Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Giặc tham nhũng và căn bệnh thành tích ảo


VNTB - Giặc tham nhũng và căn bệnh thành tích ảo
2
nợ công, society, tham nhũng, thành tích ảo, VNTB, Đào Đức Thông
27.11.15

Đào Đức Thông (VNTB) Người dân va chạm hàng ngày, chứng kiến và thấy rõ hàng ngày. Nên dù ai nói gì cũng chẳng thể che lấp, phủ nhận sự thật phũ phàng ấy. Ngược lại, những ai đang cố gắng tạo ra những thành tích, thêm vào những con số ảo cho nó tốt hơn thì vô tình khiến nó càng chỉ rõ ra những sự yếu kém, lẩn tránh sự thật của những quan chức có trách nhiệm.







Những con số ảo


Giới quan chức Việt Nam đến bao giờ mới hết được căn bệnh ham mê thành tích, trong báo cáo luôn vẽ vời ra những con số thống kê đẹp để lòe người dân?


Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói: 99.56% cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ. Tổng thanh tra Chính phủ phát biểu: tình hình tham nhũng ổn định trong 3 năm qua.


Vừa rồi, trong văn bản báo cáo kết quả phòng, chống tham nhũng năm 2015 của UBND TP.Hà Nội gửi HĐND TP.Hà Nội, “qua kiểm tra nội bộ chưa phát hiện trường hợp nào có dấu hiệu tội phạm tham nhũng”. Báo cáo này khiến không chỉ người dân Hà Nội mà nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước không khỏi không thắc mắc: phải chăng năng lực, trình độ quản lý của Cán bộ chống tham nhũng của ta quá kém nên không thể nào phát hiện được tham nhũng. Hay là cán bộ đã và đang cố tình bao che bênh vực cho những quan tham vì cả nể? Bởi sự thật luôn là sự thật. Tai mắt của người dân biết rất rõ ở Hà Nội có những quan chức nào tham nhũng.


Bên cạnh việc báo cáo những thành tích ảo là công tác tổ chức phong trào thi đua vô tội vạ tại các đơn vị Nhà nước. Phong trào thi đua tại các Cơ quan Nhà nước chỉ thật sự có ý nghĩa khi tổ chức đúng thời điểm, mật độ hợp lý và nội dung, mục tiêu thi đua vừa sức với cán bộ, công nhân viên ở đơn vị cơ sở. Còn tổ chức quá nhiều phong trào thi đua trong một năm có thể có “số lượng thật” để “đánh bóng văn bản, tài liệu” khi báo cáo cấp trên, nhưng nó lại là một thứ “thành tích ảo” rất phô trương, hình thức. Nếu đơn vị nào đó tiếp tục sa vào cái bệnh "thâm căn cố đế" của phong trào thi đua là cứ “phát” mà không “động”, “phát” rồi bỏ đấy, thực chất là đang làm giảm tác dụng ý nghĩa của phong trào thi đua.


Một thực tế cực kỳ hài hước là giới truyền thông Nhà nước ta luôn mô tả Việt Nam là một đất nước “Thiên đường”, cái gì cũng đẹp. Nhưng thực tế thì vô cùng phũ phàn, trong mắt bạn bè quốc tế ngoài biên giới Việt Nam là quốc gia có nhiều ấn tượng xấu và những chỉ số tồi tệ.


Thực sự thì thế nào?


Sự ổn định về tham nhũng trong mức báo động tối đa thì không ai cần. Người dân biết rõ sự thật. Thế kỷ 21, chứ có phải là thời kỳ phong kiến đâu mà cán bộ ta cứ mãi vẽ ra những bức tranh đẹp, những con số thành tích cao để lòe dân?


Tình hình tham nhũng ở nước ta hiện nay đang diễn ra ở cả chiều rộng lẫn chiều sâu và sức công phá của nó không phải chỉ dừng lại ở lĩnh vực kinh tế mà cả chính trị, xã hội, ngoài ra còn là nguy cơ lớn nhất đe dọa mọi thành quả xây dựng của nhân dân.


Người dân va chạm hàng ngày, chứng kiến và thấy rõ hàng ngày. Nên dù ai nói gì cũng chẳng thể che lấp, phủ nhận sự thật phũ phàng ấy. Ngược lại, những ai đang cố gắng tạo ra những thành tích, thêm vào những con số ảo cho nó tốt hơn thì vô tình khiến nó càng chỉ rõ ra những sự yếu kém, lẩn tránh sự thật của những quan chức có trách nhiệm.


Tham ô, tham nhũng giờ đã trở thành quốc nạn tại Việt Nam. Cán bộ, công chức thì quan liêu, hách dịch với dân; vô trách nhiệm trong công việc dẫn đến tình trạng người dân vô cảm với nhau, vô cảm với cái xấu vì sợ nếu phản ứng sẽ rước phiền toái về cho bản thân và gia đình mình. Không những thế, quan chức Nhà nước còn lạm quyền, vượt quyền, làm méo mó mọi vấn đề để trục lợi.


Luật pháp Việt Nam như đang ở trên trời với những quy trình hoạt động bất hợp lý, được xây nên bởi Hành pháp rồi trình lên cơ quan Lập pháp xem xét, sửa đổi, bổ sung và cuối cùng là bỏ phiếu để thông qua. Để rồi quay về Hành pháp thực thi, họ lại ban hành những văn bản pháp quy. Lúc này mới là cơ hội để họ trục lợi vì đó là ý chí, là mong muốn của họ chứ không phải của nhân dân. Các văn bản luật, những chính sách và những dự án lâu nay luôn là những mảnh đất màu mỡ để những kẻ cơ hội kiếm chác, là cơ sở của sự tham nhũng; của quan liêu, hách dịch, sách nhiễu nhân dân.


Một xã hội dân chủ, văn minh, một Nhà nước của dân, do dân, vì dân thì nhất thiết phải có nền Tư pháp trong sạch, tất cả vì con người, vì công dân của Nhà nước đó. Chỉ khi Luật pháp nước ta được minh bạch, có cơ chế kiểm soát, đối trọng và một nền Tư pháp độc lập, mạnh tay thì khi đó mới diệt được giặc tham nhũng, quan liêu, cửa quyền; dẹp được bệnh thành tích, những con số ảo đẹp đẻ đang phá nát và làm chìm con tàu đất nước trong nợ nần và bất công.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét