4935. 70 năm không rớt giá
Posted by adminbasam on 01/09/2015
Đinh Tấn Lực
1-9-2015
Những tiếng trống trường ngày nhập học năm nay sẽ tịt hết cả.
Chủ đề cuộc hội thảo ngày 28/8/2015 tại Thủ Đô Vì Hoà Bình chứa 5 cặp từ vang động chẳng khác nào mấy vụ nổ liên hoàn mới đây ở Thiên Tân & Liêu Ninh: Tuyên Ngôn/Độc Lập/Giá Trị/Dân Tộc/Thời Đại.
Hãy điểm qua từng cặp, hoặc cặp đôi, xem sao…
Một là, bản Tuyên Ngôn 1945, theo PGS. TS Phạm Ngọc Anh, đã “lên án đanh thép tội ác của chế độ thực dân, phát-xít ở Việt Nam”. Thật vậy, “không ai chối cãi được”, rằng, trong bản văn gồm 1018 từ thần thoại đó đã tích luỹ đến 430 từ lên án đanh thép tội ác của thực dân và phát xít.
Tức là gần phân nửa nội dung. Chính xác là 43,2396%.
Thật không thể tin nổi lãnh tụ đản thời đó đã dày công bóp trán (và nhiều thứ khác) để liệt kê/lột trần ra hết cả những tội ác trời không dung đất không tha của bọn mình người dạ thú kia. Tội nặng nhất, theo Tuyên Ngôn, là của Tây thực dân: “Trong 5 năm, chúng dã man bán nước ta hai lần cho Nhật”!
Phanh phui ra điểm nhấn 43,2396% đó, phải nói chính là công trình gian khổ của PGS. TS Phạm Ngọc Anh.
Hai là, thành quả Độc Lập đã được tuyên xưng đầy đủ trong bản tuyên ngôn thần thoại đó: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập”.
Không phải là chiến thắng thần thánh thì là gì? Này nhé, giặc Pháp đã chạy, mang theo xích xiềng thực dân của nó; giặc Nhật đã cùng phe Trục đầu hàng phe Đồng Minh, tự huỷ gông cùm phát-xít của nó; và nhà vua cuối cùng của triều Nguyễn đã thoái vị, tức không còn trở ngại nào đáng kể, thì cách mạng ta còn chờ gì mà chẳng tiếm ngôi?
Khoan nói tới chuyện ai mời bọn nó quay trở lại, PGS. TS Phạm Ngọc Anh mà không vạch trần điểm này thì quả thật khó lòng biết được cái công trạng thần thánh của các lãnh tụ đản trong cuộc đấu tranh gian khó loại trừ biết bao “thế lực thù địch” trong hàng ngũ người VN đấu tranh chống Pháp, để chiếm lấy vị trí độc nhất vào thời điểm lịch sử đó.
Ba là, Giá Trị Dân Tộc đã được nhấn mạnh trong bản tuyên ngôn thần thoại ấy về kết quả thống kê chính xác ở nhiều cấp bậc nhân dân cao thấp khác nhau: “Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng, kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp”.
Nếu không nhờ PGS. TS Phạm Ngọc Anh, khó ai thấy ra tính dân tộc hiển hiện trong đoạn khẳng định này: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! dân tộc đó phải được độc lập!”.
Liên Xô chống phát-xít. Liên Xô xúi các thuộc địa chống thực dân. Liên Xô chọn thế Đồng Minh. Ta gan góc y hệt Liên Xô. Quả thật, điều đó đã được khẳng định rõ ràng, có thể nói là lần đầu tiên trong mấy ngàn năm lịch sử nước ta, thông qua bản tuyên ngôn thần thoại vô tiền khoáng hậu đó. Công trình phát hiện cái “giá trị dân tộc” này không phải là nhỏ. Nghĩa là không thua gì những kẻ sĩ nhịp giò bình luận bản văn Bình Ngô Đại Cáo khi xưa, hay bản văn Nam Quốc Sơn Hà trước đó nữa.
Bốn là, Giá Trị Thời Đại. Thật sự đây mới điểm nhấn của mọi điểm nhấn của PGS. TS Phạm Ngọc Anh.
Không một ai có thể trình bày khéo hơn TS Anh về cái tính nguyên trạng y xì kéo dài 70 năm của những vấn đề mà bản tuyên ngôn thần thoại đó đề cập tới:
“Ra đời đã 70 năm, nhưng Tuyên ngôn độc lập vẫn mang tính thời sự sâu sắc cả trên bình diện trong nước và quốc tế. Quyền dân tộc tự quyết và quyền con người, độc lập, chủ quyền và tự do, dân chủ, bình đẳng, hạnh phúc…”.
Nói cách khác, đó là những bài toán còn nguyên ẩn số, chưa biết bao giờ mới có đáp án: “Tuyên ngôn độc lập thực sự là bản tuyên ngôn bất hủ, có sức sống trường tồn”. Tương tự như lời phán của một lãnh đạo hàng đầu nổi tiếng (?) từng gãi tai rằng không biết đến cuối thế kỷ này có thấy nó không, cho dù đã bảo nó không phải dạng vừa…
Quan trọng nhất, cái ẩn số sau cùng, không chỉ ở tự thân các vấn đề, mà công khó là ở chỗ PGS TS Phạm Ngọc Anh đã gợi ý cho người theo dõi cuộc hội thảo này phải đọc lại lần nữa và suy nghĩ thêm (cho tới tận cùng rốt ráo) về những mệnh đề cực kỳ sắc bén trong bản tuyên ngôn thần thoại đó:
Chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học.
Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta.
Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy.
Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên.
Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn….
Ở đây, câu hỏi cốt lõi mà PGS. TS Phạm Ngọc Anh khéo léo gợi ý cho người theo dõi buổi hội thảo này tự vấn chỉ 3 từ:
CHÚNG LÀ AI?
Chúng là ai mà bóp nghẹt dạ dày, trí óc và miệng mồm cả dân tộc?
Chúng là ai mà phóng tay tận diệt bất kỳ ai không chấp nhận CNCS?
Chúng là ai mà trả thù dã man những người bất đồng chính kiến sau đó?
Chúng là ai mà thu vét hết cả tài nguyên đất nước vào túi riêng?
Chúng là ai mà giết dân bằng thuế chồng thuế và án chồng án?
Chúng là ai mà bóp nghẹt mọi đường tiến của dân tộc?
Chúng là ai mà chỉ trong vài thập niên, đã bán nước VN ba lần cho Tàu cộng, (thông qua công hàm 1958 & hai mật nghị Thành Đô lẫn Bắc Kinh)?
Chúng là ai mà tuyền những tội ác trời không dung đất không tha, hơn cả bọn mình người dạ thú kia, hơn cả lũ thực dân lẫn phát-xít gộp lại?
Câu trả lời, phải chăng nằm nguyên trên Sa-pô in đậm của bản tin về buổi hội thảo: Sáng 28.8, tại Hà Nội, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh và Khu Di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Tuyên ngôn độc lập – giá trị dân tộc và thời đại”.
Thật không thể tin nổi. Có lý nào CHÚNG LÀ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC LÃNH TỤ CỦA ĐẢNG ?
Thật không thể nào nói lời cảm ơn PGS. TS Phạm Ngọc Anh cho đến tận lòng hết dạ, về kết quả cuộc hội thảo tài tình cực khéo này.
31/8/2015 – Kỷ niệm Ngày Độc Lập của 4 nước: Malaysia (1957), Trinidad & Tobago (1962), Kirgizstan (1991). Nhớ Vương phi Diana của Anh Quốc được hoàn toàn tự do độc lập (1997).
Chủ đề cuộc hội thảo ngày 28/8/2015 tại Thủ Đô Vì Hoà Bình chứa 5 cặp từ vang động chẳng khác nào mấy vụ nổ liên hoàn mới đây ở Thiên Tân & Liêu Ninh: Tuyên Ngôn/Độc Lập/Giá Trị/Dân Tộc/Thời Đại.
Hãy điểm qua từng cặp, hoặc cặp đôi, xem sao…
Một là, bản Tuyên Ngôn 1945, theo PGS. TS Phạm Ngọc Anh, đã “lên án đanh thép tội ác của chế độ thực dân, phát-xít ở Việt Nam”. Thật vậy, “không ai chối cãi được”, rằng, trong bản văn gồm 1018 từ thần thoại đó đã tích luỹ đến 430 từ lên án đanh thép tội ác của thực dân và phát xít.
Tức là gần phân nửa nội dung. Chính xác là 43,2396%.
Thật không thể tin nổi lãnh tụ đản thời đó đã dày công bóp trán (và nhiều thứ khác) để liệt kê/lột trần ra hết cả những tội ác trời không dung đất không tha của bọn mình người dạ thú kia. Tội nặng nhất, theo Tuyên Ngôn, là của Tây thực dân: “Trong 5 năm, chúng dã man bán nước ta hai lần cho Nhật”!
Phanh phui ra điểm nhấn 43,2396% đó, phải nói chính là công trình gian khổ của PGS. TS Phạm Ngọc Anh.
Hai là, thành quả Độc Lập đã được tuyên xưng đầy đủ trong bản tuyên ngôn thần thoại đó: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập”.
Không phải là chiến thắng thần thánh thì là gì? Này nhé, giặc Pháp đã chạy, mang theo xích xiềng thực dân của nó; giặc Nhật đã cùng phe Trục đầu hàng phe Đồng Minh, tự huỷ gông cùm phát-xít của nó; và nhà vua cuối cùng của triều Nguyễn đã thoái vị, tức không còn trở ngại nào đáng kể, thì cách mạng ta còn chờ gì mà chẳng tiếm ngôi?
Khoan nói tới chuyện ai mời bọn nó quay trở lại, PGS. TS Phạm Ngọc Anh mà không vạch trần điểm này thì quả thật khó lòng biết được cái công trạng thần thánh của các lãnh tụ đản trong cuộc đấu tranh gian khó loại trừ biết bao “thế lực thù địch” trong hàng ngũ người VN đấu tranh chống Pháp, để chiếm lấy vị trí độc nhất vào thời điểm lịch sử đó.
Ba là, Giá Trị Dân Tộc đã được nhấn mạnh trong bản tuyên ngôn thần thoại ấy về kết quả thống kê chính xác ở nhiều cấp bậc nhân dân cao thấp khác nhau: “Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng, kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp”.
Nếu không nhờ PGS. TS Phạm Ngọc Anh, khó ai thấy ra tính dân tộc hiển hiện trong đoạn khẳng định này: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! dân tộc đó phải được độc lập!”.
Liên Xô chống phát-xít. Liên Xô xúi các thuộc địa chống thực dân. Liên Xô chọn thế Đồng Minh. Ta gan góc y hệt Liên Xô. Quả thật, điều đó đã được khẳng định rõ ràng, có thể nói là lần đầu tiên trong mấy ngàn năm lịch sử nước ta, thông qua bản tuyên ngôn thần thoại vô tiền khoáng hậu đó. Công trình phát hiện cái “giá trị dân tộc” này không phải là nhỏ. Nghĩa là không thua gì những kẻ sĩ nhịp giò bình luận bản văn Bình Ngô Đại Cáo khi xưa, hay bản văn Nam Quốc Sơn Hà trước đó nữa.
Bốn là, Giá Trị Thời Đại. Thật sự đây mới điểm nhấn của mọi điểm nhấn của PGS. TS Phạm Ngọc Anh.
Không một ai có thể trình bày khéo hơn TS Anh về cái tính nguyên trạng y xì kéo dài 70 năm của những vấn đề mà bản tuyên ngôn thần thoại đó đề cập tới:
“Ra đời đã 70 năm, nhưng Tuyên ngôn độc lập vẫn mang tính thời sự sâu sắc cả trên bình diện trong nước và quốc tế. Quyền dân tộc tự quyết và quyền con người, độc lập, chủ quyền và tự do, dân chủ, bình đẳng, hạnh phúc…”.
Nói cách khác, đó là những bài toán còn nguyên ẩn số, chưa biết bao giờ mới có đáp án: “Tuyên ngôn độc lập thực sự là bản tuyên ngôn bất hủ, có sức sống trường tồn”. Tương tự như lời phán của một lãnh đạo hàng đầu nổi tiếng (?) từng gãi tai rằng không biết đến cuối thế kỷ này có thấy nó không, cho dù đã bảo nó không phải dạng vừa…
Quan trọng nhất, cái ẩn số sau cùng, không chỉ ở tự thân các vấn đề, mà công khó là ở chỗ PGS TS Phạm Ngọc Anh đã gợi ý cho người theo dõi cuộc hội thảo này phải đọc lại lần nữa và suy nghĩ thêm (cho tới tận cùng rốt ráo) về những mệnh đề cực kỳ sắc bén trong bản tuyên ngôn thần thoại đó:
Chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học.
Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta.
Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy.
Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên.
Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn….
Ở đây, câu hỏi cốt lõi mà PGS. TS Phạm Ngọc Anh khéo léo gợi ý cho người theo dõi buổi hội thảo này tự vấn chỉ 3 từ:
CHÚNG LÀ AI?
Chúng là ai mà bóp nghẹt dạ dày, trí óc và miệng mồm cả dân tộc?
Chúng là ai mà phóng tay tận diệt bất kỳ ai không chấp nhận CNCS?
Chúng là ai mà trả thù dã man những người bất đồng chính kiến sau đó?
Chúng là ai mà thu vét hết cả tài nguyên đất nước vào túi riêng?
Chúng là ai mà giết dân bằng thuế chồng thuế và án chồng án?
Chúng là ai mà bóp nghẹt mọi đường tiến của dân tộc?
Chúng là ai mà chỉ trong vài thập niên, đã bán nước VN ba lần cho Tàu cộng, (thông qua công hàm 1958 & hai mật nghị Thành Đô lẫn Bắc Kinh)?
Chúng là ai mà tuyền những tội ác trời không dung đất không tha, hơn cả bọn mình người dạ thú kia, hơn cả lũ thực dân lẫn phát-xít gộp lại?
Câu trả lời, phải chăng nằm nguyên trên Sa-pô in đậm của bản tin về buổi hội thảo: Sáng 28.8, tại Hà Nội, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh và Khu Di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Tuyên ngôn độc lập – giá trị dân tộc và thời đại”.
Thật không thể tin nổi. Có lý nào CHÚNG LÀ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC LÃNH TỤ CỦA ĐẢNG ?
Thật không thể nào nói lời cảm ơn PGS. TS Phạm Ngọc Anh cho đến tận lòng hết dạ, về kết quả cuộc hội thảo tài tình cực khéo này.
31/8/2015 – Kỷ niệm Ngày Độc Lập của 4 nước: Malaysia (1957), Trinidad & Tobago (1962), Kirgizstan (1991). Nhớ Vương phi Diana của Anh Quốc được hoàn toàn tự do độc lập (1997).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét