Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

UB BẢO VỆ NHÀ BÁO LÊN TIẾNG MẠNH MẼ VỀ VỤ ÁN BA SÀM


UB BẢO VỆ NHÀ BÁO LÊN TIẾNG MẠNH MẼ VỀ VỤ ÁN BA SÀM





Blogger Anh Ba Sàm bị giam giữ hơn 18 tháng không xét xử

Defend the Defenders
22-11-2015

“Việt Nam sẽ không bao giờ được xem và đối xử như một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế khi bắt giữ tùy tiện và giam giữ ngược đãi tiếp tục được thực hiện theo các điều luật vô lý về chống đối nhà nước.”
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) – ngày 19 tháng 11 năm 2015
Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho hai blogger Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy, ông Shawn Crispin, đại diện cao cấp của tổ chức này ở Đông Nam Á nói.

“Việt Nam sẽ không bao giờ được xem và đối xử như một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế khi bắt giữ tùy tiện và giam giữ ngược đãi tiếp tục được thực hiện theo các điều luật vô lý về chống đối nhà nước.”

CPJ 19 tháng 11 năm 2015
Bangkok - Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) kêu gọi các cơ quan chức năng ở Việt Nam ngay lập tức trả tự do cho Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thủy, là hai người đã bị giam giữ trong trại giam không xét xử kể từ ngày 05 tháng 5 năm 2014 về tội chống nhà nước do có các bài báo được đăng trên trang tin tức Ba Sàm của họ và các trang blog khác. Sức khỏe của ông Vinh đã suy giảm do điều kiện khắc nghiệt ở trại giam, vợ ông là Lê Thị Minh Hà nói với CPJ qua thư điện tử.

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho hai blogger Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy, ông Shawn Crispin, đại diện cao cấp của tổ chức này ở Đông Nam Á nói.

“Việt Nam sẽ không bao giờ được xem và đối xử như một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế khi bắt giữ tùy tiện và giam giữ ngược đãi tiếp tục được thực hiện theo các điều luật vô lý về chống đối nhà nước.”

Bà Minh Hà cho biết bà đã đến thăm chồng vào ngày 22 tháng 10 tại Trại giam B-14 ở thủ đô Hà Nội. Theo đơn khởi kiện và yêu cầu kháng cáo khẩn cấp riêng biệt mà bà đã gửi chính quyền yêu cầu trả tự do cho ông Vinh, ông Vinh bị phát ban ở các bộ phận chân, vai, lưng và mông. Yêu cầu kháng cáo khẩn cấp cho biết tình trạng của ông là khả năng có triệu chứng của rối loạn gan và máu do thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên.

Đầu năm nay, bác sĩ ở trại giam đã kê cho ông một đơn thuốc thảo dược, nhưng việc điều trị bị dừng sau 4 ngày cho dù các triệu chứng vẫn còn, bà Minh Hà cho biết. Bà kiến nghị cho phép ông Vinh được điều trị ở bệnh viện và được tiếp cận với y học. Đơn cũng đề nghị cho phép ông Vinh được đọc sách và có giấy bút cũng như được giữ các bức ảnh của gian đình.

Cho tới nay nhà chức trách đã không đáp ứng với bất kỳ yêu cầu nào nêu trong đơn yêu cầu trả tự do cho ông Vinh, bà Minh Hà đã nói với CPJ bằng email thông qua một người phiên dịch. Bà cho biết Vinh đang bị giam cùng với một người mà người này thường xuyên đe dọa ông. Bà cho biết bà không nhận được bất kỳ thông tin về tình trạng sức khoẻ của Thúy, người đang bị giam giữ tại cùng trại giam.

Ông Vinh và bà Thúy đã bị buộc tội “lợi dụng tự do dân chủ để gây hại đến lợi ích của nhà nước,” một hành vi phạm tội chống nhà nước theo Điều 258 của Bộ luật Hình sự của Việt Nam, liên quan đến 24 bài đăng ở trang AnhBaSam và các trang blog độc lập khác. Tội danh này có mức án cao nhất là 7 năm. Chính quyền Việt Nam sử dụng luật này để kiềm chế những lời chỉ trích và bắt bớ các blogger độc lập, theo nghiên cứu của CPJ.

Theo Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, nghi can về các tội phạm bị chính quyền coi là nghiêm trọng có thể bị giam tối đa là 20 tháng khi cuộc điều tra đang được tiến hành. Nhà chức trách chưa định ngày xét xử ông Vinh và bà Thúy, mà theo luật thì ngày xét xử chậm nhất là ngày 05 tháng 1 năm 2016 hoặc hai nghi can phải được trao trả tự do, bà Hà cho biết. Kiến nghị của Minh Hà đã thách thức các cơ sở pháp lý của cáo buộc chống nhà nước, vì theo bà, không có một tổ chức hay cá nhân nào đã tuyên bố hoặc chứng minh rằng 24 bài viết nói trên đã vi phạm quyền và lợi ích của họ.

Ít nhất ba blogger đã bị kết án theo Điều 258, theo tài liệu của CPJ . Việt Nam đang giam giữ ít nhất 16 phóng viên sau song sắt, theo điều tra gần đây nhất của CPJ trong tháng 12.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét