Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015
Nền văn hóa ngược
Trần Khải - Nền văn hóa ngược
Đăng bởi Ha Tran on Thứ Hai, ngày 30 tháng 11 năm 2015 | 30.11.15
Có phải chúng ta đang ở trong một thời có nền văn hóa ngược? Nghĩa là, nền văn hóa trồng cây chuối?
Nhưng thế nào là nền văn hóa trồng cây chuối? Thí dụ: kêu gọi phất cao lá cờ vô sản thế giới, nhưng quan chức lãnh đạo đều trở thành các đại gia mới, với sân sau là các công ty của vợ con họ hưởng lợi nhờ quan hệ quyền lực của họ.
Thí dụ, kêu gọi nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nhiều thập niên, thế rồi lặng lẽ đổi mới chạy theo chủ nghĩa tư bản, và đẩy hết con cháu ra các quôc gia tư bản để học, kinh doanh và bám rễ định cư...
Nơi đây chúng ta bàn chuyện khác một chút: ông Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng: văn hóa gì mà đụng xe là đánh nhau?
Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng là chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia.
Ông đã đặt câu hỏi như vậy khi phát biểu tổng kết Hội nghị an toàn giao thông (ATGT) Việt Nam 2015 tổ chức ngày 26-11.
Báo Tuổi Trẻ ghi rằng theo lời ông Phó thủ tướng, tai nạn giao thông (TNGT) trong 5 năm qua đã giảm đáng kể. Từ năm 2010 trở về trước, số người chết vì TNGT trên 12.000 người mỗi năm. Năm 2014 là năm đầu tiên số người thiệt mạng do TNGT giảm xuống dưới 9.000 người.
Tuy nhiên, TNGT vẫn còn xảy ra nhiều và có nhiều vụ nghiêm trọng, mỗi năm vẫn còn 9.000 người ra đi không bao giờ quay lại, bình quân mỗi ngày có 24 người không trở về nhà vì TNGT.
Điều chúng ta chú ý là lời ông Phúc than phiền về văn hóa dân tộc.
Báo Tuổi Trẻ viết:
“Một trong những giải pháp để đảm bảo ATGT, theo Phó thủ tướng, trước hết phải giáo dục ý thức, văn hóa tuân thủ pháp luật của người tham gia giao thông. Giáo dục từ khi học vỡ lòng và cả trong môi trường cộng đồng.
“Văn hóa gì mà đụng xe là cãi nhau, đánh nhau giữa đường gây thương tích. Phải xử lý nghiêm những trường hợp đó, đưa hình ảnh xấu lên công chúng, đưa về địa phương, cơ quan để giáo dục, cảnh cáo những hành vi thiếu văn hóa” - Phó thủ tướng dẫn chứng và đề nghị ban thường trực Ủy ban ATGT quốc gia tiếp thu các kết quả nghiên cứu về hành vi, văn hóa tham gia giao thông, giáo dục ATGT trong trường học... để chỉ đạo các cơ quan thành viên, các địa phương xây dựng các chương trình tuyên truyền, vận động và triển khai thực hiện các tiêu chí văn hóa giao thông...”(ngưng trích)
Có đúng hay không?
Có phải là vì chúng ta có nền văn hóa nghược ngạo?
Hãy nhớ rằng trước 1975, Miền Nam không có chuyện hung bạo kiểu giang hồ dụng xe là oánh như ông Phúc mô tả.
Và rồi ngay cả bây giờ nhé, người dân Sài Gòn vẫn hiền lành, tử tế, tôn trọng luật pháp... hơn người Hà Nội.
Ông Phúc nói rằng “văn hóa gì mà”... thử hỏi lại xe, “văn hóa gì mà Hà Nội tệ hại hơn Sài Gòn như thế”...
Có phải nhờ Bác và Đảng trồng nhằm cây xương rồng vào tim gan não bộ người dân rồi? Thế mà cứ đòi phải có cây cao ra trái lành quả ngọt...
Văn hóa gì mà đòi ngược ngạo như thế?
Hỏi thêm, văn hóa gì mà nhà nước ngồi yên ổn trong khi tuổi trẻ bỏ học lũ lượt, như tình hình được báo Tuổi Trẻ ghi là “Bỏ học tại ĐBSCL vẫn ở mức báo động...”
ĐBSCL nghĩa là: đồng bằng sông Cửu Long.
Tại sao không tự hỏi nhà nước là “văn hóa gì mà” đẩy nhiều người dân phải bỏ học như thế?
Bản tin này viết:
“Trong 100 phiếu khảo sát của Tuổi Trẻ tại các địa phương Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang thì có tới 75 trường hợp bỏ học vì gia đình khó khăn, 13 trường hợp không thích học, 6 trường hợp học không tiếp thu được, còn lại là các lý do bỏ học vì không có hộ khẩu, phải ở nhà giữ em...
Điều đáng nói là số em muốn học lại chưa tới một nửa (chỉ 40 phiếu), trong khi số không muốn học là 46!”
Thống kê cho biết: ĐBSCL có gần nửa triệu người mù chữ.
Bản tin báo Tuổi Trẻ ghi lời Ông Nguyễn Công Hinh, vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ GD-ĐT), cho biết theo số liệu tổng hợp từ báo cáo tổng kết năm học 2014 - 2015, cả nước vẫn còn hơn 1,3 triệu người mù chữ (độ tuổi 15 - 60), trong khi đó ĐBSCL có gần 490.000 người mù chữ (chiếm khoảng 1/3 cả nước). Số lượng người đồng bào dân tộc thiểu số mù chữ ở ĐBSCL là gần 63.000 người.
Có phải vì chính phủ không nhiệt tình xóa mù chữ vì nghĩa rằng cũngc hẳng có thêm đồng lương nào cho cán bộ?
Ngày xưa, thời trước 1975, nhiều đại học cho học miễn phí: như ở Đại Học Sư Phạm, Đại Học Văn Khoa, Đại Học Luật Khoa, Đại Học Khoa Học...
Than ôi, bây giờ đi đâu cũng bị chính phủ đòi tiền. Đó là “văn hóa gì vậy”...
Trần Khải
(VIệt Báo)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét