Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Khi giáo dục cũng theo định hướng xã hội chủ nghĩa


VNTB - Khi giáo dục cũng theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Reply
forums, giáo dục định hướng, news, Trúc Mai, VNTB, xhcn
23.12.17




Trúc Mai (VNTB) “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp” (Thân Nhân Trung, Bài ký đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba).


Đồng hồ nợ công của Việt Nam, tính đến chiều Chủ nhật 17-12-2017, là trên 53 triệu đồng/ người [https://donghonocong.com/] Một trong những nguyên do khiến người Việt Nam phải gánh khoản nợ công cao ngất ngưỡng như vậy, là vì bộ máy quản trị quốc gia yếu kém.

Có thể nói, một đất nước giàu mạnh về mọi mặt cần thiết phải có những con người tài giỏi, những cá nhân có năng lực, có tài, có trí tuệ thực sự. Bên cạnh tài năng thì đức độ, nhân cách cùa họ sẽ giúp họ biết sử dụng cái tài của mình vào những mục đích tốt đẹp, họ sẽ tạo ra những giá trị hữu ích cho cuộc sống.

Để có được cái tài và cái đức, căn cơ nhất thì vẫn là cái sự học. “…Tôi đi học cốt nhất là biết luân lý, cho hiểu cách ăn ở để thành được người con hiếu thảo và người dân lương thiện” (Quốc văn giáo khoa thư).


Nền giáo dục theo định hướng xã hội chủ nghĩa?


“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 2, Luật Giáo Dục 2005).


Thế nào là nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa? Một khái niệm quá cao siêu tới mức mù mờ. Với những mục tiêu đề ra trong luật giáo dục, chắc hẳn nền giáo dục rất được coi trọng? Thật không quá khó để tìm câu trả lời cho vấn đề này. Chỉ cần tốn một ít thời gian đọc báo hoặc gõ vào tìm kiếm trên thanh google, sẽ dễ dàng nhìn thấy những mẩu tin như Cô giáo véo tai học sinh, thầy giáo dâm ô với học sinh, trẻ mầm non bị bạo hành….


Hoặc như một sự kiện được nhiều giáo viên, học sinh cũng như phụ huynh “tám” với nhau đó là vấn đề thay đổi chữ viết. Công trình nghiên cứu của ông giáo sư tốn nhiều công sức, thời gian và tâm huyết, công tâm mà nói thì đáng được tôn trọng nhưng xét về mặt hiệu quả cũng như thực tế thì nó hoàn toàn không phù hợp.


Thay vì tốn thời gian, tiền bạc vào những dự án nghiên cứu khoa học phi thực tế, tại sao những người học thức cao như ông phó giáo sư, như bà tiến sĩ Đoàn Hương lại không đầu tư vào những công trình thiết thực hơn?





Chia sẻ với phóng viên VNTB, cựu giáo sư Sử - Địa Trần Minh Quốc nói: “Giáo dục của ngày xưa là nền giáo dục khai phóng. Chính trị phải đặt bên ngoài cánh cửa học đường”. Như để minh chứng cho lời của thầy Quốc, một cựu sinh viên trường đại học Văn Khoa chia sẻ: “Ngày xưa chúng tôi được học nhiều thứ, trong đó có cả Mác Lenin, đi học như đi xem kịch vậy, chứ không có chán hay buồn ngủ như bây giờ”.


Hoặc nói như lời của một sinh viên ngành Thú y: “Mấy năm trước, thời còn đi học phổ thông, mình cũng quậy phá, đánh nhau tùm lum. Giờ về lại quê, nhìn đám trẻ lớp 8, lớp 9 thấy ngán quá. Còn hơn mình ngày trước, toàn cầm dao cầm rựa, né cho an toàn”.


Hệ lụy tất yếu của 'định hướng' xã hội chủ nghĩa?


Từ ngày xưa, ông bà đã từng dạy: “Gieo gì gặt đấy”. Khi một nền giáo dục không được coi trọng thì hàng loạt những vấn đề xảy ra. Đó là những mẩu tin như dâm ô với trẻ em (điển hình như vụ việc tại trường Lương Thế Vinh - Thủ Đức…), các tin về bạo lực học đường (bạn bè tranh giành bạn gái mà đánh nhau, xích mích đâm nhau…); hoặc như sự kiện mới xảy ra ở Bình Dương, một thanh niên miền Bắc cầm cọc tiền đòi “chọi chết hết dân miền Nam”. Đó là những con người nghĩ mình có ăn có học, có quen biết về làm ông này bà nọ rồi quay sang làm khó dễ chính những người hàng xóm, bà con của mình…


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Với việc thờ ơ trong giáo dục; chỉ dạy những kiến thức cứng, khó áp dụng vào thực tế; không tập trung vào những giá trị nhân bản; chảy máu chất xám; không toàn diện, khai phóng, chính trị còn can thiệp quá nhiều vào giáo dục… thì Việt Nam liệu sẽ có cơ hội sánh vai với các cường quốc năm châu?


Ngẫm nghĩ về cái sự học ngày nay, các em học sinh không những đi học con chữ, đi học cái lễ nghĩa… mà còn phải mang trong mình cái trọng trách cao cả là hình thành nên tính cách con người theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ôi sao thấy nhớ cái “thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường - yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ” quá chừng đi được…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét