Không nên “xóa nợ” cho các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ
Reply
kinh tế
30.9.15
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM: “Dù là DN tư nhân hay Nhà nước đều phải chấp nhận “lời ăn lỗ chịu”. Nếu làm ăn không hiệu quả thì nên cho phá sản, để đỡ ảnh hưởng đến cộng đồng”.
Bộ Tài chính đề xuất xóa khoản tiền 10 nghìn tỷ đồng thuế và tiền phạt do chậm nộp thuế, mà các DN Nhà nước (DNNN) làm ăn thua lỗ đang “mắc nợ”. Xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM, PGĐ Cty địa ốc Đất Lành bày tỏ lo ngại về khả năng gia tăng bất bình đẳng, và dễ khiến các DN tìm cách “trì hoãn” thực hiện nghĩa vụ thuế…
“Xóa nợ” thuế cho các DNNN đang khiến dư luận rất quan tâm, cụ thể về vấn đề này như thế nào thưa ông?
Tôi được biết vấn đề “xóa nợ” cho các DNNN làm ăn thua lỗ, xuất phát từ đề xuất mới đây của Bộ Tài chính trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều về Luật quản lý thuế.
Theo đó, các DNNN kinh doanh thua lỗ, gặp khó khăn, không có khả năng nộp thuế đúng hạn sẽ được xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế, tiền chậm nộp thuế của các khoản nợ thuế phát sinh trước ngày 1-7-2013 và đã nộp khoản nợ thuế gốc trước ngày 31-12-2015.
Trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều về Luật Quản lý thuế cũng có quy định: DNNN thực hiện sắp xếp lại theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được xóa nợ tiền thuế nếu có số nợ thuế lớn hơn hoặc bằng vốn chủ sở hữu Nhà nước tại DN. Hoặc DNNN đã thực hiện cổ phần hóa nhưng nợ thuế chưa được trừ vào vốn Nhà nước tại DN khi chuyển đổi sở hữu.
Thống kê của Bộ Tài chính cho biết, tổng số tiền mà các DNNN đang nợ thuế, và bị phạt chậm nộp thuế được đề nghị “xóa nợ” hiện nay lên tới khoảng 10 nghìn tỷ đồng.
Tôi được biết vấn đề “xóa nợ” cho các DNNN làm ăn thua lỗ, xuất phát từ đề xuất mới đây của Bộ Tài chính trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều về Luật quản lý thuế.
Theo đó, các DNNN kinh doanh thua lỗ, gặp khó khăn, không có khả năng nộp thuế đúng hạn sẽ được xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế, tiền chậm nộp thuế của các khoản nợ thuế phát sinh trước ngày 1-7-2013 và đã nộp khoản nợ thuế gốc trước ngày 31-12-2015.
Trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều về Luật Quản lý thuế cũng có quy định: DNNN thực hiện sắp xếp lại theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được xóa nợ tiền thuế nếu có số nợ thuế lớn hơn hoặc bằng vốn chủ sở hữu Nhà nước tại DN. Hoặc DNNN đã thực hiện cổ phần hóa nhưng nợ thuế chưa được trừ vào vốn Nhà nước tại DN khi chuyển đổi sở hữu.
Thống kê của Bộ Tài chính cho biết, tổng số tiền mà các DNNN đang nợ thuế, và bị phạt chậm nộp thuế được đề nghị “xóa nợ” hiện nay lên tới khoảng 10 nghìn tỷ đồng.
Lý do để các DNNN được đề xuất “xóa nợ” thuế như trên là gì thưa ông?
Về lý do đề xuất “xóa nợ” như trên, Bộ Tài chính cho biết, trong những năm vừa qua, kinh tế trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Thị trường tiền tệ chưa thực sự ổn định, nợ xấu có xu hướng gia tăng; sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn; thị trường BĐS trầm lắng cùng với thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn liên tiếp xảy ra trong thời gian qua đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.
“Thực trạng” này khiến nhiều DN kinh doanh thua lỗ không có khả năng nộp thuế đúng hạn, số lượng DN còn nợ thuế tự giải thể, phá sản, bỏ kinh doanh ngày càng tăng.
Do vậy, Bộ Tài chính đã đề xuất “xóa nợ” tiền phạt chậm nộp thuế, và các khoản phí phát sinh do nợ thuế đối với các DN gặp khó khăn khách quan.
“Thực trạng” này khiến nhiều DN kinh doanh thua lỗ không có khả năng nộp thuế đúng hạn, số lượng DN còn nợ thuế tự giải thể, phá sản, bỏ kinh doanh ngày càng tăng.
Do vậy, Bộ Tài chính đã đề xuất “xóa nợ” tiền phạt chậm nộp thuế, và các khoản phí phát sinh do nợ thuế đối với các DN gặp khó khăn khách quan.
Ông nhìn nhận đánh giá như thế nào về đề xuất “xóa nợ” như trên?
Quan điểm của cá nhân tôi và chắc chắn nhiều người khác cũng đều không đồng ý với đề xuất “xóa nợ” cho các DNNN như trên. Lý do được đưa ra để “xóa nợ” cho các DNNN chưa khách quan thuyết phục. Bởi lẽ, khó khăn chung tất cả cộng đồng DN đều phải đối mặt, thậm chí DN tư nhân còn khó khăn hơn, tại sao lại chỉ mỗi DNNN được “xóa nợ”?
Thực tế, DNNN đã được tạo nhiều ưu thế hơn so với DN tư nhân. Cụ thể, được giao đất, giao tài nguyên, được ưu đãi ưu tiên trong các loại đầu tư… nhưng vẫn làm ăn thua lỗ, thì dứt khoát là do năng lực quản lý điều hành sản xuất kinh doanh kém. Ví dụ, hiện tượng đầu tư không đúng thời điểm, trọng tâm; đầu tư ngoài ngành, kiểu như các DN chuyên về lĩnh vực năng lượng, nhiên liệu cũng “lao đầu” vào BĐS tưởng ngon ăn… hóa ra thua lỗ. Những trường hợp này, DNNN đúng ra phải chấp nhận “dám chơi dám chịu”, bán tài sản của mình của mình ra để bù lỗ.
Thực tế, DNNN đã được tạo nhiều ưu thế hơn so với DN tư nhân. Cụ thể, được giao đất, giao tài nguyên, được ưu đãi ưu tiên trong các loại đầu tư… nhưng vẫn làm ăn thua lỗ, thì dứt khoát là do năng lực quản lý điều hành sản xuất kinh doanh kém. Ví dụ, hiện tượng đầu tư không đúng thời điểm, trọng tâm; đầu tư ngoài ngành, kiểu như các DN chuyên về lĩnh vực năng lượng, nhiên liệu cũng “lao đầu” vào BĐS tưởng ngon ăn… hóa ra thua lỗ. Những trường hợp này, DNNN đúng ra phải chấp nhận “dám chơi dám chịu”, bán tài sản của mình của mình ra để bù lỗ.
Đề xuất “xóa nợ” như trên liệu có khách quan công bằng hay không?
Sẽ không thể công bằng, nếu “nhóm” DNNN vốn được hưởng nhiều ưu đãi, nhưng vẫn làm ăn thua lỗ lại được “xóa nợ” 10 nghìn tỷ nợ thuế? Trong khi DN tư nhân chỉ cần nợ khoảng 100 triệu tiền thuế, là cũng đã gặp đủ chuyện lôi thôi – bị mời lên nhắc nhở, bị “bêu tên” trên báo chí, bị cắt hóa đơn đỏ, Giám đốc DN tư nhân nợ thuế còn bị cấm xuất cảnh, thậm chí bị truy tố ra tòa…
Còn nếu vẫn muốn thực hiện “xóa nợ” cho các DNNN như đề xuất của Bộ Tài chính, tôi cho rằng, trước tiên phải công khai danh tính các DN này lên báo chí, cho mọi người biết “mặt mũi” như đã từng “bêu tên” các DN tư nhân nợ thuế. Thứ hai, cần làm rõ các nội dung nợ bao nhiêu, vì sao nợ? Do không bán được sản phẩm, do quản lý thất thoát, hay do đầu tư trái ngành nghề thua lỗ…? Nếu phát hiện sai phạm do cá nhân nào, thì tịch thu tài sản của cá nhân đó để bù vào.
Còn nếu vẫn muốn thực hiện “xóa nợ” cho các DNNN như đề xuất của Bộ Tài chính, tôi cho rằng, trước tiên phải công khai danh tính các DN này lên báo chí, cho mọi người biết “mặt mũi” như đã từng “bêu tên” các DN tư nhân nợ thuế. Thứ hai, cần làm rõ các nội dung nợ bao nhiêu, vì sao nợ? Do không bán được sản phẩm, do quản lý thất thoát, hay do đầu tư trái ngành nghề thua lỗ…? Nếu phát hiện sai phạm do cá nhân nào, thì tịch thu tài sản của cá nhân đó để bù vào.
Trong tình hình hiện nay, “cảnh ngộ” của các DN tư nhân đang như thế nào thưa ông?
Khoảng 5 hoặc 7 năm trước DN tư nhân của tôi phải trả lãi hơn 20% lãi vay một năm, truy từ cội nguồn của việc này có nhiều lý do. Trong đó phải chăng là cũng có nguyên nhân DN tư nhân phải trả lãi cao, để bù cho những DN hưởng nhiều ưu đãi, nhưng làm ăn thua lỗ?
Từ đó đến nay, các DN tư nhân cũng đã suy yếu đi rất nhiều, do lãi suất ngân hàng có thời điểm rất cao trong khi sản phẩm làm ra không bán chạy. Những DN tư nhân còn trụ vững đến giờ, cũng trong tình trạng “ốm yếu”. Chính vì “ốm yếu”, nên các đại gia nước ngoài đang có một cuộc đổ bộ vào “thâu tóm” mua đứt.
Khi một DN tư nhân được thành lập, chắc chắn rằng không một ông chủ DN nào lại tính đến chuyện, khoảng 5 hay 10 năm nữa DN vững mạnh, có thương hiệu… thì sẽ “bán” cho DN nước ngoài. Thế nên, việc “bán mình” là một quyết định “đau đớn” đối với doanh nhân. Nhưng không có cách nào khác buộc lòng phải chấp nhận bán đi “đứa con” của mình, còn hơn để nó “chết” hoặc sụp đổ, phá sản.
Nếu tình hình này vẫn tiếp tục diễn ra, sẽ dẫn đến việc các DN Việt Nam mãi mãi đi làm thuê cho các DN nước ngoài. Mà thực tế cũng đã có nhiều dấu hiệu cảnh báo, đến một lúc thích hợp các DN nước ngoài từ chỗ là khách, sẽ vươn lên làm chủ, quay lại thao túng thị trường, bắt chẹt người tiêu dùng.
Từ đó đến nay, các DN tư nhân cũng đã suy yếu đi rất nhiều, do lãi suất ngân hàng có thời điểm rất cao trong khi sản phẩm làm ra không bán chạy. Những DN tư nhân còn trụ vững đến giờ, cũng trong tình trạng “ốm yếu”. Chính vì “ốm yếu”, nên các đại gia nước ngoài đang có một cuộc đổ bộ vào “thâu tóm” mua đứt.
Khi một DN tư nhân được thành lập, chắc chắn rằng không một ông chủ DN nào lại tính đến chuyện, khoảng 5 hay 10 năm nữa DN vững mạnh, có thương hiệu… thì sẽ “bán” cho DN nước ngoài. Thế nên, việc “bán mình” là một quyết định “đau đớn” đối với doanh nhân. Nhưng không có cách nào khác buộc lòng phải chấp nhận bán đi “đứa con” của mình, còn hơn để nó “chết” hoặc sụp đổ, phá sản.
Nếu tình hình này vẫn tiếp tục diễn ra, sẽ dẫn đến việc các DN Việt Nam mãi mãi đi làm thuê cho các DN nước ngoài. Mà thực tế cũng đã có nhiều dấu hiệu cảnh báo, đến một lúc thích hợp các DN nước ngoài từ chỗ là khách, sẽ vươn lên làm chủ, quay lại thao túng thị trường, bắt chẹt người tiêu dùng.
Nếu chính sách xóa nợ cho DN Nhà nước như trên được thực thi, ông có lo ngại hay cảnh báo điều gì không?
Luật pháp quy định rất rõ, DN có nghĩa vụ bắt buộc phải nộp thuế phí đầy đủ, đúng hạn cho Nhà nước. Do vậy nợ tiền thuế (vì bất cứ lý do gì) thì đáng lẽ DN phải bị phạt. Đề xuất trên không những không phạt các DN nợ thuế, mà lại tính “xóa nợ” cho họ là rất vô lý.
Điều này dễ tạo tâm lý ỷ lại, thậm chí cố tình trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, bằng cách nghĩ ra các lý do, thậm chí hạch toán sai hòng được… xóa nợ.
Để môi trường kinh doanh lành mạnh, cần phải tuân theo nguyên tắc bất di bất dịch “lời ăn lỗ chịu”. Chứ nếu cứ được cấp vốn và hưởng nhiều ưu đãi nhưng đầu tư “vung vít” dẫn đến thua lỗ, rồi lại được xóa nợ, hoặc được “bù lỗ” thì chỉ dẫn đến hậu quả hàng trăm nghìn DN khối tư nhân lay lắt, ốm yếu, thậm chí phá sản.
Do vậy, tôi cho rằng thay vì xóa nợ cho DNNN thì nên tìm mọi cách thu bằng được khoản 10 nghìn tỷ này, dùng tiền đó cứu hàng trăm nghìn các DN vừa và nhỏ đang “hấp hối”. Nếu làm được điều này, đồng nghĩa với việc cứu hàng triệu người có công ăn việc làm, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Trân trọng cảm ơn ông!
THEO PHÁP LUẬT & XÃ HỘI
Điều này dễ tạo tâm lý ỷ lại, thậm chí cố tình trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, bằng cách nghĩ ra các lý do, thậm chí hạch toán sai hòng được… xóa nợ.
Để môi trường kinh doanh lành mạnh, cần phải tuân theo nguyên tắc bất di bất dịch “lời ăn lỗ chịu”. Chứ nếu cứ được cấp vốn và hưởng nhiều ưu đãi nhưng đầu tư “vung vít” dẫn đến thua lỗ, rồi lại được xóa nợ, hoặc được “bù lỗ” thì chỉ dẫn đến hậu quả hàng trăm nghìn DN khối tư nhân lay lắt, ốm yếu, thậm chí phá sản.
Do vậy, tôi cho rằng thay vì xóa nợ cho DNNN thì nên tìm mọi cách thu bằng được khoản 10 nghìn tỷ này, dùng tiền đó cứu hàng trăm nghìn các DN vừa và nhỏ đang “hấp hối”. Nếu làm được điều này, đồng nghĩa với việc cứu hàng triệu người có công ăn việc làm, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Trân trọng cảm ơn ông!
THEO PHÁP LUẬT & XÃ HỘI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét