Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Về vụ “vỡ trận” tuyển sinh đại học năm nay

Ảnh minh họa trước khi xem Vỡ trận

4816. Về vụ “vỡ trận” tuyển sinh đại học năm nay

Posted by adminbasam on 22/08/2015


FB Bau X Trinh

21-08-2015

Nói tiếp về vụ “vỡ trận” tuyển sinh đại học năm nay:

1. Tại sao vỡ trận: Bắt gần triệu thí sinh và kèm theo nhiều triệu phụ huynh chơi “chứng khoán” để đậu đại học là việc “vô tiền khoáng hậu” của bộ Dục kể từ năm 1945 đến nay.

2. Bộ nói là cải tiến, cải cách. Nhưng vẫn ôm khư khư cái quan điểm “tôi là bộ, tôi phải chỉ đạo” khiến các trường rối như canh hẹ, dẫn đến cả quá trình tuyển sinh rối như canh hẹ. Tư duy “ôm việc” của bộ Dục (và nút thắt là Cục Khảo thí và ĐBCLGD) đã khiến vụ “vỡ trận” này “thành công tốt đẹp”.

3. Nếu thực sự bộ Dục muốn cải cách với nhận thức một kỳ thi 3 chung và xét tuyển bằng tổ hợp điểm thì bắt buộc phải dùng cách như stt trước tôi đã biên. Và anh Ga – phó thượng thư bộ Dục đã xác nhận rằng Bộ đã chuẩn bị như thế, nhưng lại không làm.

4. Nếu bộ không làm được điều đó thì phải để cho các trường tự chủ trong tuyển sinh. Dữ liệu thí sinh từng trường tự thiết lập, và thí sinh được chọn trường, chọn ngành chứ không phải chọn cách để đỗ và không còn tư duy mình thích ngành gì? Mình chọn ngành gì? như stt của GS Hà Huy Khoái mà tôi comment ở stt dưới.

Nói thêm là các trường hoàn toàn có thể chủ động xây dựng phần mềm để thực hiện thao tác tuyển sinh của mình (nếu không sử dụng cơ sở dữ liệu chung của bộ). Năm nay trường tôi đã sử dụng phân mềm bên bộ môn công nghệ thông tin viết để loại các hồ sơ ảo như anh Long – trưởng phòng Khảo thí đã phát biểu trên báo chí. Thế nên nếu bộ không ôm việc thì các trường hoàn toàn có thể tự chủ xử lý được. Và sẽ không còn chuyện “rút ra, rút vào” dẫn đến “vỡ trận” như vừa qua.

5. Tôi không hiểu tại sao vấn đề “tuyển sinh đại học” là vấn đề lớn, được tất cả các phụ huynh có con thi tốt nghiệp THPT của cả nước quan tâm lại để cho mình Cục Khảo thí kiểm soát, và để dẫn tới việc “vỡ trận” và phát sinh các câu nói ấn tượng như của anh Luận “Thí sinh phải lo lắng để trưởng thành” hay của anh Ga “Đây là năm đầu tiên tập dượt đổi mới”. Chắc chắn rằng, đại đồng cần-lao An-nam đều cho rằng đây chính là “lợi ích nhóm” mà bộ Dục cố tình tạo ra trong kỳ thi này.

6. Có ý kiến trên mạng cho rằng, nên mời anh Châu (GS Ngô Bảo Châu – ĐH Chicago) về làm thượng thư bộ Dục. Nếu nói vui thì không sao, còn nói thật thì cực nhảm. Anh Châu có làm vào mắt nếu quan điểm chỉ đạo vẫn là: Lấy triết lý giáo dục của An-nam là Nghị quyết 29.

7. Chả cần anh Châu về làm bộ trưởng, cho tôi thay anh Trinh làm cục trưởng Cục khảo thí và cho tôi toàn quyền trong việc tuyển sinh. Với mô hình tôi đã nói ở stt dưới, các trường đại học chỉ việc đi nghỉ mát đến ngày nhận danh sách thí sinh, và xã hội sẽ bình yên như chưa bao giờ có việc tuyển sinh đại học diễn ra.

8. Nhưng chắc chắn rằng, vài trăm năm nữa thì anh Châu mới có cơ hội làm thượng thư bộ Dục. Và cũng ngần đấy thời gian, tôi mới có cơ hội thay vị trí của anh Trinh. Trong một xã hội kim tiền như thế này, người ta cần những kẻ vận hành trơn tru quỹ đạo chứ cần đếch gì mấy thằng tài.

9. Nếu cần-lao còn thắc mắc là: “Tại sao lại cứ đưa con em của các vị ra làm chuột bạch” thì hãy nhớ lại lời của cô người mẫu đồ lót Ngọc Trinh: “Không có tiền thì cạp đất mà ăn à”.

10. Hết!

____

Bau X Trinh

22-08-2015

Nói tiếp về vụ “vỡ trận” tuyển sinh đại học năm nay (phần 2):

1. Trả lời báo chí, anh Ga – phó thượng thư bộ Dục cho biết là đã chuẩn bị “đầy đủ và công phu” phần mềm lẫn phần cứng để xét tuyển đại học tập trung. Nhưng vì các trường không bằng lòng, đòi tự chủ nên bộ nghe theo các trường. Nghe có vẻ lỗi này là do các trường, bộ chả liên quan mấy, có chăng chỉ là “không lường trước” được nên nhận trách nhiệm như anh Luận phát biểu trước quốc dân đồng bào trên TV.

2. Nói là để các trường tự chủ, nhưng toàn bộ dữ liệu lại nằm ở chỗ cục Khảo thí của anh Trinh. Và vụ “vỡ trận” bắt đầu từ đây.

Thí sinh muốn thay đổi thông tin, thay đổi nguyện vọng,… thì đều phải chạy qua cơ sở dữ liệu của cục Khảo thí xác nhận, sau đó mới quay về dữ liệu của trường. Thế nên các trường vừa làm vừa hóng thông tin từ Cục, còn thí sinh và phụ huynh thì chạy nước rút từ trường này sang trường nọ như vận động viên.

Dữ liệu của các trường chỉ cập nhật danh sách thí sinh đăng ký theo các nguyện vọng của trường mình, nhưng lại chẳng liên kết được với cơ sở dữ liệu của các trường khác. Thế nên trường nào biết trường đó và thí sinh phải chạy như đèn cù để “nộp vào rút ra” là vì thế. Đồng thời thí sinh ảo tăng liên tục, chả biết thế nào mà lần. Và thế mới phải rình như rình chứng khoán.

Thế dữ liệu của Cục làm gì? Đến giờ cho thấy, phía Cục chỉ làm được mỗi nhiệm vụ xác minh chính xác thí sinh A là thí sinh A, và đã đăng ký xét tuyển với tổ hợp các môn B vào ngành C của trường D, vậy thôi. Và mỗi khi thí sinh nào đó rút ra để nộp vào, dữ liệu của Cục lại cập nhật rằng: “thí sinh A đã đăng ký xét tuyển với tổ hợp các môn B vào ngành C phẩy của trường D phẩy”. Lại mỗi vậy, nhưng không có xác nhận này thì trường lại không dám cập nhật vào dữ liệu của mình. Thế mới khổ.

3. Thế tại sao bộ đã đồng ý cho các trường tự chủ xét tuyển, nhưng lại bắt cập nhật dữ liệu ở cục Khảo thí? Phải chăng các trường không đủ năng lực để làm và Cục phải can thiệp? Câu hỏi này chắc chỉ mấy ông lãnh đạo bộ và lãnh đạo cục Khảo thí trả lời được mà thôi.

4. Để làm rõ ý thứ (3) tôi sẽ mô tả đơn giản một quy trình xét tuyển độc lập của một trường. Vẫn là xét tuyển online, và quy trình đăng ký của thí sinh như bài trước tôi đã nói (giờ không nhắc lại).

Về phần cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác tuyển sinh của một trường đơn giản gấp dăm lần so với tuyển sinh tập trung ở bộ mà tôi đã viết ở bài trước. Chỉ khoảng gần chục trường dữ liệu với lượng thí sinh đăng ký tối đa khoảng đôi chục nghìn em. Chỉ cần 5 kỹ sư tin học trong một tháng là làm ngon thuật toán lẫn trang web (chỉ cần KS giỏi thôi, còn các loại sư với sĩ thì nhớn quá, giết gà cần gì đến dao mổ trâu, cho đám ấy ngồi uống nước trà cho đỡ cãi nhau). Và cũng chỉ cần 5 người này quản trị toàn bộ quá trình cập nhật số liệu của trường để xét tuyển là ổn.

Cách thức xét tuyển cũng tương tự tập trung ở bộ, chỉ khác là số lượng trường dữ liệu ít, số lượng thí sinh đăng ký ít, nên xử lý cực đơn giản và nhanh gọn. Vẫn là phương thức hiển thị số thí sinh nằm trong chỉ tiêu xét tuyển, ai thấp hơn thì out, đi đăng ký trường khác.

Tôi ví dụ: Ngành A của trường B lấy 100 chỉ tiêu. Các thí sinh yêu thích ngành này của trường này cứ việc đăng ký. Danh sách 100 người có điểm cao nhất sẽ hiển thị, thấp hơn là out. Những người out sẽ chỉnh sửa lại hồ sơ đăng ký ngành khác, trường khác, đơn giản như vậy. Không phải chạy, không phải rình,… nữa nhé.

Với cách làm này, thí sinh sẽ được chủ động lựa chọn trường mình yêu thích, ngành mình yêu thích. Và giả sử có trượt ở trường này vẫn đăng ký xét tuyển được ngành yêu thích đó ở trường khác có điểm thấp hơn. Và đây cũng chính là một mục tiêu của giáo duc đại học. Chứ cứ như tuyển sinh hiện tại, khối cháu thích khoan cắt bê tông sẽ phải vào học thiến gà.

5. Chỉ cần trung bình 5 KS là có thể vận hành được toàn bộ quy trình tuyển sinh của một trường, tất cả online. Không đi lại, không giấy tờ,… Khi trúng tuyển sẽ được trường gửi một cái email thông báo là xong.

Thế việc của bộ là làm gì? Bộ có trách nhiệm xác minh lại thông tin các thí sinh trúng tuyển của trường xem có đúng không, thế thôi. Còn nếu bộ lười nữa thì cho trường kéo cơ sở dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT về để xác minh đúng là thí sinh A thi được BCD điểm ở 3 môn đăng ký là xong.

Chỉ đơn giản như thế thôi, chả cần đến bộ, chả cần chỉ đạo điều hành. Hơn 400 trường ĐH, mỗi trường chỉ cần góp 20 triệu là được khoảng gần chục tỷ. Số tiền này mời hết quan chức bộ Dục, từ thượng thư xuống đến trưởng phó phòng đi châu Âu nghỉ mát hết, khỏi phải ở nhà chỉ đạo với cả chỉ đeo. Đúng 2 tuần về nhận báo cáo kết quả tuyển sinh của các trường. Nhanh gọn nhẹ và rẻ bèo.

6. Nếu để các trường tự chủ được như thế, bộ vừa nhàn, trường cũng nhàn. Các trường phân loại được thí sinh đăng ký xét tuyển. Thí sinh lựa chọn được trường học, ngành học yêu thích. Nó tương tự như cách tuyển sinh cũ, nhưng chẳng phải thi, chẳng phải đi lại, chẳng phải nộp vào rút ra, chẳng phải nguyện vọng nguyện veo. Thế mới gọi là cải cách chứ.

7. Vậy tại sao đơn giản như thế mà bộ lại không để các trường làm? Các anh chị lên mà hỏi lãnh đạo bộ í? Còn không hỏi được thì lên mà hỏi ông zời. Chứ tôi làm sao mà biết được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét