Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Thông điệp Đức đến lãnh đạo Đảng CSVN: chống tham nhũng, nhưng đừng là Triều Tiên


Thông điệp Đức đến lãnh đạo Đảng CSVN: chống tham nhũng, nhưng đừng là Triều Tiên

Đăng bởi Ha Tran on Monday, September 25, 2017 | 25.9.17



Vấn đề là mất bao lâu để Nguyễn Phú Trọng đang thấm dần bài học: chống tham nhũng, nhưng đừng biến Việt Nam thành Triều Tiên.




Mất bao lâu để ông Nguyễn Phú Trọng hiểu được kỷ luật Đảng không đồng nghĩa chà đạp kỷ luật quốc tế?

Vào ngày 22/9, nhân viên thuộc Bộ ngoại giao Đức đã có phát ngôn liên quan đến các diễn biến mới của vụ việc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin, nhấn mạnh: “Chúng tôi mong đợi rằng phía Việt Nam sẽ thực hiện các yêu cầu của phía Đức. Phía Việt Nam biết làm thế nào để có thể khôi phục lại mối quan hệ song phương và khắc phục việc vi phạm pháp luật và phá vỡ lòng tin.”


Bình luận về điều này, TS Lê Đăng Doanh cho biết, đây là tiền lệ “đáng tiếc, đau đớn, chưa từng có”.


Quá nhiều hệ quả, tiêu cực sẽ xảy ra, một hình thức trục xuất lần 2 đối với nhân viên đại sứ quán Việt Nam và hủy bỏ mối quan hệ chiến lược sẽ là một hình thức “cô lập” thời toàn cầu hóa, khi đó, chính trị trong bang giao quốc gia thời kỳ hội nhập đã bị hủy hoại bởi sự “vô pháp”.


Do đó, Việt Nam sẽ không còn quá nhiều thời gian để im lặng, nếu không muốn một diễn biến bất lợi tiếp theo. Việt Nam buộc phải chứng minh tính hành động trong “coi trọng và mong muốn duy trì, phát triển quan hệ đối tác chiến lược” với như cách mà bà Lê Thị Thu Hằng – người phát ngôn Bộ ngoại giao tuyên bố vào ngày 17/8.


Xét trên bề mặt tổng thể, điều này sẽ gây khó khăn cho bản thân Việt Nam, và buộc phải lựa chọn một cách tức thời – vô pháp hay là lâu dài – tôn trọng luật pháp quốc tế. Chắc chắn sẽ không có giải pháp giữa, vừa giữ được Trịnh Xuân Thanh, vừa bắt cầu lại mối quan hệ chiến lược hai nước, trong bối cảnh Hội nghị Apec đang đến gần. Và nếu được hiểu theo một diễn biến “luật lệ trên hết”, thì hành động tiếp theo của Đức (nếu Việt Nam vẫn cứ im lặng) là không tham dự Apec trong tháng 11 sắp tới.


Vì vậy, quan điểm tung hô “Lực lượng an ninh Việt Nam giỏi nhất trên thế giới”, đã và sẽ là những hạt muối rắc vào trong vết thương mà bản thân Bộ Chính trị Việt Nam phải chú ý đến nếu không muốn ngày càng sa lầy vào sự kiện “Trịnh Xuân Thanh”.


Quan điểm của Đức ngày 22/09 cũng sẽ là một câu hỏi cho bản thân hệ thống chính trị Việt Nam nói chung và cá nhân ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói riêng, đó là Hà Nội chỉ được phép chọn Brezhnev hoặc là Khrushchev. Bởi bản thân việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin đã là một minh chứng, tái hiện một Việt Nam “côn đồ” trong hành xử bang giao quốc tế, tương tự như cách mà Brezhnev đã tiến hành cuộc xâm lược Tiệp Khắc – can thiệp nội bộ của nước khác chỉ để “bảo vệ chủ nghĩa xã hội” (đối với Việt Nam là nhằm “thực hiện chống tham nhũng”).


Cựu đại sứ David Brown, nhà ngoại giao từng làm việc ở Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn trước năm 1975, đã có một bài nhận định sâu sắc liên quan đến sự kiện này: Nhà nước Việt Nam có vẻ tự tin về sự cố này, và họ cho rằng, nó sẽ không có hệ quả lâu dài cho mối quan hệ song phương. Và Trịnh Xuân Thanh, sẽ là người chống lại những người mà Nguyễn Phú Trọng muốn, bao gồm Nguyễn Tấn Dũng.


Hiểu đúng, thì trong cơn say tiến hành một cuộc phế truất ảnh hưởng và sự không tôn trọng yếu tố Đảng lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Phú Trọng đã không lường trước mọi hậu quả.


Vấn đề rắc rối hơn, khi nền kinh tế Việt Nam đang bị hủy hoại bởi nạn tham nhũng, nhưng cũng đồng thời, nó [nền kinh tế] muốn khởi sắc lại phụ thuộc vào mối quan hệ với các quốc gia khác. Bởi nội lực bên trong chưa bao giờ là đủ cả [liên hệ sự kiện Bộ Công Thương cắt 675 điều kiện kinh doanh để kích thích thành phần tư nhân cứu rỗi nền kinh tế].


Sự kiện Berlin cho thấy cái đầu thiếu suy nghĩ của nhóm người lãnh đạo Việt Nam, và Hà Nội giờ đây thay vì “thả con son sắt, bắt con cá rô”, thì lại tráo đổi ngược lại. Trong khi đó, sự hài lòng về chính trị dựa trên cuộc chiến chống tham nhũng, nhưng nó cần tạo nền tảng cho nền kinh tế khởi sắc. Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ chẳng thể thuyết phục được “đồng chí” của mình về sự “tài tình của Đảng” và bản thân ông, khi mà chưa thể giải tỏa trọn vẹn vấn đề đến từ Đức.


Nhưng liệu ông Nguyễn Phú Trọng có thực sự sẽ chuyển biến? Hay mải mê đốt lò bất chấp sự xám xịt và ngày càng xám xịt về kinh tế?


Cựu đại sứ David Brown dẫn nguồn nhận định chuyên gia cho hay, ông già 73 tuổi - Nguyễn Phú Trọng là một nhà tu khổ hạnh; một số người gọi ông là một nhân vật lỗi thời. Khi ông ta làm sống lại Nghị quyết T.W 4 (vốn là một văn bản chết khi bị ông Nguyễn Tấn Dũng qua mặt vào cuối năm 2012), sau khi thuyết phục các “đồng chí” hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng, và có lẽ ông TBT sẽ tiếp tục đốt lò để phục hồi “sức chiến đấu của Đảng”.


Và nếu như thế, ngẫu nhiên, TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ vứt đi thành quả của ông Nguyễn Tấn Dũng trong thiết lập quan hệ chiến lược với Đức vào năm 2011, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Đức Angela Merkel đến Việt Nam.


TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ có chút do dự không? Chắc chắn có, nhưng lại không quá nhiều để trở thành một sự “quan tâm ưu tiên”. Bởi bản thân nhà ngoại giao Mỹ David Brown nhấn mạnh, chiến dịch “đốt lò” khởi động bởi ông TBT Nguyễn Phú Trọng như một chiến dịch nhằm trả thù hơn là một sự dọn dẹp đảng – về mặt bản chất. Bởi bản thân ông Nguyễn Phú Trọng buộc phải liên kết với những tổ chức quan liêu và tham nhũng trong đảng, bao gồm cả Bộ Công an. Điều đó cho thấy sự bất chấp để đạt được mục đích của mình. Cách Việt Nam tiến hành tương tự như cách Trung Quốc tiến hành, mọi chiến dịch chống tham nhũng đều là phương pháp ưa thích để loại bỏ đối thủ chính trị.


Do đó, nhìn từ trên cao xuống, cách thức hành xử của Hà Nội giờ không khác gì cách hành xử của Tuần báo Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh với sự “bảo thủ tối đa”, nhưng nó ở trạng thái “im lặng”.


Điều buồn cười, là chủ đề APEC trong “Năm APEC 2017” lại là: “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung.” Và Đức - đối tác thương mại chính của Việt Nam trong Liên minh châu Âu đang mất kết nói với Hà Nội. Bởi đơn giản, Việt Nam đang khiến Đức thiếu động lực, chẳng những không vun đắp, mà còn tìm cách xóa bỏ bằng sự im lặng. “Im lặng” giờ đây, trong hệ thống quá kết nối toàn cầu (như khẩu hiệu Hội nghị G20 vào tháng 7) chưa bao giờ là một giải pháp tối ưu, đôi khi nó lại khiến cho sự việc càng trở nên trầm trọng, khó kiểm soát hơn.


Vấn đề là mất bao lâu để Nguyễn Phú Trọng đang thấm dần bài học: chống tham nhũng, nhưng đừng biến Việt Nam thành Triều Tiên. Hay tăng cường kỷ luật Đảng không có nghĩa là thiếu tôn trọng kỷ luật quốc tế.


Và cuộc chiến chống tham nhũng có thể bị đánh giá lại, bị sụp đổ phụ thuộc vào ông Nguyễn Phú Trọng.


Anh Văn


(VNTB)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét