Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Băng cướp lộng hành, con CSCĐ chém người, và niềm tin đối với lực lượng công an


VNTB - Băng cướp lộng hành, con CSCĐ chém người, và niềm tin đối với lực lượng công an
1
CAND, CSCĐ, forums, VNTB
19.11.15

Đinh Liên (VNTB) Vai trò chính yếu của lực lượng CAND vẫn là lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đen - một tay cướp tiền chuyên nghiệp trên băng nhóm cướp tiền trắng trợn trên xe khách 53S - 6445 - một hiện tượng kéo dài nhiều năm những công an cơ sở đã không nắm rõ cho đến khi báo Tuổi Trẻ phản ảnh.

Vai trò còn được giữ vững bao nhiêu, thì niềm tin của người dân vào lực lượng “đáng tin cậy của Đảng” này càng cao bấy nhiêu.


Nhưng thực tế, nhiều năm qua dưới sự đa chiều về mặt thông tin, nạn bạo hành của công an Việt Nam (vốn gắn liền với thành tích phá án) bị phơi bày, nhiều trường hợp bị đánh đập, thậm chí tử vong khi câu lưu, giam giữ; nạn mãi lộ công khai nơi đường phố của lực lượng CSGT; sự thờ ơ – thiếu nhiệt tâm trong xử lý đơn thư trình báo của công dân cấp xã phường, huyện quận và nạn con ông cháu cha trong ngành được thăng quan tiến chức; cũng như các đãi ngộ cao trong tuyển dụng, đào tạo, công việc và nghỉ hưu đối với lực lượng này trong bối cảnh xã hội ngày một loạn với các cuộc thảm sát, hay nạn cướp giật ở các siêu đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh đã khiến niềm tin của xã hội đối với lực lượng này sa sút dần.


Và để hiểu vì sao lại có sự sa sút đó, thì trong tuần này đã xảy ra 2 câu chuyện mang tính chất điển hình có thể giúp chúng ta phần nào hiểu được thực trạng tâm lý xã hội đó.


Một băng cướp nhà xe đã hoành hoành hơn chục năm qua đã trấn lột, cướp tiền của hành khách đi tuyến TP.HCM - miền Tây. Và mãi đến khi phóng viên báo Tuổi Trẻ đi ghi hình thực địa, phơi bày hành vi và thủ đoạn vô tính của bọn cướp cạn này, thì câu hỏi, công an và các cơ quan chức năng ở đâu mà để “bọn cướp” này lộng hành, cướp tiền mồ hôi nước mắt của bà con dân quê?


Đáp lại, thượng tá Nguyễn Văn Huê, phó trưởng công an quận Bình Tân cho báo Tuổi Trẻ biết, “Chúng tôi đã nắm thông tin […] Chúng tôi từng bắt giữ một số đối tượng của băng này, nhưng không hiểu sao họ vẫn ngang nhiên lộng hành”.


Sự “không hiểu sao” của công an Quận Bình Tân còn liên quan đến việc, người dân “Họ hợp tác với báo chí chứ không hợp tác với cơ quan điều tra, không có nạn nhân thì làm sao xử lý hình sự?”.


Tác giả Võ Hương của báo Tuổi Trẻ trong bài viết mới đây đã đặt một câu hỏi rất thời sự, rằng, “Chính ngành công an phải xem lại mình đã thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ chưa, có làm hết trách nhiệm hay không khiến người dân không còn niềm tin để tố giác tội phạm?”.



Con gái và nhóm bạn đâm chém người dân, bố đưa xe công của CSCĐ đến để giải quyết vụ việc

Câu hỏi này là đúng đắn, nó phản ánh hết nỗi niềm của người dân đối với hệ thống công an quận huyện, xã phường… nơi mà các lá thư trình báo đối với các sự vụ thường rơi vào trạng thái im lặng, tiếp nhận qua loa hoặc phải chi tiền để “bôi trơn” tiến trình giải quyết sự vụ.


Cũng cần nhắc lại, trước đây trên Việt Nam Thời Báo cũng từng đăng bài phản ánh về trường hợp, một người bị uy hiếp – đe dọa khi lên phản ảnh với công an phường Hòa Cường Nam (Đà Nẵng) đã nhận được phản hồi: “Khi nào bị chém, chị mới có quyền gọi công an”.


Thái độ đó trong xử lý sự vụ của công an phường Hòa Cường Nam là câu chuyện chung của các cơ sở công an quận, huyện, phường, xã khác… Và người dân mất niềm tin bởi chính lực lượng công an này đã không làm tốt lời thề danh dự thứ 3 của lực lượng này: “Kính trọng, lễ phép với nhân dân. Sẵn sàng bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Suốt đời tận tuỵ phục vụ nhân dân, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.”


Trong một câu chuyện khác có liên quan, con gái đội phó đội CSCĐ - Công an Thanh Hóa chém người thuộc khu du lịch thác Voi (xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa). Nhưng khi cho biết quan điểm xử lý sự vụ, Đại tá Lê Văn Thiệp, Trưởng Công an huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) lại cho rằng, đây không phải là vụ việc lớn, và “có thể do trong nhóm có con gái của đồng chí công an nên mọi việc mới đẩy lên như vậy.”


Đồng thời hướng đến việc hai gia đình tự thỏa thuận với nhau, nếu “thống nhất” sẽ đi đến xử lý hành chính.


Là con của “cán bộ công an” nên pháp luật mới được ông Trưởng công an huyện đặt dưới chân. Và vì là con của vị đội phó đội CSCĐ nên mới “được phép” dùng dao gấp (thủ trong người) đâm vào người dân; và cũng vì “con của cán bộ công an” nên bố đưa xe công có dòng chữ Cảnh sát cơ động tới tận UBND xã để giải quyết. Và cũng vì con em chúng ta, nên ông Trưởng công an huyện Thạch Thành mới hướng đến việc “hòa giải” và “xử lý hành chính”.
“Công an là lực lượng trọng yếu tuyệt đối tin cậy của Đảng” ổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng căn dặn lực lượng này nhân dịp 70 năm ngày truyền thống CAND
Như vậy, con đường cũng những người làm trong ngành dường như “trải hoa hồng”, và vì nó quá thuận lợi đến mức người đứng đầu độc đảng cầm quyền là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh “đây là cánh tay đắc lực của Đảng” nên những người trong ngành này trở thành “kiêu binh nổi loạn”, lời thề “tận tụy với nhân dân” so với lời thề “trung thành với Đảng” đã dẫn đến tình trạng “nhất bên trọng, nhất bên khinh” – và khi bên khinh nằm ở phía nhân dân, năng lực giữ gìn an ninh xã hội và môi trường sống của người dân không còn đảm bảo, thì niềm tin của người dân sút dần.


Tất nhiên, ở lực lượng CAND, tôi không hề phủ nhận những chiến công thầm lặng của những cảnh sát hình sự thực sự tận tâm với nghề, những chuyên án phá ma túy đã cướp đi cái chết của nhiều chiến sĩ trẻ… Nhưng, những tấm gương đó quá ít trong một lực lượng kiêu ngạo vì sự ưu ái quá cao.


Và tất nhiên, những sự vụ trên đã không còn là “hiện tượng” nữa, mà đã đi sâu vào bản chất ngành…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét