Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Công Đoàn độc lập tới đâu?


Công Đoàn độc lập tới đâu?

Đăng bởi Ha Tran on Thứ Sáu, ngày 11 tháng 9 năm 2015 | 11.9.15


Có phải điều kiện để Việt Nam gia nhập hiệp định TPP là phải có công đoàn độc lập? Nhà nước CSVN cho biết đang ráo riết muốn gia nhập TPP, vậy thì sẽ cho thành lập công đoàn đôc lập ra sao, hay sẽ công nhận các công đoàn độc lập đang ở bên lề hiện nay?

Bản tin RFA nêu lên qua bài viết tựa đề “Thực tế về công đoàn độc lập tại Việt Nam,” trong đó đã phỏng vấn một số nhà hoạt động.

RFA viết rằng:

“Công đoàn độc lập là vấn đề được nhấn mạnh khi Việt Nam tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương- TPP, do Hoa Kỳ khởi xướng. Tiến triển của việc hình thành công đoàn độc lập tại Việt Nam ra sao?

Nhóm xã hội dân sự độc lập- Lao Động Việt, vừa qua có đợt làm việc với ông James Greene, chuyên viên cấp cao Ủy ban Tài chính- Kinh tế Quốc tế Thượng Viện Hoa Kỳ.”

Cần ghi nhận, đó là buổi gặp diễn ra tại Hà Nội hôm 26 tháng 8-2015.

RFA ghi lời Luật sư Lê thị Công Nhân, một thành viên của Lao động Việt, trình bày lại một số nội dung chính của cuộc gặp diễn ra tại Hà Nội hôm 26 tháng 8:

“Nội dung quan trọng nhất mà chúng tôi nói chuyện với nhau là vấn đề lao động Việt với việc Việt Nam đang đàm phán để gia nhập TPP. Với một cuộc gặp theo hình thức không chính thức như thế thì tôi có nhiều thời giờ để trình bày về người lao động tại Việt Nam hiện nay: hiện trạng cũng như vấn đề mà chúng tôi quan tâm. Tôi cũng khẳng định với ông ấy một điều là dứt khoát chỉ khi nào người công nhân Việt Nam có quyền thành lập và tham gia vào những công đoàn độc lập bằng việc tự lựa chọn và tự đóng góp kinh phí, giám sát việc sử dụng nguồn kinh phí đó cũng như những nhân sự hoạt động trong công đoàn độc lập đó thì may ra câu chuyện về đời sống của người công nhân cũng như năng lực sản xuất của người công nhân Việt Nam mới có thể tiến bộ. Và chỉ khi đó một nước như nước Mỹ mới có thể yên tâm để coi Việt Nam như một đối tác bình đẳng ở một mức độ tối thiểu trong những yêu cầu rất cơ bản để có thể gọi là đối tác kinh tế với nhau được.”

Có thể nhầm lẫn công đoàn nhà nước với công đoàn đôc lập? Dĩ nhiên, CSVN sẽ ra độc chiêu để mập mờ, qua mặt công nhân bằng nhiều cách, để cô lập công đoàn độc lập?

Bản tin RFA ghi nhận:

“Có thể nói nhiều công nhân tại Việt Nam hiện nay phải lo toan cho cuộc sống và ý thức của họ về một công đoàn hoàn toàn độc lập nhằm có thể đấu tranh hiệu quả cho quyền lợi công nhân vẫn chưa cao.

Điều này được cô Đỗ thị Minh Hạnh, người bị kết án tù vì từng giúp công nhân biểu tình đấu tranh đòi hỏi quyền lợi, thừa nhận như sau:

“Về ý thức của người công nhân thì theo từng giai đoạn cũng phát triển hơn, cho đến lúc này người công nhân cũng hiểu biết nhiều hơn; tuy nhiên người công nhân còn hạn hẹp họ chưa hiểu họ phải làm như thế nào để có công đoàn độc lập và công đoàn độc lập vận hành như thế nào. Vì từ xưa đến nay chưa hề có một công đoàn độc lập để họ có thể hình dung được công đoàn độc lập thực sự như thế nào. Họ vẫn còn mơ hồ giữa một công đoàn do nhà nước đặt ra và công đoàn độc lập. Họ cũng nghĩ những công đoàn này thuộc phe cánh giới chủ nhiều hơn là bảo vệ công nhân. Cho nên đây là vấn đề mình phải làm thế nào cho họ hiểu công đoàn độc lập và ý nghĩa của nó....”(ngưng trích)

Hiện thời đang có bao nhiêu công đoàn độc lập tại VN?

Câu trả lời: có 3 công đoàn đôc lập, nhưng đều bị CSVN đẩy vào bóng tối, cô lập, không công nhận.

Nguy hiểm bây giờ là, theo RFA phỏng vấn ông Trương Minh Đức, một thành viên khác của Lao Động Việt:

“...Kể từ khi ‘có’ TPP thì họ thắt chặt an ninh trong các công ty, xí nghiệp; cũng như cho côn đồ giả dạng vào làm công nhân, tạo ra những cuộc đình công, lãn công giả để qui chụp có hình thức chống đối hay có ý tưởng thành lập công đoàn độc lập nhằm loại dần.”

Khó kinh khủng. Nhà nước CSVN quả nhiên trăm mưu ngàn kế... chỉ tội nghiệp cho phận đời công nhân VN.

(Viêt Báo)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét