Thứ Tư, 1 tháng 2, 2017

Sự toàn trị kết hợp với quyền lực tập thể: hai con “dớp” cay đắng của Việt Nam


Hiện Hữu - Sự toàn trị kết hợp với quyền lực tập thể: hai con “dớp” cay đắng của Việt Nam

Đăng bởi Ha Tran on Wednesday, February 1, 2017 | 1.2.17



Kiểm soát tất cả mọi thứ và dùng quyền lực tập thể để trù dập những người trái quan điểm với tập thể quyền lực là biểu hiện của một thể chế chính trị toàn trị và của một tình trạng văn hóa nghẹt thở của một đất nước. Chẳng thể tách bạch hai cái vế này làm riêng rẻ độc lập với nhau được bởi lẽ chúng “cổ súy” cho nhau.





Đáng buồn là Việt Nam ta là đang lâm vào cả hai cái tệ hại đó!

Toàn trị và sự độc tài của tập thể là hai người bạn song hành với nhau, chúng là công cụ tuyệt vời để kìm hãm sự tiến lên tự do dân chủ của một đất nước và thể chế nào muốn sự chuyên chính, muốn nắm trong tay quyền lực tuyệt đối và lâu dài thì chừng nào còn lợi dụng được hai cái vế này thì chừng đó còn yên vị, tha hồ thi hành quyền lực áp chế lên xã hội, chúng có thể khiến cho các nhà cầm quyền độc tài rà soát và san phẳng tất cả những “gồ ghề” “lồi lõm” về mặt chính trị.

Một đất nước có truyền thống là đề cao tính tập thể cộng đồng vốn có của phương Đông và có truyền thống lịch sử chính trị chuyên chế lâu dài như Việt Nam thì càng có điều kiện để vừa có một thể chế chính trị vốn có bản tính tập quyền chuyên chính và được bảo vệ bởi tính tập thể cực đoan.

Thứ nhất là do ý muốn kiểm soát tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nên buộc thể chế chính trị Việt Nam hiện nay phải bảo đảm có sự tập trung quyền lực vào tay một cực duy nhất do đảng CS chỉ huy nên có thể thấy bất cứ mọi lĩnh vực từ dân sự đến quân sự đều trên thực tế là chịu sự kiểm tra của Đảng CS, ở nơi đâu cũng có cấp ủy như là một vệ tinh từ xa của trung ương, là cánh tay dài của đảng cầm quyền nơi mọi lĩnh vực xã hội, bảo đảm không có một ai có thể “lọt lưới”, không ai có thể dám khác biệt về “màu cờ sắc áo”, với quan điểm, chủ trương của hệ thống chính trị của đảng cầm quyền.

Thứ hai là với một hệ thống được bảo đảm việc thi hành quyền lực có thể lan rộng đến hang cùng ngõ hẻm như vậy thì sự cần thiết của tính tập thể vốn tồn tại đã lâu trong lòng xã hội Việt Nam sẽ càng khiến cho mọi công việc thi hành quyền lực của hệ thống chính trị tập quyền được suôn sẻ, mọi quyết sách đều có thể được đa số đồng thuận, các cá nhân trong hệ thống chính trị dẫu có những dị biệt về quan điểm với tập thể thì cũng là không đáng kể, lợi ích của số đông tập thể luôn được bảo đảm và gắn liền với lợi ích của đảng cầm quyền, của hệ thống chính trị, hai cái này đi liền với nhau, trái với tập thể cũng là trái với lợi ích của cả thể chế, chẳng ai có thể tách rời, ly khai khỏi hệ thống mà lợi ích đã gắn chặt với họ trừ phi phải là những người cực kỳ “cấp tiến” mới có thể có dũng khí làm được.

Hơn nữa, bàn thêm về tính tập thể thì có thể nói thời kỳ mà Việt Nam dưới thể chế chính trị một đảng cầm quyền duy nhất mà được nhắc đến bởi sự chỉ huy của tập thể và cá nhân phụ trách nhưng thực chất là trông cậy tất cả vào ảnh hưởng của những lãnh đạo tối cao như Lê Duẩn, Trường Chinh. v.. v.. đã xuất hiện vào thời kỳ trước đây của miền Bắc Việt Nam và các quốc gia cộng sản khác (tương tự như Trung Quốc thì có Mao Trạch Đông). Nhưng giờ đây thời kỳ đó đã qua và bây giờ hệ thống chính trị có xu hướng rơi vào tập thể thật sự theo cái nghĩa là những người đứng đầu hệ thống chính trị không còn có tiếng nói, quyền lực, sức ảnh hưởng gần như tuyệt đối đối với nội bộ Đảng CS như các tiền nhân của họ mà giờ đây thì ở Việt Nam trong các hoạt động chính trị, thi hành quyền lực thì có xu hướng tản vào các ban bệ tối cao của hệ thống chính trị, thể hiện tính tập thể thống trị thật sự (chỉ trong nội bộ hệ thống chính trị, giữa các đảng viên hay cảm tình viên với nhau mà thôi) và nhưng vẫn phải bám chặt lấy lợi ích của đảng cầm quyền, của cả thể chế, tức là dẫu có như thế nào đi nữa thì cũng không thể vượt quá được mức trần: đó là sự cầm quyền của đảng cầm quyền gắn liền với lợi ích tập thể, những cá nhân chỉ huy có thể được có bị hạn chế về ảnh hưởng, về quyền lực nhưng quyền lực của đảng, của cả hệ thống chính trị là vô biên.

Như vậy, có thể thấy là tính tập thể đã bị cực đoan hóa, bởi lẽ nó bảo vệ quyết liệt cho sự tập quyền lực vào trong tay một cực duy nhất, mà điều này lại bảo vệ lợi ích cho tập thể đó và cũng như chúng ta đã biết thì trong lịch sử chính trị thì con người đã luôn ghi nhận một điều đó là quyền lực càng được tập trung đến đâu thì chủ thể quyền lực càng dễ bị tha hóa.

Thế nên, não trạng của Việt Nam về chính trị và về văn hóa là khiến cho chữ tự do chỉ là niềm mong ước. Nếu không có kinh nghiệm bề dày làm quen với những giá trị như là tự do cá nhân, quyền của thiểu số thì chính trị Việt Nam thì chỉ có thể để tính tập thể cứ thế lấn lướt và chắc chắn đó không phải là một tập thể có thể mất đi tính cực đoan của nó vì lợi ích của là phải đi kèm với việc thủ tiêu những sáng tạo, những cải cách chạm đến lợi ích của nó, nó khiến cho những cái riêng biệt phải hòa tan, tiến đến sự đồng thuận với nó, vậy thì đây mảnh đất màu mỡ cho sự cực quyền về mặt chính trị, thế thì dân chủ thật sự thì cũng là điều xa vời.

Chỉ có thể lên tiếng, phản biện, đấu tranh với đồng thời cả hai thứ: đó là sự toàn trị và sự độc tài của tập thể thì mới có hy vọng cho một tương lai Việt Nam dần dần thoát khỏi bóng râm đen tối của hai thứ đó mà hướng đến những giá trị tiến bộ.

Có thể nói tự do là mục tiêu quan trọng của những suy nghĩ chính trị ở những nơi mà không may khiếm khuyết, thiếu hụt nó và những phát biểu, công trình, những cuộc đấu tranh vì Tự do cả một quá trình nỗ lực của nhân loại trong chiều dài lịch sử và mưu cầu về sự tự do dân chủ phải luôn là trong tiềm thức của những người trí thức, những người quan tâm đến thời cuộc, phải giành lấy tự do dân chủ cho Việt Nam.

Hiện Hữu

(Dân Luận)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét