Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Nghị viện Châu Âu ra Nghị quyết về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam


VNTB - Nghị viện Châu Âu ra Nghị quyết về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam
Reply
democracy, Nghị viện Châu Âu ra Nghị quyết về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam,VNTB, Vũ Quốc Ngữ
10.6.16

Thông cáo báo chí của Nghị viện Châu Âu, ngày 09/6/2016
(Người dịch: Vũ Quốc Ngữ)



Ảnh Nghị viện châu Âu
Ngày thứ Năm (09/6/2016), Quốc hội Châu Âu đã thông qua ba nghị quyết không tán thành với việc đàn áp phe đối lập và người hoạt động nhân quyền ở Campuchia, kêu gọi Tajikistan cho phép các nhóm đối lập, luật sư và nhà báo được hoạt động một cách tự do, và thúc giục Việt Nam chấm dứt ngay lập tức việc sách nhiễu, hăm dọa, và đàn áp các nhà hoạt động chính trị, các nhà báo, các blogger, các nhà đối kháng và người bảo vệ nhân quyền.

Nghị quyết về Việt Nam:
Nghị viên của Nghị viện Châu Âu phàn nàn về vi phạm nhân quyền đang diễn ra tại Việt Nam, bao gồm cả "đe dọa chính trị, sách nhiễu, hành hung, bắt bớ tùy tiện, kết án tù với những bản án nặng nề và xét xử không công bằng đối với những người bất đồng chính kiến, nhà báo, blogger, và người bảo vệ nhân quyền", và kêu gọi Chính phủ Việt Nam "ngay lập tức dừng lại tất cả những hành động sách nhiễu, hăm dọa, và đàn áp" đối với các cá nhân trên.
Các nghị viên thuộc Nghị viện Châu Âu lưu ý về “mức độ bạo lực gia tăng đáng lo ngại nhằm vào người biểu tình Việt Nam ở phạm vi cả nước trong tháng 5 năm 2016, những người bày tỏ sự tức giận của họ” trong vụ việc thảm họa sinh thái ảnh hưởng đến nguồn cá quốc gia. Chính phủ Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do hội họp phù hợp với nghĩa vụ nhân quyền quốc tế, các kết quả của cuộc điều tra về thảm họa môi trường phải được công bố và những người có trách nhiệm phải chịu trách nhiệm, những nhà làm luật Châu Âu nói thêm.
Nghị quyết cũng kêu gọi Chính phủ Việt Nam chấm dứt đàn áp tôn giáo, sửa đổi pháp luật về tình trạng của các tôn giáo thiểu số và thu hồi dự thảo thứ năm của dự luật về tín ngưỡng, tôn giáo, hiện đang được thảo luận tại Quốc hội, vì nó "không tương thích với các chuẩn mực quốc tế về tôn giáo và tự do tín ngưỡng".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét