Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

" Dân ta phải biết sử ta..."


Dân Choa - " Dân ta phải biết sử ta..."

Đăng bởi Trung Lập on Thứ Năm, ngày 19 tháng 11 năm 2015 | 19.11.15



Ảnh minh họa cho sự cẩu thả khi làm sử


Mấy hôm nay bộ GD-ĐT có tổ chức hội nghị bàn về tích hợp môn lịch sử cùng với các môn khác. Giới làm sử phản đối kịch liệt, vì có nguy cơ môn sử bị coi nhẹ và dễ bị " triệt tiêu".


Phía Bộ GD-ĐT có đưa ra nhiều con số thống kê cho thấy, học sinh không hào hứng với môn này, qua nhiều cuộc thi lịch sử học sinh bị điểm kém hoặc bỏ môn sử...


Thực sự thì môn lich sử rất thú vị. Mỗi công dân và mỗi học sinh đều thích lịch sử nước nhà, lịch sử thế giới.


Rất nhiều câu hỏi mà người bình thường muốn biết, dân tộc ta từ bộ tộc nào? Tổ tiên ta có nền văn hóa ra sao? Lãnh thổ ban đầu của dân tộc Việt ( kinh) ở nơi đâu?


Ngay làng quê cũng rộ lên trào lưu tìm về lịch sử tổ tiên dòng tộc. Ấy là chưa nói đến những người đi ra nhập hội sẽ đối mặt với những câu hỏi của bạn bè quốc tế.


Thế nhưng đáng tiếc tại sao học sinh và kể cả công dan lại thờ ơ với môn sử trong nhà trường và cả các sách sử nhà nước?


Lỗi này không phải của hàng ngũ giáo viên trong nhà trường hay học sinh mà là chính lỗi của những người làm sử, viết sách sử.


Sử là sự thật. Sử là khoa học. Sử là chính xác và khách quan.


Thế nhưng những tiêu chí đấy hình như không được tôn trọng trong việc soạn sử nước nhà ngày nay.


Đọc lich sử nước nhà nhiều lúc cũng buồn cười. Những huyền sử truyền miệng cũng được đưa vào làm sử chính thống. Thành ra mỗi ông Vua Hùng sống đến hơn hai trăm năm. Rồi sự tích trăm trứng của Lạc Long Quân bỗng dưng cũng có vị trí chễm chệ trong sách sử, thành ra hậu thế cứ diễn tích rồng phượng rối rắm, cho rằng gia thế của mình cũng rồng cũng phượng.


Đấy là chuyện cổ. Còn chuyện nay cũng rất nhiều điều cần bàn. Nhiều giai đoạn lịch sử vừa qua bị xem nhẹ hoặc không đề cập đến.


Ai cũng biết giai đoạn CCRĐ giữa thập kỉ 50 thế kỉ trước ở miền Bắc là một giai đoạn đau thương. Thế nhưng có bài sử nào nói đâu, có ai viết về đề tài này?


Những thời kỳ " bao cấp" cả nước chìm trong đói khát, nhắc lại ai ai cũng rùng mình, thế nhưng đề cập đến thì chỉ nói đó là do " cơ chế" thành ra nó vậy(!) Những nhà viết sử soạn sử có dám viết tổng kết sự thật hay không? hay cũng a dua là do " cơ chế".


Sự kiện lich sử của nước nhà trùng trùng điệp điệp. Lớp cha anh vẫn hào hùng kể lại những ngày chống quân bành trướng Bắc Kinh ở phía Bắc biên giới nước nhà. Thế nhưng con em học trong sách lịch sử nhà trường thì không có cụ thể, không nhắc tới, vậy thành ra lớp cha chú chỉ bịa đặt chăng?(!)


Rồ những hình tượng anh hùng của lịch sử Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Bé...nếu không có thực, hoặc sự thực ra sao thì giới sử cũng phải hiệu đính và bác bỏ. Nhưng không, những điều vô lý đó vẫn tồn tại cùng với lịch sử đương đại.


Rất nhiều giai đoạn lịch sử, rất nhiều minh chứng cần phải hiệu chỉnh. Giới làm sử cần phải lên tiếng. Thế nhưng những người giới sử đâu có lên tiếng, họ nín thinh và cắm cúi viết ra những sách sử như thế.


Vì vậy học sinh thờ ơ, công dân lạnh nhạt với môn sử trong trường học là thế.


Lỗi không phải ở đối tượng này.


Dân Choa


(FB Dân Choa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét