Việt Nam: Chi tiêu như phá vì ngân sách vẫn là ‘bí mật quốc gia’
Đăng bởi Ha Tran on Thứ Ba, ngày 22 tháng 9 năm 2015 | 22.9.15
Trong khi mức trung bình của chỉ số công khai ngân sách trên toàn cầu là 45 điểm thì Việt Nam chỉ đạt 18 điểm. Chỉ số công khai ngân sách của Việt Nam vẫn đều đặn... giảm!
Trước nay, quản lý-phân bổ-sử dụng ngân sách ở Việt Nam vẫn không được công khai,
thiếu minh bạch nên vừa lãng phí, vừa thiếu hiệu quả. (Hình: Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn)
Đó là kết quả mới nhất do Tổ Chức Đối Tác Ngân Sách Quốc Tế khảo sát và công bố.
Tuy không công khai và thiếu minh bạch về ngân sách đã được xác nhận là một trong những nguyên nhân chính khiến lãng phí công quỹ càng ngày càng nghiêm trọng, liên tục bội chi, nợ nần tăng nhiều và nhanh nhưng tại Việt Nam, thu - chi, sử dụng ngân sách vẫn là một thứ bí mật quốc gia!
Hồi tháng 6 vừa qua, ông Lê Đình Khanh, đại biểu của tỉnh Hải Dương ở Quốc Hội Việt Nam từng than rằng, do “Báo cáo ngân sách” được đóng dấu “Mật” nên ông ta không thể công khai những vấn đề có liên quan đến thu - chi, sử dụng ngân sách cho cử tri - những người đã bầu ông ta làm đại diện! Đó cũng là lý do khiến nhân vật này thắc mắc về “công khai” và “dân chủ.”
Ủy Ban Tài Chính-Ngân Sách của Quốc Hội Việt Nam đã từng thực hiện một cuộc khảo sát về “công khai, minh bạch ngân sách” tại các tỉnh là Bắc Giang, Hòa Bình, Nam Định, Quảng Trị và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Kết quả cuộc khảo sát vừa kể cho thấy, không có chính quyền tỉnh nào cung cấp cho dân chúng những thông tin về tổng thu, tổng chi và nơi/người mà dân chúng có thể nêu thắc mắc hoặc góp ý về thu-chi, sử dụng ngân sách.
Cũng theo kết quả cuộc khảo sát vừa kể thì đa số dân chúng chỉ biết rằng họ sẽ phải nộp những khoản nào, nộp bao nhiêu cho ngân sách, còn chính quốc gia dùng công quỹ chi cho những chuyện gì thì họ không biết.
Bởi thu-chi, sử dụng ngân sách được “bảo mật” từ trung ương đến địa phương nên sau khi khảo sát về phân cấp tài khóa tại Việt Nam, Ngân Hàng Thế Giới (WB) cho biết, kế hoạch chi tiêu của chính quyền địa phương không đáng tin cậy vì có sự chênh lệch lớn giữa dự chi và thực chi. Đặc biệt là những khoản thực chi cho đầu tư hạ tầng thường cao hơn 50% so với dự chi. Vượt xa hướng dẫn rằng, mọi thứ chỉ có thể xem là tốt nếu mức độ chênh lệch giữa dự chi và thực chi không nên quá 5%.
Đáng chú ý là theo WB, chênh lệch giữa tổng số dự chi và tổng số thực chi ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam lên tới 42%, ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên lên tới 35%. Tại những tỉnh khác, mức độ chênh lệch giữa tổng số dự chi và tổng số thực chi dao động trong khoảng từ 7% đến 9%.
WB nhận định, tình trạng vừa kể là do phía hành pháp được phép thay đổi dự chi, không cần phía lập pháp - đại diện cho dân chúng xem xét và phê duyệt. Tình trạng này diễn ra ngay cả ở cấp cao nhất. Năm 2013, Quốc Hội CSVN từng ấn định, bội chi không được vượt quá 5.3% GDP nhưng đến hết năm 2013, chế độ Hà Nội vẫn để cho bội chi lên tới 6.6% GDP và chẳng có viên chức nào chịu trách nhiệm.
Trước đây, Dự Luật Ngân Sách Nhà Nước từng có một điều nhằm xác định trách nhiệm của những người phê duyệt, cho phép sử dụng ngân sách sai nguyên tắc. Tuy nhiên mới đây, khi Quốc Hội Việt Nam bỏ phiếu thông qua dự luật này, điều vừa kể đã bị gạt bỏ. Theo tiết lộ của một viên chức lãnh đạo Quốc Hội Việt Nam thì sở dĩ Quốc Hội Việt Nam phải gạt bỏ điều vừa kể bởi có rất nhiều viên chức trong hệ thống chính quyền phản đối, với lý do, cho phép truy cứu trách nhiệm những người phê duyệt, cho phép sử dụng ngân sách sai nguyên tắc là một kiểu “trói” họ!
Khi trò chuyện với tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, ông Mori Mutsuya, người đứng đầu Tổ Chức Hợp Tác Quốc Tế Nhật tại Việt Nam (JICA), nhấn mạnh, ông ta thất vọng vì không thể tìm được những số liệu khả tín về nợ nần của chính quyền Việt Nam với ngoại quốc, với trong nước.
Ông Mutsuya nhận định, nợ nần của Việt Nam tăng vọt là do thâm hụt ngân sách. Thành ra rất cần phải xác định tại sao thâm hụt ngân sách càng ngày càng lớn. trước mắt, JICA có thể xác định, thâm hụt ngân sách càng ngày càng lớn không phải do đầu tư mà vì chi thường xuyên (chi để duy trì hoạt động của hệ thống công quyền) quá lớn (71% tổng chi ngân sách). JICA muốn phân tích để xác định những khoản nào trong chi thường xuyên làm tăng nợ nần nhưng thiếu cả số liệu lẫn thông tin.
Theo tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, nếu không minh bạch về thu-chi, sử dụng ngân sách, không thực hiện nghĩa vụ giải trình và trách nhiệm vẫn là của... tập thể thì ngân sách sẽ tiếp tục thâm thủng và nợ nần tiếp tục gia tăng.
(Người Việt)
thiếu minh bạch nên vừa lãng phí, vừa thiếu hiệu quả. (Hình: Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn)
Đó là kết quả mới nhất do Tổ Chức Đối Tác Ngân Sách Quốc Tế khảo sát và công bố.
Tuy không công khai và thiếu minh bạch về ngân sách đã được xác nhận là một trong những nguyên nhân chính khiến lãng phí công quỹ càng ngày càng nghiêm trọng, liên tục bội chi, nợ nần tăng nhiều và nhanh nhưng tại Việt Nam, thu - chi, sử dụng ngân sách vẫn là một thứ bí mật quốc gia!
Hồi tháng 6 vừa qua, ông Lê Đình Khanh, đại biểu của tỉnh Hải Dương ở Quốc Hội Việt Nam từng than rằng, do “Báo cáo ngân sách” được đóng dấu “Mật” nên ông ta không thể công khai những vấn đề có liên quan đến thu - chi, sử dụng ngân sách cho cử tri - những người đã bầu ông ta làm đại diện! Đó cũng là lý do khiến nhân vật này thắc mắc về “công khai” và “dân chủ.”
Ủy Ban Tài Chính-Ngân Sách của Quốc Hội Việt Nam đã từng thực hiện một cuộc khảo sát về “công khai, minh bạch ngân sách” tại các tỉnh là Bắc Giang, Hòa Bình, Nam Định, Quảng Trị và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Kết quả cuộc khảo sát vừa kể cho thấy, không có chính quyền tỉnh nào cung cấp cho dân chúng những thông tin về tổng thu, tổng chi và nơi/người mà dân chúng có thể nêu thắc mắc hoặc góp ý về thu-chi, sử dụng ngân sách.
Cũng theo kết quả cuộc khảo sát vừa kể thì đa số dân chúng chỉ biết rằng họ sẽ phải nộp những khoản nào, nộp bao nhiêu cho ngân sách, còn chính quốc gia dùng công quỹ chi cho những chuyện gì thì họ không biết.
Bởi thu-chi, sử dụng ngân sách được “bảo mật” từ trung ương đến địa phương nên sau khi khảo sát về phân cấp tài khóa tại Việt Nam, Ngân Hàng Thế Giới (WB) cho biết, kế hoạch chi tiêu của chính quyền địa phương không đáng tin cậy vì có sự chênh lệch lớn giữa dự chi và thực chi. Đặc biệt là những khoản thực chi cho đầu tư hạ tầng thường cao hơn 50% so với dự chi. Vượt xa hướng dẫn rằng, mọi thứ chỉ có thể xem là tốt nếu mức độ chênh lệch giữa dự chi và thực chi không nên quá 5%.
Đáng chú ý là theo WB, chênh lệch giữa tổng số dự chi và tổng số thực chi ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam lên tới 42%, ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên lên tới 35%. Tại những tỉnh khác, mức độ chênh lệch giữa tổng số dự chi và tổng số thực chi dao động trong khoảng từ 7% đến 9%.
WB nhận định, tình trạng vừa kể là do phía hành pháp được phép thay đổi dự chi, không cần phía lập pháp - đại diện cho dân chúng xem xét và phê duyệt. Tình trạng này diễn ra ngay cả ở cấp cao nhất. Năm 2013, Quốc Hội CSVN từng ấn định, bội chi không được vượt quá 5.3% GDP nhưng đến hết năm 2013, chế độ Hà Nội vẫn để cho bội chi lên tới 6.6% GDP và chẳng có viên chức nào chịu trách nhiệm.
Trước đây, Dự Luật Ngân Sách Nhà Nước từng có một điều nhằm xác định trách nhiệm của những người phê duyệt, cho phép sử dụng ngân sách sai nguyên tắc. Tuy nhiên mới đây, khi Quốc Hội Việt Nam bỏ phiếu thông qua dự luật này, điều vừa kể đã bị gạt bỏ. Theo tiết lộ của một viên chức lãnh đạo Quốc Hội Việt Nam thì sở dĩ Quốc Hội Việt Nam phải gạt bỏ điều vừa kể bởi có rất nhiều viên chức trong hệ thống chính quyền phản đối, với lý do, cho phép truy cứu trách nhiệm những người phê duyệt, cho phép sử dụng ngân sách sai nguyên tắc là một kiểu “trói” họ!
Khi trò chuyện với tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, ông Mori Mutsuya, người đứng đầu Tổ Chức Hợp Tác Quốc Tế Nhật tại Việt Nam (JICA), nhấn mạnh, ông ta thất vọng vì không thể tìm được những số liệu khả tín về nợ nần của chính quyền Việt Nam với ngoại quốc, với trong nước.
Ông Mutsuya nhận định, nợ nần của Việt Nam tăng vọt là do thâm hụt ngân sách. Thành ra rất cần phải xác định tại sao thâm hụt ngân sách càng ngày càng lớn. trước mắt, JICA có thể xác định, thâm hụt ngân sách càng ngày càng lớn không phải do đầu tư mà vì chi thường xuyên (chi để duy trì hoạt động của hệ thống công quyền) quá lớn (71% tổng chi ngân sách). JICA muốn phân tích để xác định những khoản nào trong chi thường xuyên làm tăng nợ nần nhưng thiếu cả số liệu lẫn thông tin.
Theo tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, nếu không minh bạch về thu-chi, sử dụng ngân sách, không thực hiện nghĩa vụ giải trình và trách nhiệm vẫn là của... tập thể thì ngân sách sẽ tiếp tục thâm thủng và nợ nần tiếp tục gia tăng.
(Người Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét