Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Người Việt hy vọng nói sẽ có người nghe


Người Việt hy vọng nói sẽ có người nghe
Reply
news
23.5.16



Với Tổng thống Hoa Kỳ Obama, Việt Nam là một biểu tượng mạnh mẽ và đáng khích lệ cho những gì có thể xem là chiến lược "xoay trục" châu Á của ông, tức là việc tái cân bằng hướng về khu vực năng động nhất trong khu vực vốn được tuyên bố vào năm 2011.
Đây là cựu thù, một quốc gia độc đảng do đảng cộng sản lãnh đạo, một thời từng xuất hiện trong tâm trí người Mỹ với cuộc chiến tranh đáng hổ thẹn, giờ đang dần trở thành đối tác kinh tế và chiến lược thân cận.

Việt Nam tìm kiếm sự hỗ trợ của Hoa Kỳ trước tranh chấp với Trung Quốc ở những đảo cùng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Nước này cũng tìm cách tiếp cận với công nghệ quân sự của Hoa Kỳ.
Việt Nam cũng là một thành viên sớm tham dự và nhiệt tình với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), được coi như một nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm đối chọi lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Vì thế có rất nhiều việc cần giải quyết trong chuyến đi lần này, với nhiều hy vọng từ phía Việt Nam, mong muốn sẽ thắt chặt hơn mối quan hệ thậm chí sẽ tiếp tục trong chính quyền mới của Hoa Kỳ.
"Hợp tác quân sự và quốc phòng là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ này," Trần Việt Thái, từ Học viện Ngoại giao Việt Nam, cho biết, khi nói đến hy vọng Hoa Kỳ có thể bỏ bớt lệnh cấm cận vũ khí.
"Nhưng chúng tôi đã là đối tác toàn diện. Và thời điểm này với Việt Nam, mậu dịch, đầu tư và phát triển kinh tế còn quan trọng hơn."
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều khác biệt về nhân quyền và tự do, vốn là yếu tố cả hai bên sẽ cố gắng giảm nhẹ, nhưng không thể phớt lờ.
Chuyến đi của ông Obama trùng với kỳ bầu cử 500 ghế đại biểu quốc hội diễn ra 5 năm một lần. Quốc hội không có nhiều quyền lực - mà phụ thuộc vào Đảng Cộng sản. Đảng cộng sản đảm bảo vai trò lãnh đạo đất nước và xét mọi ứng cử viên tranh cử Quốc hội.
Image copyrightREUTERSImage captionKỳ bầu cử tại Việt Nam diễn ra vào ngày 22/5
Nhưng năm nay, một số lượng lớn bất thường các ứng viên độc lập, đến hơn 100 người, đã tự ra ứng cử vào 10% số ghế tại quốc hội dành cho các ứng viên ngoài đảng.
Một trong những ứng viên độc lập là Mai khôi, một ca sĩ 32 tuổi thường được gọi với biệt hiệu "Lady Gaga của Việt Nam". Một ứng viên khác là ông Nguyễn Quang A, một doanh nhân nổi tiếng, nhà bất đồng chính kiến, người từng kỳ vọng đua vào ghế của Tổng bí thư Đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng.
Mặc dù các thông báo chính thức khuyến khích ứng viên trẻ độc lập ra tranh cử, sự kiện hiếm khi thu hút được công chúng quan tâm, đảng đã rà soát và loại bỏ gần như bất cứ ai tham gia tự ứng cử.
"Chúng tôi bị loại không công bằng, và quá trình tranh cử không minh bạch," Mai Khôi nói với tôi khi chúng tôi gặp cô ở Hà Nội, sau khi cô trình diễn một đêm nhạc không xin phép tại đây.
Cô mô tả cô được một quan chức của đảng không nói tên thông báo về một lỗi nhỏ trong hồ sơ, và chỉ cho cô hai giờ để đến trình diện sửa lại hồ sơ, khi cô ở cách đó 440km.
"BBC phải dừng đưa tin"
Mai Khôi xuất hiện trên YouTube kêu gọi một cuộc gặp với Tổng thống Obama, tìm kiếm sự giúp đỡ của ông để hệ thống chính trị tại Việt Nam cởi mở hơn chút. Vào thời điểm viết bài này, không rõ cuộc gặp có được cho phép hay không.
Chúng tôi cũng không thể tìm hiểu cảm xúc của công chúng về cả chuyến đi thăm Việt Nam của ông Obama cũng như cuộc bầu cử.
Tất cả mọi phóng viên nước ngoài đều phải tuân theo quy định nghiêm ngặt của nhà chức trách Việt Nam, mọi cuộc phỏng vấn hay quay phim đều phải xin phép trước. Trong chuyến đi này,nhóm phóng viên của chúng tôi không được phép tường thuật gì khác ngoài nghị trình của ông Obama, và chỉ được phỏng vấn một học giả đã được cho phép, ông Trần Việt Thái.
Thậm chí việc chĩa camera vu vơ về phía các biểu ngữ bầu cử cũng ngay lập tức bị cán bộ hướng dẫn ngăn cản
.
Image copyrightAFPImage captionCa sĩ Mai Khôi nói cuộc bầu cử không minh bạch
Người ta nói với chúng tôi rằng giấy phép tác nghiệp báo chí của chúng tôi không còn giá trị, và mọi hoạt động tường thuật buộc phải dừng lại. Họ không đưa ra lý do nào cả, nhưng trong một trao đổi căng thẳng với các quan chức ở bộ ngoại giao, họ nói tôi đã gặp ông Nguyễn Quang A mà không được phép ngay sau khi tôi đến Việt Nam hôm thứ Sáu.
Điều này rõ ràng không có thật - cán bộ hướng dẫn đi kèm biết chúng tôi khi ấy đang ở một cuộc gặp mặt khác đã được cho phép, nhưng họ không sẵn lòng rút lại lời cáo buộc đó.
Việt Nam có nhiều ưu thế. Quốc gia này có cư dân trẻ và năng động, khao khát thành công, có lực lượng lao động làm việc chăm chỉ và lương thấp. Tăng trưởng kinh tế ấn tượng, và các tổ chức phát triển quốc tế nói về tiến bộ tốt trong việc giảm nghèo và xây dựng hạ tầng.
Nền kinh tế có thể phát triển tốt hơn nếu TPP được phê chuẩn ở Hoa Kỳ, một triển vọng không chắc chắn trong bối cảnh các ứng viên hàng đầu trong chiến dịch tranh cử tại Hoa Kỳ có lập trường đối nghịch.
Rõ ràng là quan chức Đảng Cộng sản dẫn chứng chế độ độc đảng đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại sự ổn định vững chắc và là một yếu tố quan trọng trong sự thành công của đất nước, so với những quốc gia có nền dân chủ hoạt náo nhưng phát triển kinh tế yếu hơn như Philippines và Indonesia
.
Image captionNgười dân tại Việt Nam biểu tình vì hiện tượng cá chết hàng loạt
Nhưng sự không khoan nhượng dù chỉ là với một dấu hiệu nhỏ của sự bất đồng cho thấy thực trạng thiếu tự tin của đảng cầm quyền với những ủng hộ mà đảng này có được từ 90 triệu người Việt Nam.
Những cuộc biểu tình gần đây về hiện tượng cá chết hàng loạt chưa có lời giải thích ở các tỉnh vùng biển, mà chính phủ bị cáo buộc đã xử lý không tốt thảm họa này, đã làm bối rối đảng cầm quyền vốn đã quen những người dân lặng lẽ chỉ thuần túy tập trung vào mưu sinh. Những cuộc xuống đường xảy ra sau các cuộc biểu tình đôi khi trở thành bạo động chống Trung Quốc xảy ra vài năm gần đây.
Mai Khôi là một tiếng nói bất đồng có tính xây dựng và vừa phải. Cô nói mình không đứng ra chỉ trích chính phủ. Nhưng chắc chắn rằng có rất nhiều người giống cô muốn nói về cách mà người ta đang vận hành quốc gia này.
Bài tiếng Anh đã được đăng trên BBC News

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét