Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017
Công lý xã hội đang xói mòn ở Việt Nam
VNTB - Công lý xã hội đang xói mòn ở Việt Nam
Reply
công lý xã hội, democracy, news, VNTB, Vũ Quốc Ngữ
18.9.17
Vũ Quốc Ngữ (VNTB) Trong một vụ án tham nhũng được coi là lớn nhất ở Việt Nam từ trước đến nay, gần 50 quan chức ngân hàng lớn đang bị xét xử tại Hà Nội với cáo buộc tham nhũng và quản lý yếu kém trong một ngân hàng cổ phần dẫn tới thất thoát 69 triệu đô la. Trong số những người bị cáo buộc là cựu chủ tịch và tổng giám đốc của Ocean Bank.
Họ bị buộc tội biển thủ 2,2 triệu đô la và chiếm đoạt 8,8 triệu đô la. Với việc Ngân hàng Nhà nước tiếp quản Ocean Bank, phiên tòa này là một chiến dịch chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam- tất cả đều được thực hiện dưới khẩu hiệu về công bằng xã hội và bình đẳng. Tuy nhiên, sự tập trung của chính phủ vào các vụ án ở cấp cao cho thấy sự không nhất quán trong việc giải quyết các vấn đề về công bằng về cấu trúc xã hội, bởi vì các dân tộc thiểu số ở Việt Nam vẫn bị lạm dụng, phân biệt đối xử và đàn áp.
Đảng chắc chắn sẽ sử dụng phiên tòa này để thể hiện bản thân nó như là lực lượng trung tâm để làm cho xã hội Việt Nam bình đẳng hơn, giữa tăng trưởng kinh tế nhanh mà không đi kèm với bất bình đẳng về thu nhập hoặc cơ hội, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Mặc dù đã đưa gần 40 triệu người thoát khỏi đói nghèo trong 30 năm qua, bất bình đẳng trong thu nhập và tài sản đang đe dọa sự phát triển của Việt Nam. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dân tộc thiểu số cao gấp đôi so với trẻ em người Kinh. Trong số các dân tộc thiểu số người Hmong và Dao, di cư từ miền núi Trung Quốc cách đây vài thế kỷ, chỉ có 13% trẻ em học trung học phổ thông, so với 65% trẻ em người Kinh.
Đồng thời, tầng lớp siêu giàu của Việt Nam đang phát triển theo cấp số nhân. Một báo cáo gần đây năm 2017 đã xác định được 200 cá nhân siêu giàu, tăng 320% kể từ năm 2006. Vì những cá nhân này kiểm soát một lượng tài sản không cân xứng của đất nước (khoảng 12% GDP của Việt Nam vào năm 2014), khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng này đã làm suy yếu yêu cầu của tính chính danh của đảng, cũng như tác động xấu của tham nhũng đang gia tăng. Một báo cáo của Tổ chức Minh bạch Quốc tế chỉ ra rằng Việt Nam có tình trạng hối lộ cao thứ hai trong các trường công ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Chi phí lên đến 3.000 đô la để mua một suất học ở những trường công lập nổi tiếng nhất, một khoản chi phí khổng lồ ở một đất nước có thu nhập bình quân hàng năm chỉ lên tới 2.200 đô la. Theo các phương tiện truyền thông địa phương, 200.000 sinh viên tốt nghiệp đại học trong năm nay không tìm được việc làm phù hợp trong nước, dẫn đến cuộc di dân tập thể của giới trẻ để tìm kiếm cơ hội tốt hơn ở nước ngoài.
Đối mặt với tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng, nạn chảy máu chất xám, và sự thất vọng vì sự phát triển không bền vững như vậy, đảng chắc chắn cảm thấy áp lực. Nhưng thay vì cố gắng để cải thiện môi trường kinh tế xã hội, Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phủ Trọng đang tận dụng cơ hội này để củng cố quyền lực của mình. Việc bắt cóc một quan chức chính phủ đang lẩn trốn ở Béc-lin vào tháng 8 cho thấy ban lãnh đạo đảng sẵn sàng áp dụng các biện pháp bất hợp pháp, và những vụ xét xử trong năm nay cũng không có gì khác biệt. Vấn đề là Hà Nội rõ ràng chọn lựa những gì mà họ muốn cải thiện: những nỗ lực của đảng đối với cải cách xã hội và các chiến dịch chống tham nhũng đang được thực thi nhằm hướng đến quyền lợi của nhóm người Kinh.
Tuy nhiên, việc đối xử với 53 dân tộc thiểu số sống ở Việt Nam lại rất đáng thất vọng. Các chính sách của chính phủ để cải thiện điều kiện sống của các nhóm thiểu số ở Việt Nam phần lớn mang tính hình thức, và các quy định của các chính sách này dường như thường bị bỏ qua. Ví dụ, Chương trình 134, được tạo ra vào năm 2002, đã tìm cách hỗ trợ sản xuất và đất ở cho các hộ gia đình dân tộc thiểu số, nhưng việc chiếm đất rộng khắp vẫn tiếp tục mà không suy giảm. Các nhóm thiểu số ở Tây Bắc đã bị buộc phải nhượng lại vô số đất cho người Kinh hoặc nhiều doanh nghiệp nhà nước để họ khai thác quặng, lập đồn điền hoặc xây đập thủy điện.
Hơn nữa, nhiều người dân tộc thiểu số phàn nàn về việc họ bị đánh đập, bắt bớ và sách nhiễu vì liên quan đến các nhóm tôn giáo chưa đăng ký với nhà nước. Nhiều người Khmer Krom phải đối mặt với những hạn chế về tự do tôn giáo và nhiều vùng đất của họ cũng bị chính quyền địa phương tịch thu. Một cuộc biểu tình hiếm hoi của các nhà sư Khmer Krom vào tháng 2 năm 2007 yêu cầu chính phủ bãi bỏ các hạn chế đối với các lễ hội tôn giáo và giáo dục đã bị cảnh sát đàn áp. Ngay sau đó, các viên chức do chính phủ bổ nhiệm đã sa thải 20 nhà sư, và trục xuất họ khỏi chùa của họ. Để đáp lại, Khmer Krom đã tìm cách liên hệ với các nhóm thiểu số khác, chẳng hạn như người Hmong và người Thượng, để tìm kiếm sự hỗ trợ.
Rõ ràng là thay vì trợ giúp các dân tộc thiểu số, các chính sách của chính phủ dường như bị lãng quên một cách có chủ ý. Nhiều chính sách nhắm trợ giúp người thiểu số của chính phủ chỉ tập trung vào mục tiêu phát triển lớn của quốc gia hơn là giúp họ một cách thực sự vì chính phủ sợ các nhóm này phát triển và đòi tự trị hoặc thu hút sự chú ý của quốc tế. Một ví dụ tiêu biểu là cộng đồng người lai Việt-Hàn, bao gồm những người Việt Nam gốc Hàn - kết quả của những vụ cưỡng hiếp tàn bạo của phụ nữ Việt Nam do lính Hàn Quốc gây ra trong chiến tranh Việt Nam. Cho đến ngày nay, chính phủ Hàn Quốc đã không xin lỗi các nạn nhân về các vụ tấn công tình dục do quân đội của họ thực hiện. Hiện nay, khoảng 30.000 trẻ em lai Việt-Hàn sống ngoài rìa của xã hội.
Thậm chí tệ hơn, Hà Nội không muốn nói về vấn đề con lai Việt-Hàn. Tuy nhiên, cộng đồng ngày càng trở nên nổi tiếng trong việc tìm kiếm nhận thức của công chúng và đòi chính phủ Hàn Quốc đưa ra lời xin lỗi chính thức. Một đơn kiến nghị đã được công bố vào năm 2015 và các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ đã lên tiếng ủng hộ. Về phần mình, Việt Nam vẫn im lặng vì mục đích chính trị với lời biện hộ rằng đất nước muốn nhìn về tương lai, và Hàn Quốc muốn quên đi vai trò của mình trong chiến tranh. Vì vậy, giống như người Khmer Krom, nhóm người lai Việt-Hàn có ít hy vọng xuất hiện từ bên lề xã hội, hay để nhận được lời xin lỗi từ Seoul.
Mặc dù việc xét xử chống tham nhũng trong tháng này dường như là một bước đi đúng đắn của một đảng chính trị trong cải cách xã hội, tham nhũng và bất bình đẳng đang diễn ra một cách trầm trọng. Nếu đảng nghiêm túc muốn đảm bảo lợi ích của tăng trưởng kinh tế cho người Việt Nam, và không chỉ nhóm người Kinh, Hà Nội phải giải quyết bất bình đẳng về sắc tộc. Ngược lại, chắc chắn sẽ có những rạn nứt xã hội sâu sắc ở Việt Nam.
Nguồn: Vietnam’s Skewed Sense of Social Justice
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét