Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

Vì sao Trương Tấn Sang cổ vũ ‘kênh Nhật’?


VNTB- Vì sao Trương Tấn Sang cổ vũ ‘kênh Nhật’?
Reply
news, opposite, Thiền Lâm, Vì sao Trương Tấn Sang cổ vũ ‘kênh Nhật’?, VNTB
6.12.17


Sau khi “nghỉ’, Trương Tấn Sang (người thứ 4 từ trái) công du Lào, được tháp tùng bởi một số quan chức cao cấp đương nhiệm – một hiện tượng rất hiếm hoi.Ảnh: CareerBuilder

Thiền Lâm
Cali Today
Vietnam – Cali Today news – Ông Trương Tấn Sang – cựu Chủ tịch nước – vừa tạo nên một hiện tượng chính trị đáng phân tích khi lần đầu tiên kể từ thời điểm “nghỉ” sau đại hội 12 của đảng cầm quyền vào đầu năm 2016, ông Sang trả lời phỏng vấn của truyền thông nước ngoài -hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản – vào tháng 12/2017.
Có khá nhiều chủ đề được Trương Tấn Sang đề cập trong bài trả lời phỏng vấn như vào năm 2016 Việt Nam đã bỏ kế hoạch xây những nhà máy điện nguyên tử đầu tiên với sự trợ giúp của Nhật Bản và Nga, tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Ðông. Nhưng nội dung có lẽ đặc biệt nhất mà ông Sang nêu ra là ông bày tỏ hy vọng Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong cuộc tranh chấp. Ông cho rằng, quan điểm của Nhật Bản rất gần với Việt Nam. Về kinh tế, ông Sang ca ngợi Nhật Bản đóng vai trò tích cực trong tiến trình toàn cầu hóa, đặc biệt sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rút khỏi Hiệp Ðịnh Ðối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trương Tấn Sang được xem là một trong số hiếm hoi các đời “cựu tứ trụ” còn giữ vai trò và ảnh hưởng trong chính trường Việt Nam sau khi đã chính thức rời bỏ quyền lực.
Nếu so sánh với các “tứ trụ” của khóa cũ là Nguyễn Tấn Dũng (thủ tướng) và Nguyễn Sinh Hùng (chủ tịch quốc hội) mà hầu như vắng bóng từ sau khi về hưu đến nay, mật độ xuất hiện của Trương Tấn Sang là dày đặc hơn hẳn. Không những thế, ông Sang còn có vài chuyến công du nước ngoài, như Lào, được tháp tùng bởi một số quan chức cao cấp đương nhiệm – hiện tượng rất hiếm hoi mà chắc chắn đã không thể xảy ra nếu không được sự đồng ý của ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư đảng.

Từ sau đại hội 12, đã có nhiều đồn đoán và cả thông tin mang độ tin cậy cao về việc ông Trương Tấn Sang đóng vai trò “cố vấn cao cấp” cho Tổng bí thư Trọng, chủ yếu “trấn” khối Nam Bộ để mang lại sự yên tâm cho ông Trọng về miền đất chịu khá nhiều ảnh hưởng của ông Nguyễn Tấn Dũng thời còn là thủ tướng.
Vì sao Trương Tấn Sang lần đầu tiên “tái xuất” trước truyền thông quốc tế vào thời điểm này, không phải trả lời phỏng vấn một hãng truyền thông quốc tế nào khác mà với hãng thông tấn Nhật, và đặc biệt ông đã đề cập đến “kênh Nhật”?
Cần điểm lại một số sự kiện quốc tế từ đầu năm 2017 đến nay.
Cuối tháng 2/2017, một hiện tượng chính trị được xem là đặc biệt đã diễn ra: Nhật hoàng và Hoàng hậu tới Hà Nội trong chuyến thăm lần đầu và được xem là có tính “biểu tượng cao”.
Cho dù truyền thông tại Việt Nam mô tả chuyến thăm của Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu không mang tính chất chính trị hay thúc đẩy kinh tế mà mang ý nghĩa giao lưu hữu nghị giữa hai quốc gia, nhưng một cựu đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản là ông Nguyễn Phú Bình lại mô tả: “Nhật hoàng và Hoàng hậu đi thăm nước nào thì hẳn là nước đó phải có quan hệ đặc biệt lắm”.
“Quan hệ đặc biệt” như thế nào?
Vào tháng 6/2016, nhân vật vừa nhận chức vụ thủ tướng Việt Nam là ông Nguyễn Xuân Phúc đã đi Nhật để dự Hội nghị G7 mở rộng. Theo một số tin tức từ giới ngoại giao, ông Phúc đã mời Nhật hoàng thăm Việt Nam “vào một thời điểm thích hợp”.
Song chính vào khi đó, một số trong giới phân tích kinh tế đã tỏ ra khá đồng thuận trong nhận định rằng tân thủ tướng Việt Nam dường như đã không rơi vào hoàn cảnh thích hợp để lãnh nhiệm chức vụ thủ tướng. Sau nhiều năm êm ả làm cấp phó cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Phúc đang phải gánh quá nhiều khó khăn kinh tế và xã hội – di họa từ thời chính phủ trước. Cùng lúc, ông Phúc phải đối phó với không ít đối thủ chính trị đã lộ diện hoặc còn chìm ẩn nhưng đều “tỏ ra nguy hiểm”. Thành công hay thất bại chính trị của Thủ tướng Phúc sẽ tùy thuộc phần lớn vào những chuyến công du đối ngoại để làm sao vay được tiền và xin được viện trợ không hoàn lại.
Nhật Bản lại là quốc gia tỏ ra hào phóng nhất trong chính sách cung cấp viện trợ ODA cho Việt Nam. Từ năm 1992 khi cơ chế ODA được Nhật nối lại với Việt Nam, cho tới nay Nhật đã cung cấp cho Hà Nội khoảng 25 tỷ USD. Ngay vào thời gian những năm 2015 và 2016 khi các chủ nợ lớn nhất của Việt Nam là Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng phát triển Á châu đồng loạt tuyên bố Việt Nam không còn được vay tín dụng với lãi suất ưu đãi và thời gian ân hạn kể từ tháng 7/2017, Nhật Bản vẫn “trung thành” với Việt Nam khi tiếp tục đều đặn rót vào nước này từ 1 – 1,5 tỷ USD hàng năm cho các công trình xây dựng hạ tầng cơ sở.
Nhật Bản cũng là quốc gia có lượng đầu tư đổ vào Việt Nam khá lớn và ổn định cho tới nay, bất chấp hiện tượng một số công ty bao gồm cả doanh nghiệp Mỹ đang bắt đầu rút vốn đầu tư khỏi Việt Nam.
Không loại trừ do mối quan hệ “đặc biệt” về kinh tế và viện trợ như thế, vào tháng 4/2016 lần đầu tiên 3 tàu chiến Nhật đã cùng tập trận với Hải quân Việt Nam ngay tại khu vực biển Đà Nẵng, để sau đó tàu Nhật nghiễm nhiên tiến vào cảng Cam Ranh mà nghe nói thủ tục vào cảng đã được phía Việt Nam đơn giản hóa so với tàu Mỹ cũng vào Cam Ranh…

Nhưng sẽ là xúc phạm thái quá nếu cứ luôn cho rằng đối với giới lãnh đạo Việt, tiền mới là tất cả. Hoàn cảnh mới tư duy mới. Từ sâu thẳm trong tâm thức một bộ phận của giới chính khách Việt Nam, không chỉ tiền mà còn như đang trỗi dậy nhu cầu “đồng minh với Nhật”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét