'Thiếu minh bạch về 8 vụ án trọng điểm'
Reply
Thời sự
30.9.15
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng của Đảng CSVN vừa nói sẽ đưa 8 vụ án trọng điểm ra xét xử trước Đại hội 12 của Đảng.
Trong lúc tám vụ án trọng điểm mà Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng của Việt Nam vừa đề nghị đem ra xét xử trước Đại hội lần thứ 12 của Đảng CSVN được cho là một 'vở diễn', 'ít về số lượng', thì cách thức các vụ án được đưa tin cho thấy một sự 'thiếu tường minh'.
Đó là một vài bình luận mà các nhà quan sát, phân tích chính trị, xã hội Việt Nam nói với BBC.
Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nêu quan điểm cho rằng chống 'tham nhũng' từ đầu nhiệm kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới nay tỏ ra khá 'lúng túng' và tuyên bố này của Đảng chỉ là 'một màn kịch nhạt nhòa'.
Nhà xã hội học nói: "Khi tình hình Đại hội 12 sắp diễn ra lại thấy rộ lên vấn đề chống tham nhũng. Và người ta liệt kê thành tích xử được bao nhiêu vụ, bỏ tù được bao nhiêu anh, rồi kê khai tài sản được bao nhiêu vị.
"Nhưng theo tôi, 'màn kịch này' cũng chỉ là một trong những pha trước Đại hội mà thôi. Đối với người dân như là tôi chẳng hạn, thì tôi suy nghĩ, tôi không thấy có gì là hấp dẫn. Bởi vì người ta cần đột phá thì không thấy, chỉ vậy thôi."
Khi được đề nghị bình luận về tám vụ án cụ thể được đề nghị xét xử, ông nói:
"Tôi không đi vào chi tiết, tôi chỉ nhìn chung màn kịch, thì tôi thấy vở diễn nhạt quá. Nó không hấp dẫn gì cả, người ta cũng phải ly kỳ, hồi hộp... đây thấy nó nhạt nhòa quá, cho nên cái 'miếng võ' mà ngài Tổng bí thư đưa ra tôi thấy nó chẳng phải là võ tàu, mà cũng chẳng phải là võ tây, mà nó lúng túng 'như gà mắc tóc'.
"Cho nên theo tôi, nó cũng không có ý nghĩa gì lắm trong chính trường Đại hội 12 cả. Đấy là theo tôi nghĩ nếu cứ nhìn trên những 'con muỗi mắt', thống kê lên những vụ bắt bớ, với kê khai tài sản... thì tôi thấy vở diễn này kém quá," từ Sài Gòn, Giáo sư Tương Lai nói.
Đụng chạm ô dù
Từ Hà Nội, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nêu quan điểm cho rằng cần theo dõi thêm diễn biến của các vụ xử, tuy nhiên ông thấy rằng các vụ án này là 'quá ít' so với thực tế tình trạng tham nhũng ở Việt Nam mà từ lâu theo ông Đảng và nhà nước 'đã cạn kiệt' ngôn từ trong cuộc chiến chống tệ nạn này.
Ông nói: "Việc chống tham nhũng của Việt Nam thì về mặt lời nói đã dùng những ngôn từ cao nhất rồi, tức là đã cạn ngôn từ rồi: 'giặc nội xâm', rồi 'nguy cơ tồn vong' của đất nước.
"Thế nhưng hiện nay việc chống tham nhũng, Việt Nam rất kém hiệu quả. Cụ thể là xếp hạng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) về cảm nhận tham nhũng của Việt Nam, thì điểm ba năm: 2013, 2014 và 2015 cứ là 31/100, không có thay đổi gì cả."
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương bình luận thêm về tính 'trọng điểm' và điển hình của các vụ án và một vấn đề khá 'nhạy cảm' ở Việt Nam trong chống tham nhũng mà ông gọi là
'đụng chạm ô dù'.
Tiến sỹ Doanh nói: "Theo tôi hiểu 8 vụ ấy thì không phải là nhiều và so với việc tham nhũng mà xã hội Việt Nam hiện nay đang đề cập, thì chắc chắn số vụ tham nhũng rất là nhiều chứ không phải là ít.
"Thế nhưng vấn đề ở đây là chuẩn bị được đến đâu, hồ sơ được đến đâu, điều tra được đến đâu, thì đưa ra đến đấy là một. Việc thứ hai nữa là các việc xử án tham nhũng này thì thường là tham nhũng ở Việt Nam không thể nào thực hiện được, nếu như không có ô dù nhất định.
"Nếu mà xử tham nhũng vụ này, hay vụ kia, rất có thể là sẽ đụng đến cái ô dù nào đấy và đấy là một vấn đề có lẽ là cần tiếp tục theo dõi thêm xem là việc xử nhân vật tham nhũng này có tác động gì đến ông A, ông B nào đấy, ở đâu đấy trên cao hay không. Và điều ấy là điều đáng chú ý trong việc xử tham nhũng trước kỳ Đại hội," Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói.
Hời hợt, bưng bít?
Hôm thứ Ba, từ Sài Gòn, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, một nhà quan sát và vận động cho xã hội dân sự ở Việt Nam bình luận về tám vụ án trọng điểm.
Ông nói với BBC: "Cảm nghĩ của tôi là có vẻ như những vụ án trọng điểm đưa vào năm nay hời hợt hơn khá nhiều so với những vụ án trọng điểm đưa vào những năm trước.
Dường như những vụ án được coi là trọng điểm lại có một cái gì không minh bạch, hoặc là bị bưng bít.
TS. Phạm Chí Dũng
"Thí dụ như vào năm 2013, đã đưa ra một số vụ án trọng điểm, trong đó có đưa ra xử vụ Dương Chí Dũng, tức là Vinalines.
"Và cái cách mà bên ngành tư pháp cũng như bên Đảng chỉ đạo đối với các vụ án trọng điểm thường là phải đưa tên tổ chức đầu tiên, rồi sau đó mới là những cá nhân chịu trách nhiệm nằm trong tổ chức đó, kèm theo chức vụ cụ thể.
"Và thậm chí còn đưa luôn cả nội dung của từng vụ án, từng vụ việc và mức độ vi phạm trầm trọng như thế nào. Nhưng tám vụ án được coi là trọng điểm năm nay lại chỉ có tên cá nhân và đồng phạm, đồng bọn, ngoài ra không có gì khác.
"Và việc mà quá vắn tắt như vậy nó làm cho người ta có cảm nhận đầu tiên là thứ nhất dường như những vụ án được coi là trọng điểm lại có một cái gì không minh bạch, hoặc là bị bưng bít.
"Ít nhất về mặt truyền thông, về mặt tuyên giáo, đưa ra chỉ để cho độc giả, cho dư luận xã hội biết một chút thôi, còn lại người ta muốn che dấu một cái gì đó.
"Cảm nhận thứ hai, nếu như những vụ án này nó đơn giản tới mức chỉ có tên cá nhân và những đồng phạm mà không có mức độ nghiêm trọng như là những vụ án đưa vào những năm trước, thì có thể đây chỉ là những vụ án bình thường và đưa ra xét xử cho có."
"Vấn đề là thời điểm đưa ra vào lúc này nó có ý nghĩa gì," ông Phạm Chí Dũng đặt dấu hỏi.
(BBC)
Trong lúc tám vụ án trọng điểm mà Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng của Việt Nam vừa đề nghị đem ra xét xử trước Đại hội lần thứ 12 của Đảng CSVN được cho là một 'vở diễn', 'ít về số lượng', thì cách thức các vụ án được đưa tin cho thấy một sự 'thiếu tường minh'.
Đó là một vài bình luận mà các nhà quan sát, phân tích chính trị, xã hội Việt Nam nói với BBC.
Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nêu quan điểm cho rằng chống 'tham nhũng' từ đầu nhiệm kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới nay tỏ ra khá 'lúng túng' và tuyên bố này của Đảng chỉ là 'một màn kịch nhạt nhòa'.
Nhà xã hội học nói: "Khi tình hình Đại hội 12 sắp diễn ra lại thấy rộ lên vấn đề chống tham nhũng. Và người ta liệt kê thành tích xử được bao nhiêu vụ, bỏ tù được bao nhiêu anh, rồi kê khai tài sản được bao nhiêu vị.
"Nhưng theo tôi, 'màn kịch này' cũng chỉ là một trong những pha trước Đại hội mà thôi. Đối với người dân như là tôi chẳng hạn, thì tôi suy nghĩ, tôi không thấy có gì là hấp dẫn. Bởi vì người ta cần đột phá thì không thấy, chỉ vậy thôi."
Khi được đề nghị bình luận về tám vụ án cụ thể được đề nghị xét xử, ông nói:
"Tôi không đi vào chi tiết, tôi chỉ nhìn chung màn kịch, thì tôi thấy vở diễn nhạt quá. Nó không hấp dẫn gì cả, người ta cũng phải ly kỳ, hồi hộp... đây thấy nó nhạt nhòa quá, cho nên cái 'miếng võ' mà ngài Tổng bí thư đưa ra tôi thấy nó chẳng phải là võ tàu, mà cũng chẳng phải là võ tây, mà nó lúng túng 'như gà mắc tóc'.
"Cho nên theo tôi, nó cũng không có ý nghĩa gì lắm trong chính trường Đại hội 12 cả. Đấy là theo tôi nghĩ nếu cứ nhìn trên những 'con muỗi mắt', thống kê lên những vụ bắt bớ, với kê khai tài sản... thì tôi thấy vở diễn này kém quá," từ Sài Gòn, Giáo sư Tương Lai nói.
Đụng chạm ô dù
Từ Hà Nội, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nêu quan điểm cho rằng cần theo dõi thêm diễn biến của các vụ xử, tuy nhiên ông thấy rằng các vụ án này là 'quá ít' so với thực tế tình trạng tham nhũng ở Việt Nam mà từ lâu theo ông Đảng và nhà nước 'đã cạn kiệt' ngôn từ trong cuộc chiến chống tệ nạn này.
Ông nói: "Việc chống tham nhũng của Việt Nam thì về mặt lời nói đã dùng những ngôn từ cao nhất rồi, tức là đã cạn ngôn từ rồi: 'giặc nội xâm', rồi 'nguy cơ tồn vong' của đất nước.
"Thế nhưng hiện nay việc chống tham nhũng, Việt Nam rất kém hiệu quả. Cụ thể là xếp hạng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) về cảm nhận tham nhũng của Việt Nam, thì điểm ba năm: 2013, 2014 và 2015 cứ là 31/100, không có thay đổi gì cả."
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương bình luận thêm về tính 'trọng điểm' và điển hình của các vụ án và một vấn đề khá 'nhạy cảm' ở Việt Nam trong chống tham nhũng mà ông gọi là
'đụng chạm ô dù'.
Tiến sỹ Doanh nói: "Theo tôi hiểu 8 vụ ấy thì không phải là nhiều và so với việc tham nhũng mà xã hội Việt Nam hiện nay đang đề cập, thì chắc chắn số vụ tham nhũng rất là nhiều chứ không phải là ít.
"Thế nhưng vấn đề ở đây là chuẩn bị được đến đâu, hồ sơ được đến đâu, điều tra được đến đâu, thì đưa ra đến đấy là một. Việc thứ hai nữa là các việc xử án tham nhũng này thì thường là tham nhũng ở Việt Nam không thể nào thực hiện được, nếu như không có ô dù nhất định.
"Nếu mà xử tham nhũng vụ này, hay vụ kia, rất có thể là sẽ đụng đến cái ô dù nào đấy và đấy là một vấn đề có lẽ là cần tiếp tục theo dõi thêm xem là việc xử nhân vật tham nhũng này có tác động gì đến ông A, ông B nào đấy, ở đâu đấy trên cao hay không. Và điều ấy là điều đáng chú ý trong việc xử tham nhũng trước kỳ Đại hội," Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói.
Hời hợt, bưng bít?
Hôm thứ Ba, từ Sài Gòn, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, một nhà quan sát và vận động cho xã hội dân sự ở Việt Nam bình luận về tám vụ án trọng điểm.
Ông nói với BBC: "Cảm nghĩ của tôi là có vẻ như những vụ án trọng điểm đưa vào năm nay hời hợt hơn khá nhiều so với những vụ án trọng điểm đưa vào những năm trước.
Dường như những vụ án được coi là trọng điểm lại có một cái gì không minh bạch, hoặc là bị bưng bít.
TS. Phạm Chí Dũng
"Thí dụ như vào năm 2013, đã đưa ra một số vụ án trọng điểm, trong đó có đưa ra xử vụ Dương Chí Dũng, tức là Vinalines.
"Và cái cách mà bên ngành tư pháp cũng như bên Đảng chỉ đạo đối với các vụ án trọng điểm thường là phải đưa tên tổ chức đầu tiên, rồi sau đó mới là những cá nhân chịu trách nhiệm nằm trong tổ chức đó, kèm theo chức vụ cụ thể.
"Và thậm chí còn đưa luôn cả nội dung của từng vụ án, từng vụ việc và mức độ vi phạm trầm trọng như thế nào. Nhưng tám vụ án được coi là trọng điểm năm nay lại chỉ có tên cá nhân và đồng phạm, đồng bọn, ngoài ra không có gì khác.
"Và việc mà quá vắn tắt như vậy nó làm cho người ta có cảm nhận đầu tiên là thứ nhất dường như những vụ án được coi là trọng điểm lại có một cái gì không minh bạch, hoặc là bị bưng bít.
"Ít nhất về mặt truyền thông, về mặt tuyên giáo, đưa ra chỉ để cho độc giả, cho dư luận xã hội biết một chút thôi, còn lại người ta muốn che dấu một cái gì đó.
"Cảm nhận thứ hai, nếu như những vụ án này nó đơn giản tới mức chỉ có tên cá nhân và những đồng phạm mà không có mức độ nghiêm trọng như là những vụ án đưa vào những năm trước, thì có thể đây chỉ là những vụ án bình thường và đưa ra xét xử cho có."
"Vấn đề là thời điểm đưa ra vào lúc này nó có ý nghĩa gì," ông Phạm Chí Dũng đặt dấu hỏi.
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét