Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Vì sao phe thân Mỹ thất bại trong vụ Formosa?


Nguyễn An Dân - Vì sao phe thân Mỹ thất bại trong vụ Formosa?

Đăng bởi Elvis Ất on Tuesday, February 28, 2017 | 28.2.17




Ông Hoàng Trung Hải

Như đã nói trong các kỳ trước, việc thành lập và xây dựng, chuẩn bị đi vào vận hành của FHS có nhiều dấu hiện chính trị đáng ngờ, chúng ta sẽ đánh giá để có thêm cái nhìn toàn cảnh. Những dấu hiệu này có trước cả khi FHS xả thải.


1/ Xin nói rõ là FHS không thiếu tiền, và cả tổng thầu EPC của nó là tập đoàn MCC Trung Quốc cũng không thiếu tiền, nhưng rất khó hiểu là FHS lại làm công văn và được phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ký cho phép FHS được vay gấp 4 lần tổng vốn thực bỏ ra đầu tư từ các ngân hàng trong nước của Việt Nam, nghĩa là nếu FHS vứt ra 1 đồng vào dự án thì được lấy 1 đồng đó làm cơ sở đi vay tiếp 4 đồng khác.


Có ý kiến nói rằng làm ăn thì vay là bình thường thì cũng đúng, nhưng vấn đề bất thường là chính phủ vì sao không công bố là có chứng thư bảo lãnh của các ngân hàng quốc tế bảo lãnh cho FHS, liệu có sự bảo lãnh này không ? Và FHS có gì để các ngân hàng VN thanh lý khi dự án phá sản ngoài đống sắt vụn, vì mặt bằng 2000 hecta đất cũng là thuê của Việt Nam mà thôi.


Như vậy có phải rõ ràng là FHS muốn vay vốn là để đảm bảo rằng dù bất kỳ tình huống nào thì phía VN cũng rất khó để đóng cửa dự án, vì phía VN đã có cùng "đặt tiền" trong dự án.


Thông thường khi đầu tư 1 dự án có nhiều rủi ro được biết trước, tất cả các bên tham gia đều phải có góp tiền, dù ít dù nhiều để ràng cột trách nhiệm bảo vệ cho nhau.


2/ Bộ luật hình sự 2015 có những đổi mới mà bộ luật 1999 không có, như Quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với một số loại tội phạm về môi trường đã bị hõan thi hành từ tháng 7/2016, liệu có phải để ngăn chặn 1 khung pháp lý có thể được dùng để xử lý FHS hay không ? Thành thử đến bây giờ cũng không có luật để xử lý pháp nhân FHS.


Thành thử tôi nghe có tin rằng sau khi chính phủ VN buộc FHS vào bàn thương lượng bồi thường, họ từng thách thức VN cứ kiện ra trọng tài quốc tế, vì họ biết rõ chúng ta chưa có luật xử họ.


3/ Sự kiện giàn khoan HD 981 tháng 5/2014 song song với 2 vụ bạo động lớn tại Đồng Nai, Bình Dương, Hà Tĩnh thì có 2 trong 3 địa bàn có trụ sở dự án của Formosa, sự trùng hợp này nói lên điều gì ?


4/ Sự đấu đá quyết liệt của phe thân Mỹ và phe thân TQ trong đảng CSVN kết thúc bằng thất bại của phe thân Mỹ. Lẽ ra đến tháng 7/2016 thì mới mãn nhiệm kỳ, nhưng ngay sau Đại Hội 12 thì có một sự thúc đẩy ngầm buộc nhiều người trong số họ phải rời chính trường. Hết tháng 3/2016 họ nghỉ thì lập tức vào tuần thứ 2 của tháng 4/2016 xảy ra cá chết, liệu có liên quan gì không ?


5/ Đường ống xả thải của FHS chôn xuống biển là trái luật, ban đầu bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà cũng nói thế, nhưng sau đó ông đổi giọng, không có yếu tố chính trị thì lám sao một bộ trưởng dám phát ngôn ngồi trên pháp luật như thế


6/ Ngay từ khi có cá chết, có quan chức cấp bộ nói rằng không thể vào kiểm tra FHS khi họ không cho phép. Một mặt thì đổ thừa cho thủy triều đỏ. Cho đến khi Bộ Công An chính thức thông báo điều tra thảm họa thì các quan chức mới đổi giọng. Vì đâu mà FHS được bảo kê như thế ?


7/ Rất nhiều quan chức cấp ủy viên TW và cấp tỉnh ủy ở các tỉnh tích cực đi ăn hải sản nhằm..chứng minh cá chết không do nhiễm độc là vì động cơ gì trước khi Bộ Công An lên tiếng sẽ điều tra ?


Ông Hoàng Trung Hải đã về làm bí thư thành ủy HN, ra khỏi vị trí phó thủ tướng chỉ đạo trực tiếp cho dự án, nhưng các cơ quan bộ ngành vẫn bị áp lực khi có thảm họa. Nói rằng các dấu hiệu liệt kệ như vậy cho thấy có 1 thế lực đen bao che cho dự án, mạnh hơn cả ông Hoàng Trung Hải đã đứng ra tính toán và dùng FHS làm trò chơi chính trị có gì là sai ?


Có quá nhiều trùng hợp ngẫu nhiên như đã liệt kê trong 7 điểm ở trên, nhưng ở bàn cờ chính trị cấp cao, người ta không chấp nhận nghe về giải thích là do yếu tố ngẫu nhiên.


Tôi không tin rằng thế lực của 1 người, dù là phó thủ tướng và sau đó là ủy viên BCT, đủ sức "gây ra ngẫu nhiên" 7 dấu hiệu như trên.


P/s : cùng nhau nói


Nguyễn An Dân


(FB Nguyễn An Dân)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét