Sau vụ Dương Thanh Cường: Khởi tố vụ án mới sẽ dẫn tới quan chức "đặc biệt" nào? *
Reply
Thời sự
6.11.15
Vụ Dương Thanh Cường và chuyện 'luật không cấm'
Image copyrightTuoiTreImage caption
Ngân hàng Agribank liên tiếp có mặt trong các 'đại án' thời gian qua
Một vụ án trọng điểm vừa kết thúc với mức án tù chung thân được tuyên cho bị cáo chính, Dương Thanh Cường, và với quyết định khởi tố được đưa ra ngay tại tòa đối với tội danh "lạm quyền trong khi thi hành công vụ" ở Agribank Việt Nam.
Vụ xử của Tòa án TPHCM liên quan vụ ông Dương Thanh Cường lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Chi nhánh 6 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) nằm trong nhóm tám vụ 'đại án' được Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng yêu cầu xét xử sơ thẩm trước Đại hội Đảng lần thứ 12.
Dương Thanh Cường bị kết tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Án tù cho các cựu nhân viên Agribank Chi nhánh 6
Nguyên giám đốc Hồ Đăng Trung:20 năm tù
Nguyên trưởng phòng tín dụng Hồ Văn Long: 19 năm tù
Trương Quốc Bảo: 12 năm tù
Trương Nhật Quang: 12 năm tù
Nguyễn Hoàng Quốc Thụy: 9 năm tù
Số tiền thất thoát của Agribank trong vụ này lên tới 966 tỷ đồng.
Ngoài án tù, Dương Thanh Cường bị tòa buộc phải trả cho Agribank hơn một nghìn một trăm tỷ đồng, gồm cả các khoản vay gốc lẫn tiền lãi phát sinh.
Chín bị cáo khác, trong đó có năm cựu quan chức Agribank, bị tuyên mức án tù từ bốn đến 25 năm tù.
Trên lý thuyết, Dương Thanh Cường phải có trách nhiệm trả cho Agribank khoản tiền hơn một nghìn một trăm tỷ đồng.
Trên thực tế, khả năng thi hành án là hầu như không có, dẫu cho Dương Thanh Cường trình bày với toà rằng ông còn 620 tỷ đồng từ việc bán tài sản, đất đai cho một doanh nghiệp khác nhưng chưa thu hồi được.
Do vậy, Agribank trên thực tế đã bị thất thoát số tiền nghìn tỷ này mà ít có khả năng thu hồi.
Có được làm những gì 'luật không cấm'?
Việc khởi tố vụ án mới, về lý thuyết cũng sẽ chỉ để làm rõ trách nhiệm của các quan chức trong Agribank Việt Nam trong việc cho Dương Thanh Cường vay mà không thay đổi được tình trạng 'nợ xấu' của khoản tiền nghìn tỷ trên.
Trong phiên xử sơ thẩm, cựu tổng giám đốc Agribank Việt Nam ra trước tòa với tư cách nhân chứng.
Ông Nguyễn Thế Bình nói trước tòa ông là người đưa lên Hội đồng quản trị của Agribank Việt Nam tờ trình xuất của Chi nhánh 6, xin nâng mức trần cho vay nhằm đáp ứng "nhu cầu tự chủ kinh doanh", và việc chuẩn thuận là do Hội đồng quản trị của Agribank Việt Nam quyết định, dựa trên cơ sở "luật không cấm".
Tuy nhiên, theo quyết định khởi tố đưa ra tại tòa thì Hội đồng xét xử giữ quan điểm Agribank Việt Nam đã làm những điều "luật không quy định" với việc "tự ý cho mình quyền nâng hạn mức cho vay".
Vụ án vừa được mở theo trình tự tố tụng nay sẽ được chuyển cho Viện Kiểm sát Tối cao để tiến hành điều tra.
BBC
-----------------------
Một vụ án trọng điểm vừa kết thúc với mức án tù chung thân được tuyên cho bị cáo chính, Dương Thanh Cường, và với quyết định khởi tố được đưa ra ngay tại tòa đối với tội danh "lạm quyền trong khi thi hành công vụ" ở Agribank Việt Nam.
Vụ xử của Tòa án TPHCM liên quan vụ ông Dương Thanh Cường lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Chi nhánh 6 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) nằm trong nhóm tám vụ 'đại án' được Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng yêu cầu xét xử sơ thẩm trước Đại hội Đảng lần thứ 12.
Dương Thanh Cường bị kết tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Án tù cho các cựu nhân viên Agribank Chi nhánh 6
Nguyên giám đốc Hồ Đăng Trung:20 năm tù
Nguyên trưởng phòng tín dụng Hồ Văn Long: 19 năm tù
Trương Quốc Bảo: 12 năm tù
Trương Nhật Quang: 12 năm tù
Nguyễn Hoàng Quốc Thụy: 9 năm tù
Số tiền thất thoát của Agribank trong vụ này lên tới 966 tỷ đồng.
Ngoài án tù, Dương Thanh Cường bị tòa buộc phải trả cho Agribank hơn một nghìn một trăm tỷ đồng, gồm cả các khoản vay gốc lẫn tiền lãi phát sinh.
Chín bị cáo khác, trong đó có năm cựu quan chức Agribank, bị tuyên mức án tù từ bốn đến 25 năm tù.
Trên lý thuyết, Dương Thanh Cường phải có trách nhiệm trả cho Agribank khoản tiền hơn một nghìn một trăm tỷ đồng.
Trên thực tế, khả năng thi hành án là hầu như không có, dẫu cho Dương Thanh Cường trình bày với toà rằng ông còn 620 tỷ đồng từ việc bán tài sản, đất đai cho một doanh nghiệp khác nhưng chưa thu hồi được.
Do vậy, Agribank trên thực tế đã bị thất thoát số tiền nghìn tỷ này mà ít có khả năng thu hồi.
Có được làm những gì 'luật không cấm'?
Việc khởi tố vụ án mới, về lý thuyết cũng sẽ chỉ để làm rõ trách nhiệm của các quan chức trong Agribank Việt Nam trong việc cho Dương Thanh Cường vay mà không thay đổi được tình trạng 'nợ xấu' của khoản tiền nghìn tỷ trên.
Trong phiên xử sơ thẩm, cựu tổng giám đốc Agribank Việt Nam ra trước tòa với tư cách nhân chứng.
Ông Nguyễn Thế Bình nói trước tòa ông là người đưa lên Hội đồng quản trị của Agribank Việt Nam tờ trình xuất của Chi nhánh 6, xin nâng mức trần cho vay nhằm đáp ứng "nhu cầu tự chủ kinh doanh", và việc chuẩn thuận là do Hội đồng quản trị của Agribank Việt Nam quyết định, dựa trên cơ sở "luật không cấm".
Tuy nhiên, theo quyết định khởi tố đưa ra tại tòa thì Hội đồng xét xử giữ quan điểm Agribank Việt Nam đã làm những điều "luật không quy định" với việc "tự ý cho mình quyền nâng hạn mức cho vay".
Vụ án vừa được mở theo trình tự tố tụng nay sẽ được chuyển cho Viện Kiểm sát Tối cao để tiến hành điều tra.
BBC
-----------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét