Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Vì sao tuyên giáo đảng mở chiến dịch cổ vũ EVFTA?


VNTB- Vì sao tuyên giáo đảng mở chiến dịch cổ vũ EVFTA?
Reply
Minh Quân, news, opposite, Vì sao tuyên giáo đảng mở chiến dịch cổ vũ EVFTA?, VNTB
25.2.17
Minh Quân

(VNTB) - Không bao lâu sau tết nguyên đán 2017, một chiến dịch cổ vũ cho Hiệp định thương mại tự do giữa EU - Việt Nam (EVFTA) dường như đã được giới tuyên giáo đảng phát động.

Ảnh Công ty Tổ Chức Triển Lãm VCCI


Tuy nhiên, chiến dịch này tỏ ra tự kềm chế hơn một chút so với những tung hô bất tận trước đây về Hiệp định TPP.
Trong suốt khoảng thời gian gần 3 năm (từ giữa năm 2013 đến cuối năm 2016), giới tuyên giáo và báo chí đảng đã ra sức hy vọng vào TPP với kỳ vọng “GDP Việt Nam sẽ tăng 25% khi Việt Nam tham gia vào TPP”. Thế nhưng gần cuối năm 2016, tình hình đột ngột chuyển xấu cho giới lãnh đạo Việt Nam. Tuyên bố rút khỏi TPP của người Mỹ khiến lâu đài cát mang tên “TTP Vietnam” sụp đổ hoàn toàn. Nền kinh tế bước vào năm suy thoái thứ 9 liên tiếp của Việt Nam gần như không còn biết dựa vào đâu. Ngoài EVFTA.
EU được đánh giá là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ và luôn giúp Việt Nam xuất siêu đến 20 tỷ USD hàng năm chứ không phải luôn nhập siêu đến 30 tỷ USD mỗi năm như thương mại song phương giữa Việt Nam với Trung Quốc.
Vị thế của thị trường EU sẽ càng quan trọng đối với Việt Nam trong bối cảnh hàng Việt xuất đi thị trường Mỹ đang gặp phải rào cản đáng kể về giám định chất lượng (cá, tôm, gạo), và có thể nền kinh tế Mỹ sẽ gặp phải suy thoái nhẹ trong vài năm tới dẫn tới việc hạn chế nhập cảng từ nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Thế nhưng đối với giới lãnh đạo vừa thủ cựu vừa tham lam, đã đến lúc không phải cái gì muốn cũng có được.
Đã hơn một năm trôi qua tính từ thời điểm Tháng Mười Hai, 2015 khi EVFTA được ký kết chính thức, mọi chuyện vẫn giậm chân tại chỗ mà chưa có động tác triển khai nào tiếp theo. Kinh tế Việt Nam cũng bởi thế vẫn chưa có gì được coi là “hưởng lợi” từ EVFTA.
Vào đầu năm 2017, một lần nữa, việc triển khai FTA giữa EU và Việt Nam được đặt ra giữa hai bên. Nhưng vào thời gian này, hoàn cảnh đã khác biệt nhiều so với một năm trước.
Nếu một năm trước, vai trò của EU trong đàm phán thương mại và đối thoại nhân quyền gắn với thương mại vẫn còn tương đối mờ nhạt trước vị trí đương nhiên của người Mỹ, thì kể từ giữa năm 2016, khi bắt đầu một cuộc “chuyển giao” về vai trò đối thoại và đàm phán nhân quyền đối với Việt Nam từ Mỹ sang EU, vai trò của EU và nghị viện khối này đã dần mạnh lên.
Vào giữa năm 2016, ngay sau vụ có đến 6/15 khách mời của ông Obama bị công an Việt Nam thẳng tay chặn không cho đến gặp tổng thống Mỹ ngay tại Hà Nội, Nghị viện Châu Âu đã phát ra một bản nghị quyết lên án tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam với lời lẽ nặng nề chưa từng có.
Những ngày gần đây, đang có vài tín hiệu về việc nghị viện EU quan tâm đến nhân quyền Việt Nam, muốn gắn những điều kiện đòi hỏi phải cải thiện nhân quyền với việc thực hiện EVFTA.
Một số tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam cũng đang mở một chiến dịch vận động EU quan tâm một cách thiệt thực đến nhân quyền Việt Nam, cùng việc đề xuất những điều kiện cần như yêu cầu chính quyền Việt Nam phải xây dựng lộ trình thả các tù nhân lương tâm, chấm dút đàn áp, bắt bớ, sách nhiễu các nhà hoạt động nhân quyền và nhà hoạt động tự do tôn giáo, công nhận xã hội dân sự, công nhận tự do báo chí, ban hành luật lập hội và luật biểu tình…
Có khả năng quá trình đàm phán về thương mại và nhân quyền giữa EU và chính quyền Việt Nam sẽ diễn ra trong quý đầu năm 2017, cùng với thái độ cứng rắn hơn trước và có kết quả hơn của phía EU.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét