Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017
Tương lai đầy bất ổn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Hội Nghị TW 6?
Tương lai đầy bất ổn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Hội Nghị TW 6?
Thứ Ba, 09/19/2017 - 01:16 — Kami
Hội nghị Trung ương 6 khóa 12 dự kiến sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 10/2017 đang đến gần, các diễn biến tại chính trường Việt Nam cho thấy đang báo hiệu một sự thay đổi lớn về cán cân quyền lực trong đảng. Việc xử lý kỷ luật hai cán bộ cao cấp nhất của TP. Đà Nẵng, là các ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư thành ủy và Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng như một hành động đổ dầu vào lửa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trong những ngày này, người ta thấy sự vắng bóng bất thưởng của “người đốt lò” Nguyễn Phú Trọng. Đáng chú ý là sự vắng mặt này xảy ra sau phát biểu “lò đã nóng” và "củi khô, củi ướt" ngay sau khi An ninh Việt Nam cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin về Việt Nam hôm 23/7.
Trong lúc tình trạng căng thẳng trong quan hệ Việt Trung xấu đi hơn bao giờ hết cũng bao trùm không khi chính trị VN. Ngoài Biển Đông, Trung Quốc liên tục gây hấn, kể cả cho tiến hành tập trận bắn đạn thật chỉ cách bờ biển Đà Nẵng có 75 hải lý. Trong khi đó, việc Tổng BT Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch lại có thái độ thỏa hiệp và cam chịu. Việc 2 ông này là 2 người duy nhất bỏ phiếu tán thành của tập thể Bộ Chính trị yêu cầu công ty Repsol rút khỏi bãi Tư Chính. Việc này đã khiến giới tướng lĩnh trận mạc, đứng đầu là Tổng tham mưu trưởng Phan Văn Giang người vừa được Chủ tịch Nước Trần Đại Quang phong chức thượng tướng hết sức bất bình.
Việc Tổng Bí thư Trọng tự cơ cấu mình vào Đảng ủy Công an trung ương, với hy vọng sử dụng Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TW Trần Quốc Vượng người thân tín của mình, với hy vọng diễn lại kịch bản của Vương Kỳ Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Kỷ luật trung Đảng CSTQ. Điều mà họ Tập đã tạo ra những cú đánh sấm sét đáng vào Bộ Công an và Quân đội Trung Quốc và để rồi Tập Cận Bình nắm được quyền lực tuyệt đối tại Trung Quốc như hiện nay.
Chính điều này đã khiến giới tướng lĩnh Quân đội và Công An Việt Nam đã phải nghi ngờ thực tâm của ông Trọng, nếu tương lai gần này xảy ra tại Việt Nam theo đúng quy trình, giống như việc Tập Cận bình đã thẳng tay triệt hạ Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh, sẽ rất có thể mở đầu cho việc chiếm quyền lực độc tôn của TBT Nguyễn Phú Trọng thì điều gì sẽ xảy ra?
Và chắc chắn một điều, tương lai việc rập khuôn bài bản của Tập Cận Bình trong việc thanh trừng nội bộ của Nguyễn Phú Trọng đối với đảng CSVN hiện nay khó có thể thành sự thật được. Vì đa số các lãnh đạo của đảng CSVN họ biết rõ âm mưu thâu tóm quyền lực của ông Trọng và người ta đã có bài học từ Trung Quốc.
Cũng như việc ông Đinh Thế Huynh và ông Trần Đại Quang có khả năng thay thế Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhưng đột nhiên cả hai đều lâm trọng bệnh cùng một lúc. Đây cũng là một dấu hỏi rất lớn, rất có thể đây một thủ đoạn mờ ám nhằm loại bỏ hai đối thủ cạnh tranh chức Tổng bí thư sau ông Trọng. Giữa lúc ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng lại lớn tiếng khẳng định, người giữ chức vụ TBT phải là người không có tham vọng quyền lực.
Chủ tịch Trần Đại Quang hiện nay đang trong thời gian hồi phục sức khỏe, việc ông Trần Đại Quang sớm trở lại chính trường cũng vì ông Quang biết rằng, nếu để lâu ông rất dễ mất luôn quyền lực khi quay về. Điều này có thể được hóa giải khi có tin ông Quang ốm phải đi chữa bệnh thì lập tức có tay chân của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vội và lên tiếng yêu cầu ông Quang chuyển giao quyền lực. Với lý do lãng nhách đó là quốc gia không thể thiếu người đứng đầu nhà nước (!?)
Ông Trần Đại Quang và bộ tham mưu sớm phát hiện ra kế hoạch loại trừ mình của Tổng Bí thư Trọng, với mục đích tiến hành kế hoạch nhất thể hóa 2 chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước làm một theo mô hình Trung quốc. Chính vì thế, cùng với sự trở lại Chủ tịch Quang đã có các hoạt động rất ráo riết nhằm thể hiện rõ hơn chức trách Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, người đứng đầu Nhà nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang như Hiến định. Đặc biệt là buổi làm việc với Bộ Quốc phòng chiều ngày 6/9/2017 là điều mà dư luận cho rằng lần đầu tiên ông Trần Đại Quang đã chính thức thể hiện vai trò của mình từ khi nhận chức Chủ tịch Nước từ tháng 4/2016.
Các nguồn tin khả tín tiết lộ cho biết, việc ông Trần Đại Quang lần thứ 2 đột nhiên lại vắng mặt với tin đồn đi Nhật chữa bệnh, thực ra chỉ là một động tác kỹ thuật. Lâu này, người ta đã quá quen cái chiêu mượn truyền thông lề trái để tung tin vì thế khó có thể tin ông Trần Đại Quang bệnh tình tái phái trở lại. Mà nhiều khả năng, ông Trần Đại Quang đang cùng với ông Nguyễn Tấn Dũng và bộ tham mưu đang cố tìm một giải pháp hoàn hảo nhất để lật ngược thế cờ để hạ bệ ông Nguyễn Phú Trọng tại HNTW6 sắp tới. Mà trọng tâm sẽ là việc chống tham nhũng một phía, chỉ cho một bên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Việc Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm ngay từ đầu cho rằng không biết vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh đã trở về Việt Nam, nên rất có thể ông Tô Lâm với tư cách Bí thư Đảng ủy Công an TW sẽ lĩnh sứ mệnh là người nổ pháo hiệu khởi động việc đấu tố ông Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị TW6.
Việc tại sao trước đây, kể cả trước Đại hội XII, lại không xuất hiện các thông tin về cá tiêu cực của ông Đinh La Thăng thời PVN? Vì sao chỉ đến lúc này và trùng với chiến dịch “làm trong sạch nội bộ đảng” của Tổng Bí thư Trọng? Đáng chú ý vụ việc này nóng lên sau khi ông Đinh La Thăng trúng UV Bộ Chính trị và giữ chức vụ Bí thư Thành ủy TP. HCM? Phải chăng Tổng Bí thư Trọng đã hành động theo sự thúc ép của Trương Tấn Sang và cựu Bí thư Lê Thanh Hải?
Một điều chắc chắn, đụng đến những sai phạm của ông Đinh La Thăng, chắc chắn sẽ đụng đến trách nhiệm của hàng loạt lãnh đạo cao cấp khác, chứ đâu phải một mình cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Như các ông Nguyễn Sinh Hùng cựu Chủ tịch Quốc hội; Tô Huy Rứa cựu Trưởng Ban Tổ chức TW; Ngô Văn Dụ nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa 11 v.v... là điển hình trong số những người đã nhận những khoản biếu xén không nhỏ từ Đinh La Thăng. Chính vì thế, các nhân vật nói trên và phe cánh của họ sẽ không chịu bó tay chịu chết. Nói chính xác, số các nhân vật đã nhận tiền từ Đinh La Thăng thì gần hết ban lãnh đạo.
Chuyện bên ngoài hành lang các Hội nghị TW khóa 13, 14 khóa 11 cuối năm 2015 và kể cả tại Đại Hội Đảng toàn quốc Đảng CSVN tháng 1/2016, tay chân của ông Trần Đại Quang đã chia các phong bì dày cộp tiền USD cho nhiều đại biểu, với mục đích để lobby chức Ủy viên Bộ Chính trị cho ông Đinh La Thăng. Vào thời điểm mà người ta cho rằng giành được chiếc ghế Ủy viên TW đối với ông Thăng là một việc quá sức. Đó là lý do vì sao lúc này, hầu hết các ủy viên Bộ Chính trị vẫn “ngậm tăm” giữ im lặng bất thường xung quanh vụ việc OceanBank và tương lai của Đinh La Thăng.
Điều mà giới chức đảng CSVN và ông Nguyễn Phú Trọng lo lắng nhất là, một khi Đinh La Thăng bị dồn ép vào thế cùng sẽ tung ra các bằng chứng, tài liệu tuyệt mật. Kể cả vụ việc ăn chia tiền bán dầu thô lậu cho TQ trong Bộ Chính trị thì ai được ai thua? Nhỡ rồi cùng tất biến, biến tất thông thì sao?
Nhắc lại điều đó để thấy, đội ngũ lãnh đạo cao cấp trong đảng hiện nay làm gì có kẻ không tham nhũng, vì thê họ luôn có tâm lý cho rằng, ông Trọng thịt Đinh La Thăng xong đã chắc gì mình không phải là người tiếp theo? Chắc chắn ông Trọng hiểu được điều đó và cũng lường được hậu quả một khi các nhóm lợi ích trong đảng co cụm và liên kết với nhau. Nhất là vào thời điểm quan hệ Việt Nam và Trung quốc (cũng là thế lực đang chống lưng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng) xấu hơn bao giờ hết.
Tổng BT Nguyễn Phú Trọng vốn đã có một cái dớp đen đủi tại Hội nghị TW 6 khóa 11 (10/2014) đã phải gạt nước mắt khi đọc diễn văn bế mạc, vì không kỷ luật được cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Vì thế, đến Hội nghị TW 6 khóa 12 lần này cũng diễn ra vào tháng 10, liệu lịch sử Đảng CSVN có thể lặp lại và liệu ông Nguyễn Phú Trọng có phải gạt nước mắt để ra đi hay không?
Chính vì thế tương lai chính trị của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị TW 6 khóa 11 mới là điều đáng ngại?
Ngày 19 tháng 09 năm 2017
© Kami
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét