Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015
Bộ tài chính: Vừa vi phạm nhân quyền vừa ‘’bảo kê’’ cho doanh nghiệp nhà nước thua lỗ
Bộ tài chính: Vừa vi phạm nhân quyền vừa ‘’bảo kê’’ cho doanh nghiệp nhà nước thua lỗ
Reply
Xã hội
29.9.15
Bằng một hành động chưa từng có, Bộ Tài chính VN đang đề nghị Chính phủ và Quốc hội xoá nợ tiền chậm nộp và phạt chậm nộp thuế của nhiều doanh nghiệp nhà nước (DNNN), theo tính toán lên tới 10.000 tỉ đồng.
Nông dân Hà Tĩnh khóc ròng trước cảnh nạn thu thuế bất chấp dân sinh
Bộ này cũng nêu ra một cơ sở cho đề nghị trên: Tổng số nợ thuế tính đến thời điểm tháng 7.2015 vượt mốc 74,000 tỉ đồng. Tình hình này đã trực tiếp cho thấy báo cáo “”GDP năm sau cao hơn năm trước’’ của Chính phủ VN là đáng ngờ đến thế nào: Rất nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đến mức không thể trả nợ thuế.
Tuy nhiên, đề nghị xóa nợ thuế lại chỉ áp dụng cho khối DNNN. Dư luận xã hội lập tức phản bác rằng cơ chế này đang tạo ra một sự phân biệt giữa các thành phần doanh nghiệp, những người đều đang phải chịu những tác động xấu; tạo ra bất bình đẳng xã hội khi “tặng quà” trong trường hợp nợ thuế là trây lỳ; và tạo ra tiền lệ xấu về một “cái phao” xóa nợ cho riêng một loại DN lãi thì chia nhau, lỗ thì bổ vào giá thành, nợ thì nhân dân chịu.
Nhưng sự nguy hiểm không nằm ở con số 10,000 tỉ này. Với cái cớ là để giải quyết dứt điểm các khoản nợ tồn tại cũ, một quan chức Bộ Tài chính cho biết, tiến tới sẽ là sửa luật theo hướng đương nhiên xóa nợ trong một số trường hợp cho DNNN.
Trước khi đưa ra đề nghi không tiền khoáng hậu trên, Bộ tài chính cũng có một đề nghị ‘’trên trời’’ về cấm xuất cảnh đối với công dân nợ thuế từ 50 triệu đồng. Đề nghị này không ăn nhập vào đâu nếu so sánh với các quy định hiện hành về xuất nhập cảnh, đồng thời vi phạm nghiêm trọng quyền con người về đi lại.
Mới đây, Bộ tài chính cũng không chịu giảm giá sữa, cho dù mặt hàng này đang bị giới con buôn và các DNNN thao túng khiến người tiêu dùng khốn đốn.
Dưới thời của Bộ trưởng tài chính Đinh Tiến Dũng, tình trạng thu thuế “sống chết mặc bay” đang cực kỳ phổ biến. Cho tới nay vẫn tồn tại hơn 400 loại phí và lệ phí đè đầu dân chúng, đặc biệt là ‘’thuế nông nghiệp’’ đánh vào tầng lớp nông dân - những người vốn đã bị đẩy đến đường cùng dân sinh.
Nhìn lại cơ chế xóa nợ cho DNNN, không quá khó để nhận ra rằng một lần nữa “kinh tế quốc doanh là chủ đạo” vẫn được giữ vững. Bộ Tài Chính đang biểu hiện những dấu hiệu thô bạo trong sự nghiệp “bảo kê” cho một phần không nhỏ trong 108 tập đoàn và tổng công ty nhà nước, chỉ biết kêu gào bắt nhân dân đóng thuế trả nợ thay cho họ.
Lê Dung / SBTN
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét