Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Tại sao bà Hillary Clinton lại nói ông Tập Cận Bình "đạo đức giả"?


Tại sao bà Hillary Clinton lại nói ông Tập Cận Bình "đạo đức giả"?

Đăng bởi Trung Lập on Thứ Ba, ngày 29 tháng 9 năm 2015 | 29.9.15

Ông Tập Cận Bình dường như đã quên mất rằng chính Bắc Kinh cũng đang áp đặt "luật rừng", "cậy mạnh hiếp yếu" ở Biển Đông, nơi quốc gia này đã dùng vũ lực.


Cựu Ngoại trưởng và hiện là một trong những ứng viên tranh cử Tổng thống sáng giá nhất của Mỹ, bà Hillary Clinton đã lên tiếng chỉ trích ông Tập Cận Bình trên tài khoản Twitter cá nhân riêng của mình về thói "đạo đức giả".


Bà Clinton mô tả việc ông Tập Cận Bình bày tỏ ý định tổ chức một hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc để tôn vinh nữ quyền với sự tham gia của các đệ nhất phu nhân đã hoạt động tích cực trong lĩnh vực này 20 năm qua là hành vi "đáng hổ thẹn" sau khi bà đưa ra một loạt dẫn chứng về kỷ lục vi phạm nữ quyền của Bắc Kinh, tờ Sydney Morning Herald hôm 28/9 đưa tin cho biết.




Bà Clinton đã chỉ trích những tuyên bố của ông Tập Cận Bình là đạo đức giả và đáng hổ thẹn. Ảnh SCMP.


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 28/9 đã có bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc. Chủ đề chính của bài phát biểu này đề cập đến hòa bình, ổn định, bình đẳng và phát triển bền vững. Ông cũng thông báo về việc thành lập quỹ 2 tỷ USD dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc và điều 8.000 quân tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của tổ chức này.


Trong bài phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình tuyên bố rằng tất cả các nước cần hợp tác xây dựng một tương lai công bằng mới, từ bỏ luật rừng.


Ông còn nhắc nhở về sự kết thúc của Thế chiến II và ví nó là "trang đen" trong lịch sử nhân loại, cho rằng Liên Hợp Quốc đã đạt đến một mốc lịch sử mới và cần phải trả lời câu hỏi chính là: làm thế nào để hỗ trợ hòa bình và phát triển trong thế kỷ 21.


Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng, trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế, tất cả các nước phụ thuộc lẫn nhau, do đó, họ cần phải xây dựng một loại mối quan hệ mới, được đặc trưng bởi sự hợp tác cùng có lợi.


"Trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế, sự an toàn của tất cả các nước được kết nối với nhau. Không có nước nào có thể một mình đảm bảo an toàn đầy đủ một mình và không nước nào có thể đạt được sự ổn định trước các sự bất ổn khác. Luật rừng có nghĩa là cậy mạnh hiếp yếu. Các nước không nên hành xử như vậy. Những kẻ kiêu ngạo có thể sử dụng vũ lực, nhưng trên thực tế, họ sẽ gánh kết cục như một kẻ kẻ lấy đá ghè chân mình (?!)", ông nhấn mạnh.


Trung Quốc đang có kế hoạch để tạo ra một quỹ duy trì hòa bình và hỗ trợ phát triển trị giá 2 tỷ USD dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc trong 10 năm. Ngoài ra, ông tuyên bố rằng Trung Quốc trong năm năm tiếp theo sẽ cung cấp 100 triệu USD cho Liên minh châu Phi để đối phó với các cuộc khủng hoảng. Ông cũng hứa hẹn tặng 10 triệu USD cho các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc để thúc đẩy nữ quyền.


Ông Tập Cận Bình còn kêu gọi "các nước lớn, mạnh mẽ và giàu có không đàn áp các nước nhỏ, nghèo và yếu", đối xử với họ như những người ngang, và giải quyết bất đồng thông qua đối thoại và tham vấn (?!).


Lãnh đạo Trung Quốc còn nhấn mạnh rằng cần phải loại bỏ tâm lý chiến tranh lạnh, kêu gọi Liên Hợp Quốc đóng vai trò tích cực hơn nữa trong việc chấm dứt xung đột, gìn giữ hòa bình bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận giải quyết hòa bình các tranh chấp.


Ông Tập Cận Bình còn khẳng định rằng Trung Quốc không bao giờ theo đuổi con đường bá chủ, bành trướng và tách ra khỏi con đường phát triển hòa bình.


Trong bài phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình dường như đã quên mất rằng chính Bắc Kinh cũng đang áp đặt "luật rừng", "cậy mạnh hiếp yếu" ở Biển Đông, nơi quốc gia này đã dùng vũ lực và đưa ra những tuyên bố bất hợp pháp hòng chiếm quyền kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đông. Vậy sự công bằng và được đối xử ngang bằng với những nước Đông Nam Á ở Biển Đông ở đâu? PV.


Trong tuyên bố, ông Tập Cận Bình đã khuyến khích giải quyết bất đồng một cách hòa bình và thông qua đối thoại. Điều này khiến cộng đồng quốc tế cũng không thể không đặt ra câu hỏi tại sao Bắc Kinh đến nay vẫn né tránh vụ kiện đường lưỡi bò do Philippines khởi xướng?


Có thể nói, bài phát biểu của ông Tập Cận Bình trước Đại hội đồng cho thấy Bắc Kinh đang muốn dùng tiền bạc và những lời hoa mỹ để thúc đẩy vị trí của mình như một cường quốc hàng đầu thế giới mạnh mẽ về kinh tế và có trách nhiệm về an ninh, môi trường; tỏ ra là một thành viên thường trực ngày càng tự tin hơn trong Hội đồng Bảo an.


Tuy nhiên, một khi nói không đi đôi với việc làm thì ông Tập Cận Bình đã tự biến mình thành trò cười cho hàng trăm đại biểu ngồi bên dưới lẫn cộng đồng quốc tế - PV./.


Nguyễn Hường


(Giáo Dục)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét