Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

VNTB- Vì sao 'Đóng 2% công đoàn phí' được đề cử 'quy định pháp luật tồi nhất'?


VNTB- Vì sao 'Đóng 2% công đoàn phí' được đề cử 'quy định pháp luật tồi nhất'?
Reply
news
28.5.16

Tháng 5/2016, ngay trước chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Obama, báo Thanh Niên có một bản tin với tựa đề rất hay: 'Đóng 2% công đoàn phí' được đề cử 'quy định pháp luật tồi nhất'. Bản tin này mô tảTổng liên đoàn lao động Việt Nam (VGCL) đã không đồng tình với việc tổ chức 'Cuộc bình chọn các quy định pháp luật tốt nhất và tồi nhất' mà Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) dự kiến sẽ công bố trong tháng 5.

VGCL chỉ được biết đến như một khâu trung gian hưởng thụ 2% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp mà chưa hề đồng thuận với bất kỳ yêu cầu biểu thị chính đáng nào của công nhân trong gần 1,000 cuộc đình công tự phát hàng năm.
Có thể xem hiện tượng trên là một cách phản ứng của báo giới nhà nước trước tình trạng vô tích sự quá lâu năm của các hội đoàn và tổ chức chính trị - xã hội nhà nước. Từ tháng 9/2015 là thời điểm đoàn đàm phán của chính quyền Việt Nam hoàn tất đàm phán về TPP, cho tới nay đảng cầm quyền và chính phủ Việt Nam vẫn không cho báo chí nhà nước đăng bất kỳ tin tức nào có cụm từ “công đoàn độc lập”.
Vậy vì sao báo Thanh Niên lại phải bình luận 'Đóng 2% công đoàn phí' được đề cử 'quy định pháp luật tồi nhất'?
Về mặt pháp lý, bất kỳ cuộc đình công nào cũng phải có sự chấp thuận của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (VGCL). Nhưng thực tế đã minh chứng một sự thật quá chua chát là VGCL chưa bao giờ lãnh đạo, tổ chức hoặc hỗ trợ bất kỳ vụ đình công nào. Tất cả các cuộc đình công ở Việt Nam đều mang tính tự phát nhưng đều bị xem là bất hợp pháp.
Nhiều nguồn tin còn khẳng định rằng các lãnh đạo công đoàn nhà nước đã được trả lương cao để phục vụ cho giới chủ đầu tư và bảo vệ lợi ích của đảng cầm quyền, thay vì bảo vệ người lao động. Ngay cả một số nhà nghiên cứu thuộc chính quyền cũng không che giấu rằng không phải là điều bất thường khi các nhà quản lý trở thành lãnh đạo công đoàn và sử dụng công cụ này để thao túng các cuộc bầu cử công đoàn.
Quyền được tự thành lập một tổ chức công đoàn độc lập của công nhân càng trở nên bức bách trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã bị các nhóm lợi ích tham tàn ở đất nước này đẩy vào tình thế suy thoái và khủng hoảng trong suốt gần 7 năm qua. Không những không được cải thiện, mức thu nhập bình quân của công nhân còn bị giảm tương đối 25-30% trong khi mặt bằng giá cả tăng vọt từ 2-3 lần từ ít nhất năm 2011 đến nay. Tại nhiều nhà máy và xí nghiệp, công nhân phải làm việc ít nhất 10 giờ mỗi ngày và sáu ngày một tuần, nhưng chỉ kiếm được trung bình khoảng 70 USD mỗi tháng. Tình trạng thảm thương đó vẫn tiếp tục tăng tiến bất chấp Việt Nam đã có cơ hội tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ năm 2007, nhưng đã chỉ trở thành cơ hội để hố phân hóa giữa 5% số người có thu nhập cao nhất với 5% người nghèo nhất ước tính lên đến ít nhất 60-70 lần.
Điều kiện sống eo hẹp đã dẫn đến tình cảnh quá khó khăn của công nhân ở rất nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước. Ngược lại, những điều kiện sử dụng lao động lại ngày càng hà khắc, không chỉ biểu tả cho một “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” mà còn thêu dệt cho bức tranh thời kỳ đầu của “chủ nghĩa tư bản dã man” tại quốc gia đang quá sức nhập nhoạng và chen lấn về ý thức hệ này.
Một khi đã không thể biểu diễn được lòng thành và khả năng nâng cao mức sống và quyền lợi cho công nhân sau WTO, không có gì bảo đảm là các chính sách của Nhà nước và doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam sẽ làm cho đời sống người công nhân đỡ khốn khổ hơn nếu nhà nước này được chấp nhận tham gia vào cơ chế thương mại Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong thời gian tới.
Lẽ đương nhiên nếu được hình thành, Công đoàn độc lập không thể là một tổ chức hữu danh vô thực như VGCL và các cấp công đoàn cơ sở của hệ thống nhà nước, khi các tổ chức này đã chỉ được biết đến như một khâu trung gian hưởng thụ 2% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp mà chưa hề đồng thuận với bất kỳ yêu cầu biểu thị chính đáng nào của công nhân trong gần 1,000 cuộc đình công tự phát hàng năm.
Đó cũng là nguồn cơn chủ yếu khiến ngày càng nhiều công nhân mong muốn có Công đoàn độc lập để tự bảo vệ mình.
Lê Dung / SBTN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét