Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Thạc sĩ giáo dục Ung Thị Ca Nhã: ‘Quyết không cho khai tử, tích hợp môn Lịch sử'


VNTB - Thạc sĩ giáo dục Ung Thị Ca Nhã: ‘Quyết không cho khai tử, tích hợp môn Lịch sử'
Reply
Bộ GD-ĐT, forums, Khúc Thừa Sơn, tích hợp môn Lịch sử, Ung Thị Ca Nhã, VNTB
24.11.15

Khúc Thừa Sơn (VNTB) Dự thảo đề xuất lấy ý kiến nên hay nên tích hợp môn lịch sử THPT vào môn Công dân với Tổ quốc trong những ngày này bỗng trở nên nóng bỏng trên nghị trường Việt Nam.


Rất nhiều đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD& ĐT) trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội là giữ quan điểm nên tích hợp bởi môn lịch sử THPT hiện nay vì nội dung học trùng lắp với nhiều môn học khác, học sinh THPT có hiện tượng chán học môn lịch sử...



VNTB - Thạc sĩ giáo dục Ung Thị Ca Nhã: ‘Quyết không cho khai tử, tích hợp môn Lịch sử'

Ngược với ý kiến của các đại diện bộ GD& ĐT thì có rất nhiều ý kiến phản bác, kiên quyết phải giữ môn lịch sử vì lịch sử là gốc gác, là cội nguồn của dân tộc nên không thể xem nhẹ rồi tích hợp. Vậy vấn đề đặt ra là môn lịch sử THPT có còn tính độc lập hay không? Việc tích hợp hay không tích hợp có giải quyết được khủng hoảng việc học môn lịch sử của học sinh THPT hiện nay hay không? Từ Cần Thơ, thạc sĩ giáo dục Ung Thị Ca Nhã (ThS Ung Thị Nhã Ca) chia sẻ với Việt Nam Thời Báo (VNTB) xung quanh những vấn đề này


PV: Quan điểm của chị như thế nào về vấn đề tích hợp môn lịch sử ở THPT để chống chán môn này ở học sinh?


ThS Ung Thị Ca Nhã: Quan điểm của tôi trước sau như một là “Lịch sử là cội nguồn của dân tộc”. Học sinh chán học môn lịch sử là do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân theo tôi biết là, trong việc giáo dục (GD), tất cả phải dựa vào nhân cách của thầy giáo nhưng môi trường xã hội (các thể chế chính trị, chính sách...) lại quyết định mục tiêu GD.


Khi mục tiêu GD quy định nội dung GD thì người thầy dù có giỏi đến đâu, có tâm huyết cỡ nào cũng chi là công cụ thực hiện mục tiêu. Học sinh chán học lịch sử cũng có nguyên nhân chủ yếu ở phương pháp truyên thụ của người thầy mà người thầy thì lệ thuộc vào mục tiêu GD, mục tiêu môn học, yêu cầu làm cái gì thì làm cái ấy không được thoát ra cái khung đã định sẵn. Học sinh không thích học môn lịch sử còn do yếu tố bản thân của chính học sinh. Vì vậy, dạy chính thống còn chưa mang đến đầy đủ tri thức cần thiết cho học sinh thì việc tích hợp chỉ là hình thức ví như cưỡi ngựa xem hoa.


PV: Vậy chị có phản đối việc tích hợp môn lịch sử?


ThS Ung Thị Ca Nhã: Thứ nhất, tích hợp ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa, trong đó nhiều môn học dạy theo một chủ đề họ xây dựng đề cương cho từng chủ đề và mỗi môn học nói một ít. Mà chương trình học mộn lịch sử thì không thể xé lẻ ra và càng không thể dạy một cách manh mún mỗi sự kiện bao gồm nguyên nhân, diễn biến, phân tích thành bại.... nếu xé lẻ ra làm sao hiểu tổng quan vấn đề. Thứ hai, nếu muốn tich hợp phải thiết kế chương trình môn học theo hướng tích cực nhất cần có những Giáo sư tâm huyết hiểu và biết rõ về lịch sử Việt Nam, có tâm với đất nước chứ không sẽ trở thành “lính đánh thuê” trong ngành GD. Cần thiết kế chương trình dạy theo từng module, cần có chuyên gia GD tham gia vào. Như vậy, lịch sử không thể tích hợp hoặc khai tử, và nếu dạy theo kiểu tích hợp thì phải có thiết kế và xây dựng lại chương trình.


PV: Nếu vậy thì không nên tích hợp môn lich sử, phải đẩy mạnh, nâng tầm học môn lịch sử hơn?


ThS Ung Thị Nhã Ca: Đúng vậy. Thay đổi phương pháp giảng dạy, lấy người học làm trung tâm thiết kế chương tình học, đảm bảo chính xác và đúng đắn tránh hiện trạng một phần môn lịch sử Việt Nam đang bị bóp méo. Cần một người tài giỏi, có uy tín về khoa học đứng ra lên tiếng bảo vệ môn học này. Quyết không cho khai tử.


PV: Nhưng lịch sử vẫn bị viết bóp méo?


ThS Ung Thị Nhã Ca: Nếu môn học lịch sử bị bóp méo rồi thì tích hay không tích hợp chả còn là vấn đề gì nữa. Và muốn giải quyết khủng hoảng môn lịch sử tại Việt Nam thì hãy trả lịch sử về với sự thật, thực hiện việc giảng dạy môn học này theo phương pháp truyền thống kết hợp sử dụng công nghệ dạy học để tránh nhàm chán


PV: Sẽ như thế nào khi giới trẻ Việt Nam ghét học lịch sử nước nhà mà đi nhớ lịch sử nước khác?


ThS Ung Thị Nhã Ca: Mất gốc. Tôi còn nhớ có ông Cán bộ công chức nào ở Đà Nẵng chưa hiểu biết về lịch sử khi ví von nói ngọn núi Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng là nơi Tôn Ngộ Không (nhân vật trong phim truyện Tây Du Ký của Trung Quốc) từng ở thì thật buồn cười!


PV: Quan điểm của chị về Bộ GD& ĐT ?


ThS Ung Thị Nhã Ca: Bộ GD& ĐT hiện nay theo tôi cảm nhận có vẻ như họ không chịu khó lắng nghe những ý kiến phản biện, trái chiều nhưng khách quan, họ toàn tin vào những báo cáo mà tôi thấy không đúng thực tế. Giáo viên tâm huyết với môn lịch sử thì tôi đoán chừng chẳng còn bao nhiêu, nhìn thực vào trạng giáo dục Việt Nam nói chung và của riêng giáo dục môn lịch sử tôi thấy mình càng nói càng thấy chán.

VNTB cám ơn sự chia sẻ của thạc sĩ giáo dục Ung Thị Ca Nhã ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét