Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

LS Võ An Đôn bị kỷ luật vì phát biểu trên mạng?


LS Võ An Đôn bị kỷ luật vì phát biểu trên mạng?

0 Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017


BBC

Bản quyền hình ảnhFB DON AN VOImage caption

Luật sư Võ An Đôn nói: "Thấy người dân nghèo bị quan chức chính quyền ức hiếp, tôi ra tay giúp họ miễn phí thì bị chính quyền tìm mọi cách trù dập nên tôi mới nghèo như hôm nay."
Luật sư Võ An Đôn, người bị Đoàn Luật sư Phú Yên đề nghị xem xét kỷ luật nói với BBC rằng ông nghĩ mình sẽ "bị lấy ra làm gương" cho các luật sư phát ngôn trên mạng xã hội "nhưng vì lương tâm nên phải nói ra."
Ông Võ An Đôn là một trong những luật sư nhận bào chữa cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trong phiên tòa hồi tháng Sáu.
Phát biểu sau phiên tòa ông nói trong các vụ 'an ninh quốc gia', luật sư nói cũng chẳng có ai nghe.
Truyền thông Việt Nam cho hay hồ sơ xem xét kỷ luật luật sư Võ An Đôn đã được Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên chuyển đến Hội đồng khen thưởng kỷ luật của Đoàn này.
Luật sư là nghề 'nguy hiểm ở Việt Nam'?
Luật sư VN 'vô vọng trong các vụ an ninh'?
Thông báo của Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên do chủ nhiệm, luật sư Nguyễn Hương Quê ký, ghi:
"Thời gian qua trên trang cá nhân của luật sư Võ An Đôn đã có nhiều bài viết, clip nói xấu nghề luật sư; đăng tải các clip phỏng vấn giữa luật sư Đôn với các đối tượng ở nước ngoài với nội dung kích động, không đúng sự thật."
"Việc này gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước và giới luật sư Việt Nam."
Hôm 23/8, trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt, ông Võ An Đôn nói:
"Tôi chưa biết hình thức kỷ luật với đối với mình sẽ là gì, nhưng dự báo là sẽ nặng."
"Có thể người ta sẽ lấy tôi ra làm gương, vì vừa qua Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã có công văn gửi liên đoàn luật sư các tỉnh chỉ đạo cấm luật sư nói bậy trên mạng."
"Hơn nữa, Bộ Tư pháp có dự thảo sửa đổi Nghị định 123 xử lý nghiêm, có quyền tước thẻ luật sư không cần thông qua Liên đoàn Luật sư như trước."
"Nếu bị tước thẻ hành nghề luật, tôi sẽ khiếu nại, không chấp nhận."Bản quyền hình ảnhFACEBOOK DON AN VOImage captionLuật sư Võ An Đôn từng bào chữa cho bà Cấn Thị Thêu, người đấu tranh giữ đất Dương Nội trong phiên tòa tháng 9/2016
'Vì lương tâm'
"Những gì tôi nói ra là có thật, với mong muốn thực trạng luật sư chạy án đang phổ biến sẽ được thay đổi theo hướng tốt hơn, chứ tôi không dại dột đi nói xấu đồng nghiệp."
"Tôi biết những gì mình nói ra sẽ bị cả giới luật sư phản ứng vì đụng chạm đến quyền lợi của họ, nhưng vì lương tâm nên tôi phải nói ra, không thì rất ấm ức."
"Chỉ một số luật sư công khai lên tiếng ủng hộ tôi trên mạng xã hội."
"Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 13.000, 14.000 luật sư đang hành nghề, rất sợ mất thẻ, dù trong lòng họ có thể thấy việc tôi làm là đúng nhưng không dám lên tiếng ủng hộ."
"Còn những luật sư phản ứng với tôi thì họ có tật giật mình."
"Những người này đa số muốn giàu nên nhận chạy án, nhưng tôi không vơ đũa cả nắm rằng tất cả luật sư giàu ở Việt Nam đều là nhờ chạy án."
Luật dị biệt: Luật sư phải tố giác thân chủ
'Nghĩa vụ tố giác tội phạm' của luật sư
Luật sư Đài được giải Nhân quyền của Đức
Đề cập về vụ mình từng bị liên ngành Công an - Viện kiểm sát - Tòa án Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, đề nghị xem xét, rút chứng chỉ hành nghề luật sư năm 2014 do liên quan đến việc bào chữa cho nạn nhân Ngô Thanh Kiều bị công an dùng nhục hình đánh chết, ông Đôn nói:
"Lần xem xét kỷ luật năm nay thì họ lấy lý do khác ba năm trước nhưng tính chất là một, người ta lấy cớ này cớ kia thôi."
"Nếu còn tiếp tục hành nghề luật, tôi vẫn có tâm nguyện tiếp tục con đường bảo vệ những nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền và người nghèo ở Việt Nam."
"Từ lúc hành nghề luật đến nay, khi nhận làm những vụ đụng chạm đến chính quyền, tôi đã nghĩ đến rủi ro bị tước thẻ hành nghề, nhưng nếu việc đó xảy ra, tôi thấy mình lam việc đúng nên không có gì áy náy lương tâm cả."
Cùng ngày, BBC gọi điện và email cho luật sư Nguyễn Hương Quê nhưng chưa nhận được phản hồi.
Nguy hiểm nghề luật sưBản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionPhiên tòa sơ thẩm ở Khánh Hòa hôm 29/06 kết án Mẹ Nấm 10 năm tù
Trong cuộc trò chuyện với BBC Tiếng Việt tại Bangkok, Thái Lan hôm 20/7, vlogger Effy Nguyễn nói: "Lúc đầu tôi rất muốn trở thành luật sư vì ngưỡng mộ các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Quốc Quân, Hà Huy Sơn… vì thấy họ giúp cho những thân chủ là người lên tiếng kêu gọi dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam."
"Nhưng rồi tôi thấy một vài luật sư trong số này liên tục bị bức hại, bắt bớ. Với kiến thức pháp luật của họ mà họ còn không thể tự giải cứu chính mình thì tôi thấy vấn đề không phải ở chỗ họ."
"Vấn đề là ở chỗ công an, an ninh, chính quyền là những không tôn trọng pháp luật và giới luật sư."
"Khi một luật sư muốn đến gặp thân chủ của họ trong trại giam mà công an, an ninh từ chối thì cũng không thể làm gì."
"Nghề luật tại Việt Nam không thực tế, không giải quyết được vấn đề."
Cũng liên quan đến nghề luật, luật sư Phạm Công Út, Trưởng Văn phòng Luật Phạm Nghiêm ở TP Hồ Chí Minh, nói với BBC:
"Các quy trình tố tụng của án an ninh quốc gia có lẽ được "đặc quyền" nằm ngoài quy trình tố tụng của các loại án khác. Nên việc bảo vệ của các luật sư đối với thân chủ trong các vụ án an ninh hầu như là vô vọng."
"Vì thế đa phần các luật sư ít tham gia những vụ án được quy kết là xâm phạm an ninh quốc gia là vậy."
Sau phiên xử blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm 10 năm tù trong phiên sơ thẩm vì tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước" ở Khánh Hòa hôm 29/06, LS bào chữa Võ An Đôn cũng nói:
"Những vụ án có liên quan đến an ninh quốc gia thì luật sư có cũng như không. Chỉ nói mà chẳng ai nghe hết."



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét