhất, dù bị đàn áp dữ dội trong một thời gian khá lâu nhưng người dân đất nước Myanmar vẫn không ngừng đấu tranh đòi hỏi dân chủ. Yếu tố thứ hai, vai trò hết sức cần thiết của ông tổng thống Thein Sein (chủ tịch Đảng cầm quyền USD ) – người đã dũng cảm nhận rõ tương lai đất nước Myanmar sẽ không thể phát triển một cách hứa hẹn nếu cứ tiếp tục dưới sự thống trị của một thể chế độc tài toàn trị. Và như ta có thể thấy, đất nước Myanmar đã thay đổi với sự kết hợp đa chiều, đáp ứng nguyện vọng, sự mong muốn của người dân Myanmar


PV: Tại sao Đảng USDP nói chung và của ông Thein Sein nói riêng quyết định chia sẻ quyền lực?


Jonathan London: Có thể nói trong lịch sử khá hiếm thấy có một nhân vật với tầm nhìn lâu dài, dù đang cầm quyền nhưng thấy rõ những xu hướng phát triển của lịch sử là như thế nào? Tôi cũng không ngại để gọi ông Thein Sein là một Góoc-ba-chốp (Tổng bí thư Liên bang Xô Viết) của Đông Nam Á. Nhiều người trên thế giới, trong đó có ông Obama đều rất là ấn tượng với ông Thein Sein dù Myanmar hiện tại chưa thực sự dân chủ bởi quân đội nước này vẫn yêu cầu có 25% ghế trong Quốc hội. Thế nhưng, dù có thế nào thì đất nước Myanmar rõ ràng đang tiến tới một sự dân chủ hơn.


PV: Vậy Trung Quốc và Hoa Kỳ, các nước phương Tây có tác động hoặc có ảnh hưởng gì đến vấn đến sự thay đổi hiện tại của đất nước Myanmar hay không?


Jonathan London: Trước khi đất nước Myanmar thay đổi như hiện tại thì vị trí của Trung Quốc tại Myanmar có ảnh hưởng rất lớn. Ngoại giao Trung Quốc thường chi phối mạnh ở các nước mà nền chính trị thiếu sự minh bạch như Myanmar thời trước Thein Sein, Srilanka trước đây, Venezuala và nhiều nước khác ở Châu Phi... Nhưng chúng ta đã thấy, lịch sử thay đổi rất nhanh, thời gian gần đây nội bộ Myanmar có những động thái chính trị mới theo hướng dân chủ hơn, minh bạch hơn, dẫn đến, trong một thời gian ngắn Myanmar đã không cho Trung Quốc vào một cách vô điều kiện như trước đó. Còn Hoa Kỳ và các nước phương Tây có tác động hay ảnh hưởng gì đến sự thay đổi của đất nước Myanmar hay không thì tôi không biết. Nhưng tôi nghĩ Myanmar có sự chọn lựa thể chế nào có lợi cho người dân và đất nước mà thôi



Cuộc bầu cử Myanmar thu hút sự chú ý vì sự chuyển giao quyền lực quân sự sang dân sự

PV: Việt Nam và Myanmar là hai quốc gia có những mối tương đồng, liệu rằng Việt Nam có thể thay đổi được như Myanmar hay không ?


Jonathan London: Tôi nghĩ là nước nào đều có khả năng phát triển tới dân chủ và đa nguyên… Với Việt Nam, để có sự thay đổi thực sự từ chính trị thì cả một quá trình phát triển đa chiều, và không nên chờ đợi sự thay đổi từ trên xuống dưới. Với góc nhìn của người từ bên ngoài, tôi thấy Việt Nam muốn có sự thay đổi chắc chắn phải có sự tham gia của những người trong bộ máy chính quyền, những người cũng có lập trường muốn xã hội Việt Nam thay đổi, và tiến tới một xã hội dân chủ, đa nguyên và minh bạch hơn. Từ những điều này, tôi nghĩ rằng không có lý do nào mà Việt Nam lại không thể có điều đó.


PV: Một trong những yếu tố quan trọng làm chậm sự phát triển của tiến trình dân chủ ở Việt Nam là Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, theo giáo sư thì Việt Nam cần làm gì trước mắt cũng như về lâu dài để thoát Trung Quốc?


Jonathan London: Việt Nam có một lịch sử, xã hội liên quan đến Trung Quốc, các cấp lãnh đạo Việt Nam đều muốn tạo điều kiện tốt để làm bạn với Trung Quốc. Điều đó là nên làm nhưng đã đến lúc người Việt Nam cần phải biết, là tương lai đất nước Việt Nam tốt đẹp hay không là do Việt Nam quyết định chứ không phải là việc của Trung Quốc. Trung Quốc có ảnh hưởng đến Việt Nam thì cũng ở mức độ nhất định nào đó, còn ngoài ra thì vẫn do Việt Nam quyết định.


PV: Mâu thuẫn đất đai, tôn giáo, sự tham nhũng… đã làm gia tăng sự bất đồng giữa người dân và chính quyền Việt Nam, nhưng vì sao Việt Nam vẫn chưa chấm dứt được thể chế độc tài để đi đến thể chế dân chủ?



Jonathan London: Rõ ràng để có sự tiến bộ công lý ở Việt Nam thì cần phải có những yêu cầu thay đổi nhất định đối với thể chế ở Việt Nam, quan trọng nhất là vấn đề minh bạch ở Việt Nam. Nếu chính trị cứ đi theo hiện tại thì rất khó đảm bảo những quyền lợi của người dân. Tôi không biết Việt Nam có xuất hiện những nhà lãnh đạo mới có tham vọng làm thay đổi đất nước hay không? Trước mắt ta phải đợi vài tháng tới (tức là Đại hội Đảng XII) khị việc bố trí nhân sự lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam hoàn thành để biết Việt Nam có hy vọng hay không. Nhưng cứ chờ nhân sự để cứu Việt Nam thì sẽ không hứa hẹn, dưới bất cứ kịch bản nào.


PV: Tại sao các nhà lãnh đạo Việt Nam không làm một quyết định lịch sử như các nhà lãnh đạo ở Myanmar, có phải lãnh đạo Việt Nam kém tài giỏi?


Jonathan London: Không! Quan hệ ở Việt Nam là theo khuôn khổ một tổ chức, theo Chủ nghĩa Lenin, trong đó có biện pháp sẽ loại trừ khả năng của một thành phần có tư tưởng đi ngược, phải có sự đoàn kết trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam. Và như thế là rất khó để có một Thein Sein như Myanmar.



Việt Nam sẽ đổi thay nếu người dân Việt Nam thực sự muốn thay đổi

PV: Nhìn hoàn cảnh Việt Nam hiện tại và xu thế phát triển của thế giới, giáo sư có hy vọng Việt Nam có thể thay đổi sang thể chế dân chủ trong tương lai gần như đất nước Myanmar hiện tại hay không ?


Jonathan London: Về tương lai gần thì khó nói. Có lẽ cần ba điều kiện: Thứ nhất nhất là phải có một đa số muốn thay đổi trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam. Thứ hai, quan trọng là phải có một áp lực thay đổi từ bên ngoài xã hội. Áp lực này là sự văn minh, là giá trị của trật tự xã hội và tự tin đòi hỏi để hướng tới một xã hội pháp quyền. Thực ra, nó phức tạp hơn nữa bởi thành ngữ “bên ngoài xã hội” ở Việt Nam là không đúng. Ta thấy nhiều người trong xã hội muốn cải cách, nhưng thực sự là ngay trong bộ máy cũng diễn ra như vậy, nên sẽ có sự lồng ghép thay đổi trong và ngoài nội bộ. Điều kiện thứ ba, chính là có một người hay một vài lãnh đạo hết sức dũng cảm, tư duy khác, có tầm nhìn xa nhưng không mắc bệnh bảo thủ. Nếu có cả 3 điều đó thì tôi tin là Việt Nam có thay đổi. Tóm lại, để có một sư thay đổi từ Việt Nam thì phải cần nhiều yếu tố nhưng sẽ không khó nếu chúng ta có những hành động đa chiều từ khắp các tầng lớp xã hội muốn Việt Nam phát triển văn minh, minh bạch, trật tự xã hội tốt đẹp và đa nguyên chứ đừng chờ sự thay đồi từ trên xuống dưới.


VNTB cám ơn những chia sẻ của giáo sư Jonathan Lon Don!

Đất nước Myanmar đang tiến lên vũ đài dân chủ, mấy mươi năm đấu tranh của người dân Myanmar cuối cùng đã gặt hái được những chiến thắng dù mọi trở ngại, khó khăn vẫn còn đang ở phía trước. Còn Việt Nam thì sao? Người dân Việt Nam và các nhà lãnh đạo Việt Nam hẳn biết dân chủ là tiến trình của thời đại nên rất khó tránh khỏi. Vậy đất nước và người dân Myanmar đã làm được điều họ cần làm, liệu là bài học cho Việt Nam nhìn lại để tìm một lối đi hay Việt Nam vẫn tiếp tục "phát triển" trong hoài vọng?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét