Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Vụ Bob kerry: Ai đó muốn lèo lái dư luận đến đâu?


VNTB- Vụ Bob kerry: Ai đó muốn lèo lái dư luận đến đâu?
Reply
opposite, Thiên Điểu, VNTB, Vụ Bob kerry: Ai đó muốn lèo lái dư luận đến đâu?
10.6.16
Thiên Điểu


(VNTB) - Ẩn sau điều đó là gì nếu như không phải để lái dư luận theo hướng khác nhằm thay thế sự quan tâm tới vụ biển miền Trung bị đầu độc mấy tháng qua đến nay vẫn úp úp mở mở không chịu công bố nguyên nhân?



Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh mời tàu Trung Quốc vào Cam Ranh. Bức ảnh này có mối liên quan nào với vụ Bob Kerry đang quá ồn ào?


Món nợ lịch sử


Gần đây, câu chuyện Chính phủ Mỹ cử ông Bob Keyrey làm Chủ tịch Đại học Fulbright tại Việt Nam được báo chí lề phải xăm soi một cách có chủ ý. Ít nhiều gây ra hiệu ứng tranh cãi vốn có trên cộng đồng mạng – nơi được cho là mặt trận công khai giữa quan điểm lề đảng và quan điểm lề dân. Bản thân tôi, điều quan tâm theo dõi và cho rằng quan trọng hơn là thái độ của chế độ VN hiện nay với các diễn biến xung quanh vụ biển miền Trung bị đầu độc và quan hệ Việt – Trung - Mỹ sau chuyến đi của ông Obama tới Việt Nam chứ không phải việc tranh cãi về nhân sự một trường Đại học.


Tuy nhiên, khi các báo lề phải cứ lần lượt đăng tải, ngày càng khoét sâu hơn những nội dung gắn với một việc tưởng chùng như quá đỗi bình thường, quá dễ hiểu thì cái cay đắng, chán chường gia tăng không thể chấp nhận nên tôi đành viết ra những suy nghĩ của mình.


Hãy thôi đi những thủ đoạn dẫn dắt lừa mị với ý đồ bẩn thỉu !


Điều đầu tiên tôi có thể khẳng định việc “bươi móc” ông Bob Keyrey là cựu binh tham gia vụ thảm sát Thạnh Phú (Bến Tre) trước đây là một chiêu trò dẫn dắt truyền thông có chủ ý. Tại sao?


Nếu kể đến những vụ thảm sát liên quan quân đội Mỹ ở Việt Nam thì vụ Thạnh Phú nhỏ và ít người biết đến so với vụ Mỹ Lai (Quảng Ngãi) rất nhiều. Vụ Mỹ Lai từng là “cái đinh” truyền thông gây nhức nhối để thúc đẩy lòng thù hận, quyết tâm đánh Mỹ trong suốt cuộc chiến từ khi nó xảy ra vào ngày 16 tháng 3 năm 1968 cho tới tháng 4 năm 1975 và tới tận ngày nay. Tổng số nạn nhân lên tới 504 người như các số liệu đưa tin. Nó đã dẫn đến việc một Tòa án Mỹ đưa ra kết tội một số cựu binh là sĩ quan, binh lính trực tiếp tham gia cùng những cáo buộc tội ác với cựu Tổng thống Mỹ R.Nixon.


Tội ác thì dù lớn hay nhỏ vẫn là tội ác. Không ai không hiểu điều đó và không ai cũng không biết một triết lý đơn giản “Thù hận là nguyên nhân đẻ ra tội ác”. Chiến tranh luôn đi kèm những mất mát xương máu và tội ác lẫn lộn với vinh quang. Điều quan trọng là thái độ, cách nhìn nhận mỗi sự việc sau khi kết thúc chiến tranh như thế nào, ứng xử với nó ra sao. chứ không phải lợi dụng nó để lấp liếm những ý đồ đen tối hòng lợi dụng.


Vụ thảm sát Mỹ Lai đã được khai thác triệt để một cách dã man trên nỗi đau của người dân Việt Nam nói chung và thân nhân các nạn nhân nói riêng để đạt được thắng lợi năm 1975 và bình thường hóa quan hệ Mỹ - Việt ngày nay. Tại sao vụ Thạnh Phú bỗng dung lại được khơi lên đúng vào thời điểm này ? Nó có đơn giản chỉ vì cái tên cá nhân ông Bob Keyrey - người được cử làm Chủ tịch một trường đại học Mỹ ở Việt Nam trong khi cái trường Đại học ấy là do Chính phủ Việt Nam mời mọc và nằm trong các thỏa thuận đàm phán của hai Chính phủ ?


Một điều rất rõ ràng mà ai cũng thấy: Việc ông Bob Keyrey sang Việt Nam cùng với một nền giáo dục nổi tiếng là một giá trị thiết thực, có ý nghĩa hơn rất nhiều 504 bông hồng mà cựu binh Billy Kelly mang tới khu tưởng niệm Mỹ Lai mỗi năm. Nó cũng là thông điệp nhân văn, cụ thể chứ không chỉ là lời nói suông như quan chức Việt Nam rao giảng về “đạo đức, truyền thống, tha thứ ; hàn gắn vết thương..” đầy rẫy mỗi ngày.


Ý đồ dẫn dắt dư luận thể hiện rất rõ ràng khi với môi trường truyền thông và thực tế ở Việt Nam thì chẳng mấy ai biết tới cái tên Bob Keyrey nếu không có ai đó “bật đèn” và báo chí cố tình soi mói om xòm lên. Ẩn sau điều đó là gì nếu như không phải để lái dư luận theo hướng khác nhằm thay thế sự quan tâm tới vụ biển miền Trung bị đầu độc mấy tháng qua đến nay vẫn úp úp mở mở không chịu công bố nguyên nhân? Sâu xa hơn, quan trọng hơn là động thái của chính quyền Việt Nam hiện nay với vận mệnh đất nước gắn liền với Biển Đông đang ngày càng nóng, ngày càng nguy hiểm hơn?


Sau cái hớn hở, ồn áo khi ông Obama tới Việt Nam, rồi tuyên bố đầy bất ngờ việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương làm nức lòng người thì việc truyền thông lề trái phanh phui ra thông điệp kèm theo về đòi hỏi sự cải thiện nhân quyền mà truyền thông lề phải cắt bỏ, ém nhẹm.. đã khiến chế độ ít nhiều lúng túng. Đây cũng chính là lý do duy nhất để lý giải về thái độ của chính quyền trong cuộc đón tiếp nguyên thủ siêu cường số 1 thế giới vừa qua. Họ biết quá rõ mọi chính sách có lợi cho Việt Nam đến từ Mỹ đều sẽ gắn với cái thứ mà chính quyền sợ nhất: Chính sách về quyền con người – Nhân quyền. Nó cũng là lý do duy nhất để lý giải thái độ “lạ” của phái đoàn quốc phòng Việt Nam tại Hội nghị Diễn đàn Shangri La mới vài ngày qua: Những phát ngôn của đoàn Việt Nam tiếp tục giữ nguyên ý tứ nửa vời, thậm chí có phần nghiêng về Trung Quốc - đối tượng đang xâm hại chủ quyền Việt Nam với cơ sở rõ ràng.


Cái danh “kẻ thảm sát Thạnh Phú” được thay thế cái Chức danh Chủ tịch Fullbright của Bob Keyley được tung ra không chỉ đơn giản là lái sự chú ý của dự luận, nó còn có mục đích khác và tác dụng khác khi truyền tải cho Trung Quốc thấy chính quyền Việt Nam vẫn sẵn sàng “khó dễ” trong quan hệ Mỹ -Việt. Tất cả các nội dung trên báo chí lề phải đều khoét sâu các chi tiết nhưng gần như tuyệt đối không đề cập tới đòi hỏi bồi thường hay điều gì tương tự như với vụ Mỹ Lai hay chất độc da cam trước đây.


Chỉ để lèo lái truyền thông, những kẻ cầm bút đã cúi đầu tuân theo mệnh lệnh mà quên đi một cuộc thảm sát kinh hoàng gấp hàng trăm lần với hơn 20.000 người Việt Nam thiệt mạng năm 1979 do Trung Quốc gây ra. Quên đi 64 liệt sĩ ngã xuống giữa biển trên Đảo Gạc Ma, nơi Trung Quốc ngày nay đã xây dụng sân bay đè lên xương cốt của họ. Quên đi hàng triệu ngư dân Việt Nam mỗi ngày đối mặt với đói nghèo, hiểm nguy bởi đâm tàu, cướp của, đánh người, môi trường biển bị hủy hoại đều đến từ cái tên Trung Quốc !


Môi trường biển bị nhiễm độc, chậm công bố sẽ gây ra nguy hại chết người cũng là tội ác ! An ninh, chủ quyền đất nước bị xâm hại, đe dọa nhưng không lo, chỉ lo bưng bít và che giấu vì quyền lợi chính trị cũng là tội ác ! Hãy dừng lại những ý đồ đen tối, những thủ đoạn xấu xa mà nhìn lại đất nước, nhân dân.



Một đáng buồn khác là ngay cả phong trào dân chủ, truyền thông mạng cũng vẫn tiếp tục phản ứng thụ động theo sự dẫn dắt ấy bằng những tranh cãi vụn vặt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét