Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2017

CÔNG AN.TPHCM kiên quyết hay tiếp tục nghiêm khắc kiểm điểm?


VNTB – CA.TPHCM kiên quyết hay tiếp tục nghiêm khắc kiểm điểm?
By Thanh Thanh
-11/09/2017
0
25

Share on Facebook

Tweet on Twitter



Kỳ Lâm (VNTB) Dư luận tiếp tục nóng lên sau khi báo Tuổi Trẻ phát lộ vụ làm luật trắng trợn của CSGT Tp. Hồ Chí Minh tại đầu ngõ sân bay Tân Sơn Nhất và bị đuổi đánh vì quay clip CSGT đang làm việc.

Ngay sau đó, ông Trung tướng Lê Đông Phong cho biết hình ảnh người công an nhân dân chính quy đã bị sụt giảm, cảm thấy “đau lòng” trước sự việc.

Đại tá Trần Đức Tài, Phó Giám đốc CA.TP HCM ngay sau đó đã cho biết: chúng tôi rất buồn, vì nỗ lực của cả lực lượng CATP trong thời gian qua là rất lớn, những một vài trường hợp cá biệt đã làm ảnh hưởng tới hình ảnh cán bộ, chiến sĩ Công an Tp.

Dù lãnh đạo Công an thành phố bày tỏ “buồn”, thậm chí “đau lòng”, nhưng với cách nhận định “một vài trường hợp cá biệt” là thực sự chưa cầu thị. Bởi bản thân Công an TP. Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã thực sự đã làm tốt vai trò giữ gìn trật tự – trị an của mình chưa, khi mà dân phải sống nơm nớp trong lo sợ bị cướp giật, cũng như hiện tượng làm luật không bị phát hiện bởi Thanh tra hay chính bản thân hệ thống giám sát CA thành phố mà ngược lại, là đi đến từ người dân hoặc đội ngũ nhà báo – phóng viên. Đúng theo nghịch lý: ai cũng biết, chỉ có bộ phận lãnh đạo là không biết.

Câu chuyện “bánh mì và chai nước” hay áp lực nghề nghiệp mà các lãnh đạo cấp cao ngành công an chia sẻ về CSGT đã biến lực lượng này trở thành nơi giáp mặt nhiều nhất với các vấn đề tham nhũng, hối lộ. Ngay cả việc CSGT thành phố sử dụng lực lượng quần chúng bức xúc (hay được dân đi xe gọi là “tiếp thị sữa”) để ngăn trở quyền giám sát của công dân đối với lực lượng này đã là một vấn đề tồn tại từ rất lâu. Điều này có nghĩa là, hệ thống tham nhũng, ăn hối lộ không phải là một hiện tượng cá biệt, mà đã trở thành xu hướng tất yếu của CSGT thành phố, hay nếu sử dụng cụm từ để miêu tả đúng bản chất của nó thì chính là: một bộ phận không nhỏ.

Chính vì “bộ phận không nhỏ” này, đã khiến hình ảnh CSGT thành phố HCM biến dạng trong mắt người dân, tới mức người dân phải gọi bằng cụm từ mang tính kỳ thị và xúc phạm: “chó vàng”.

Sự bao che, dung túng để đạt được cái gọi là “tránh làm xấu thêm hình ảnh CSGT trong mắt người dân” có xảy ra không? Ngay cả trong sự việc CSGT làm luật tại cửa ngõ Tân Sơn Nhất? Điều này không ai dám nhận định một cách, nhưng qua việc báo Tuổi Trẻ “cáo lỗi” liên quan đến phóng sự CSGT mãi lộ không được phát trên VTV9 vì lý do kỹ thuật đã cho thấy một “áp lực” từ phía CA thành phố.

Tiếp đó, nhiều sự vụ lên tiếng phê phán tình trạng “mãi lộ” của lực lượng CA Tp. Hồ Chí Minh từ báo chí cũng đã “chìm xuồng” một cách khó hiểu. Theo Báo Thanh Niên, vào tháng 7/2013, báo này từng có bài Bị đòn vì cự cãi CSGT, phản ánh việc người tham gia giao thông bị côn đồ tấn công khi tranh cãi với CSGT sau khi bị dừng xe kiểm tra trên đường Nguyễn Hữu Cảnh. Sau khi báo đăng, Thanh tra công an TP.HCM vào cuộc , PC67 cũng xác minh mối liên hệ giữa CSGT và hai côn đồ đánh người vi phạm như trong clip, và đến nay đã ra quyết định đình chỉ công tác những công an viên có liên quan? Nhưng có quyết định truy tố về mặt hối lộ hay không? Hay đình chỉ là nhằm xoa dịu đi sức nóng của dư luận và sau đó hình phạt chỉ ở mức điều chuyển công tác, hay thậm chí một “quy trình” rất Việt Nam như…. kiểm điểm nghiêm khắc?

Người dân lo ngại những điều trên, lý do nằm ở việc, các nhân viên thuộc lực lượng cánh tay phải của Đảng luôn được ưu tiên đặc biệt trong quyền lợi và sẵn sàng giảm nhẹ tội khi phạm phải. Đó là vì sao nhiều năm nay, số lượng công an viên bị “truy tố” theo luật là rất hiếm hoi. Nó cho thấy một bản chất bên trong giữa xử lý và sự lên tiếng của phía cơ quan nhà nước đối với lực lượng công an. Hay đúng hơn, là một biểu hiện thường xuyên, một thái độ bất nhất giữa “xử lý nghiêm” với thực tế hành động của phía công an thành phố nhằm bao che, dung dưỡng thói hư – tật xấu của “một bộ phận sâu không nhỏ” này. Chính vì vậy, chỉ với lương chỉ mức 5-6 triệu đồng/ tháng, và “mỗi ca trực đêm của chiến sĩ được thêm 100.000 đồng – lương thưởng “eo hẹp” đến mức thời ông Trần Đại Quang còn làm Bộ trưởng Bộ Công an phả than thở, còn một số lãnh đạo cấp cao bên Bộ Công an còn nhấn mạnh, số tiền cho lực lượng công an – mà cụ thể là CSGT chưa đủ để mua nước lọc” nhưng số lượng CSGT tình nguyện, thậm chí tìm cách được ra đường đứng là vô số kể. Thậm chí, còn tìm cách đứng ở góc cua hẹp và khó quan sát để làm tiền người dân.

Quay trở lại sự việc, nếu CA thành phố HCM không đưa ra kết quả của sự “nghiêm khắc” trừng trị các vi phạm của những công an viên liên quan đến 2 sự vụ vừa qua, mà chỉ bày tỏ cảm xúc trên báo giới thì muôn đời, CSGT hay công an TP. Hồ Chí Minh sẽ không thể nào đẹp được trong mắt người dân, và nó trở thành một ổ dịch tham nhũng – bất khả xâm phạm trong mắt người dân. Do đó, đình chỉ công tác 3 công an viên là điều khởi đầu, người dân cần lãnh đạo công an thành phố làm nghiêm theo đúng luật định, điều tra và tiến hành không gỡ tội hối lộ cho các công an viên nói trên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét