VNTB - 214 giáo viên "bôi trơn" phô bày bộ mặt thật của cơ chế, và năng lực Bộ GD-ĐT
Đinh Liên (VNTB) 214 giáo viên ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bị mất việc, và không ít trong số đó phải bôi trơn bằng số tiền 40-50, thậm chí là 100 triệu đồng để có suất dạy hợp đồng dài hạn.
“Bôi trơn” để được việc không phải là tin mới mẻ, bởi câu chuyện “trà, nước, phong bì” là bước đi đầu tiên trong tìm việc ở nhà nước, số tiền dao động tùy thuộc vào cấp học, bằng, và vùng mà trường đóng. Nếu ở vùng núi, nơi có thêm tiền hỗ trợ vùng cao, thì con số này có thể tăng lên 200 – 300 triệu đồng/ 1 suất.
Vấn đề là lần đầu tiên, những giáo viên bị ép vào đường cùng này phải bộc lộ những quan điểm rất đời thường của họ là, dù đã “bôi trơn” nhưng giờ bị mất việc, khiến họ rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”, bởi với số vốn đưa ra 50 triệu, thì họ phải dạy không công 1,5 năm và thu hồi vốn phải mất thêm 1,5 năm nữa, sau đó mới chính thức được “hưởng lương”.
Câu chuyện 214 giáo viên ở Kỳ Anh thực chất là một dấu hỏi lớn cho ngành giáo dục nhiều năm liền, và qua nhiều đời Bộ trưởng, nhưng đến nay vẫn loay hoay chưa có câu trả lời. Đó là bao giờ, sinh viên sư phạm ra trường có thể đứng bục giảng mà không phải bôi trơn do cung vượt quá cầu? Việc khống chế số lượng tuyển sinh đầu vào, căn cứ theo dự báo về mức độ cần của xã hội về nhu cầu giáo viên đã được Bộ giáo dục và đào tạo chú ý đến đâu? Hay là cứ mãi quan tâm đến các đề án sách giáo khoa với con số lên đến vài trăm tỷ - vài ngàn tỷ?
Thừa nhận việc bôi trơn, nghĩa là giáo viên thừa nhận tấm gương về người thầy cô giáo nhân dân đã bị vấy bẩn bởi đồng tiền, ít nhất về mặt đạo đức.
Điều gì đã khiến “tiền” quyết định số phận của những người nhà giáo nhân dân? Và đạo đức của người nhà giáo đã bị khống chế ngay từ lúc họ được đứng trên bục giảng?
Những người giáo viên buộc bôi trơn đó họ phải buộc “chung chi” theo cơ chế hiện nay để nuôi ước mơ của mình, nói cách khác, 214 giáo viên và hàng chục ngàn sinh viên sư phạm khác đã và đang là nạn nhân của Bộ Giáo dục và đào tạo, nơi đã thiếu trách nhiệm trong vấn đề quy hoạch đào tạo.
Khi 214 giáo viên bị cắt hợp đồng, họ “hoang mang, không biết kêu ai”, và một trong số họ đã tiếp tục trò chơi “bất công bằng” khi cho rằng, “nếu có đợt tuyển dụng, họ đều mong rằng sẽ được ưu tiên bởi những người này đã có kinh nghiệm, có nhiều năm cống hiến và luôn tận tâm với nghề.”
Và một khi họ (người giáo viên) bị lận đận bởi cái học, và câu chuyện đào tạo nguồn nhân lực quá “cầu” của xã hội vẫn còn tiếp diễn, thì rõ ràng, chúng ta chưa nên kỳ vọng về một sự thay đổi lớn của nền giáo dục nước nhà. Bởi 214 giáo viên bị cắt hợp đồng, trong đó có không ít "bôi trơn" đã phần nào phô bày cơ chế “xin cho” và năng lực giải quyết nguồn nhân lực đào tạo của Bộ GD-ĐT Việt Nam. Câu chuyện Đảng và nhà nước đang quyết tâm “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” trở thành câu chuyện phiếm trong lúc nhàn rỗi.
Tin liên quan: 214 giáo viên mất việc ở Hà Tĩnh: Hợp đồng có được nhờ 'bôi trơn'?
Nỗi buồn hằn trên gương mặt những giáo viên bị chấm dứt hợp đồng
Trước đó, như báo Người Đưa Tin đã phản ánh, việc 214 giáo viên ở thị xã Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa bị đồng loạt cắt hợp đồng ngay trước ngày khai giảng đang khiến dư luận bức xúc.
Trước tình thế này, 214 giáo viên này đã gửi đơn kêu cứu tập thể đến Bộ Nội vụ, Bộ GD – ĐT và các cơ quan báo chí.
Sự việc đã khiến cuộc sống của những giáo viên này bị đảo lộn, tâm lý bị khủng hoảng. Được biết, trong số 214 giáo viên này có nhiều người có thâm niên đứng trên bục giảng 10 – 12 năm, từng bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, có kinh nghiệm và được nhà trường, học sinh tin tưởng. Có gia đình cả 2 vợ chồng đều là giáo viên hợp đồng và đều nằm trong danh sách bị chấm dứt công việc.
Điều đáng nói, trong quá trình tìm hiểu sự việc này, một số giáo viên bị cắt hợp đồng đã chia sẻ: Để có được một suất vào dạy hợp đồng tại các trường trên địa bàn, họ đã phải bỏ ra một khoản tiền từ 40 – 50 triệu đồng, nhiều hơn là 100 triệu đồng để làm phí “bôi trơn”.
Cô H.T.N.A, một trong số 214 giáo viên bị cắt hợp đồng chia sẻ: Với những sinh viên sư phạm mới ra trường, để có thể vào công chức là rất khó, do vậy họ chỉ có thể xin dạy hợp đồng tại các trường. Một số giáo viên như N.A đã phải bỏ ra 40 – 50 triệu để lo lót, làm phí “bôi trơn” mới vào dạy hợp đồng được. Riêng cá nhân N.A., dù không mất tiền chạy và lo lót nhưng chi phí quà cáp thì vẫn phải có.
“Mất tiền lo lót mà công việc ổn định thì đã đành nhưng đã mất tiền mà sau nhiều năm công tác đùng một cái lại bị chấm dứt hợp đồng. Riêng tôi, khi sự việc xảy ra, đã thật sự rất sốc và khủng hoảng tinh thần. Nhiều năm theo nghề, dù là giáo viên hợp đồng nhưng tôi luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc, chưa lúc nào lơ là. Không biết rồi đây tôi sẽ sống như thế nào khi việc làm không có, chồng thất nghiệp và con còn quá nhỏ”, cô N.A. tâm sự.
Được biết, cô N.A. đã có thời gian công tác là 4 năm. Trong 4 năm này, cô luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ và đã có nhiều đóng góp trong công tác Đoàn, Đội tại trường. Ngày nhận thông tin bị cắt hợp đồng, cô cũng ngỡ ngàng không hiểu lí do vì sao. Cũng theo cô N.A., trong buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo huyện Kỳ Anh và 214 giáo viên bị cắt hợp đồng vào chiều ngày 25/8, lãnh đạo huyện giải thích, việc ký hợp đồng với các giáo viên trước đó là việc làm sai của huyện nên bây giờ huyện đang sửa sai. Sau đó, lãnh đạo huyện động viên, cảm ơn và khuyên những giáo viên này hãy xem những năm công tác trước đây như chưa có và bắt đầu lại bằng các ngã rẽ mới.
“Giảng dạy 4 – 5 năm trên bục giảng mà nay bảo chúng tôi xem như chưa có gì thì sao chúng tôi làm được. Bản thân tôi và các đồng nghiệp đều được đào tạo chính quy tại các trường sư phạm, nay với kinh nghiệp lâu năm mà nói rẽ sang con đường khác thì thử hỏi chúng tôi sẽ rẽ hướng nào. Học sư phạm ra trường, chúng tôi cũng chỉ muốn cống hiến đúng với ngành nghề mà mình đã học”, cô N.A nói.
Cũng cùng tâm sự như cô N.A., cô N.T.N.P (SN 1989), giáo viên vừa bị cắt hợp đồng cùng đợt này cho biết, trên thực tế, trong số 214 giáo viên bị cắt hợp đồng, một số người đã phải bỏ tiền chạy vạy, lo lót và “bôi trơn”. “Bản thân tôi khi ký hợp đồng thì không mất tiền “bôi trơn”, tuy niên việc có tiền quà cáp, nước nôi và đi lại này nọ là điều không tránh khỏi”, cô N.P chia sẻ.
Sau khi bị chấm dứt hợp đồng, cô N.P và đồng nghiệp đều rất buồn và cảm thấy tủi thân. Những ngày này của năm trước thì đang bận rộn cho khai giảng, tập văn nghệ đầu năm còn năm nay cô chỉ loanh quanh ở trong nhà mà không dám ra ngoài. Nhiều người hiểu chuyện thì họ động viên, còn một số người không biết chuyện lại cho rằng các cô không hoàn thành tốt công việc nên bị đuổi.
Đứng trước “bước ngoặt cuộc đời”, cô N.P và những đồng nghiệp còn lại đều lo lắng, băn khoăn không biết sẽ phải làm gì, gia đình họ phải sống như thế nào.
Nếu thực sự để có được hợp đồng công tác tại các trường trên địa bàn, các cô giáo phải có phí “bôi trơn” thì bây giờ, họ thực sự đang trong cảnh “tiền mất tật mang”. Nhiều giáo viên ngẹn ngào khi bị huyện Kỳ Anh chấm dứt hợp đồng mà không biết kêu ai.
Những giáo viên này khi được hỏi đều bày tỏ nguyện vọng tha thiết được tiếp tục giảng dạy. Nếu có đợt tuyển dụng, họ đều mong rằng sẽ được ưu tiên bởi những người này đã có kinh nghiệm, có nhiều năm cống hiến và luôn tận tâm với nghề.
Theo Linh Chi – Anh Ngọc (Người Đưa tin)
“Bôi trơn” để được việc không phải là tin mới mẻ, bởi câu chuyện “trà, nước, phong bì” là bước đi đầu tiên trong tìm việc ở nhà nước, số tiền dao động tùy thuộc vào cấp học, bằng, và vùng mà trường đóng. Nếu ở vùng núi, nơi có thêm tiền hỗ trợ vùng cao, thì con số này có thể tăng lên 200 – 300 triệu đồng/ 1 suất.
Vấn đề là lần đầu tiên, những giáo viên bị ép vào đường cùng này phải bộc lộ những quan điểm rất đời thường của họ là, dù đã “bôi trơn” nhưng giờ bị mất việc, khiến họ rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”, bởi với số vốn đưa ra 50 triệu, thì họ phải dạy không công 1,5 năm và thu hồi vốn phải mất thêm 1,5 năm nữa, sau đó mới chính thức được “hưởng lương”.
Câu chuyện 214 giáo viên ở Kỳ Anh thực chất là một dấu hỏi lớn cho ngành giáo dục nhiều năm liền, và qua nhiều đời Bộ trưởng, nhưng đến nay vẫn loay hoay chưa có câu trả lời. Đó là bao giờ, sinh viên sư phạm ra trường có thể đứng bục giảng mà không phải bôi trơn do cung vượt quá cầu? Việc khống chế số lượng tuyển sinh đầu vào, căn cứ theo dự báo về mức độ cần của xã hội về nhu cầu giáo viên đã được Bộ giáo dục và đào tạo chú ý đến đâu? Hay là cứ mãi quan tâm đến các đề án sách giáo khoa với con số lên đến vài trăm tỷ - vài ngàn tỷ?
Thừa nhận việc bôi trơn, nghĩa là giáo viên thừa nhận tấm gương về người thầy cô giáo nhân dân đã bị vấy bẩn bởi đồng tiền, ít nhất về mặt đạo đức.
Điều gì đã khiến “tiền” quyết định số phận của những người nhà giáo nhân dân? Và đạo đức của người nhà giáo đã bị khống chế ngay từ lúc họ được đứng trên bục giảng?
Những người giáo viên buộc bôi trơn đó họ phải buộc “chung chi” theo cơ chế hiện nay để nuôi ước mơ của mình, nói cách khác, 214 giáo viên và hàng chục ngàn sinh viên sư phạm khác đã và đang là nạn nhân của Bộ Giáo dục và đào tạo, nơi đã thiếu trách nhiệm trong vấn đề quy hoạch đào tạo.
Khi 214 giáo viên bị cắt hợp đồng, họ “hoang mang, không biết kêu ai”, và một trong số họ đã tiếp tục trò chơi “bất công bằng” khi cho rằng, “nếu có đợt tuyển dụng, họ đều mong rằng sẽ được ưu tiên bởi những người này đã có kinh nghiệm, có nhiều năm cống hiến và luôn tận tâm với nghề.”
Và một khi họ (người giáo viên) bị lận đận bởi cái học, và câu chuyện đào tạo nguồn nhân lực quá “cầu” của xã hội vẫn còn tiếp diễn, thì rõ ràng, chúng ta chưa nên kỳ vọng về một sự thay đổi lớn của nền giáo dục nước nhà. Bởi 214 giáo viên bị cắt hợp đồng, trong đó có không ít "bôi trơn" đã phần nào phô bày cơ chế “xin cho” và năng lực giải quyết nguồn nhân lực đào tạo của Bộ GD-ĐT Việt Nam. Câu chuyện Đảng và nhà nước đang quyết tâm “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” trở thành câu chuyện phiếm trong lúc nhàn rỗi.
Tin liên quan: 214 giáo viên mất việc ở Hà Tĩnh: Hợp đồng có được nhờ 'bôi trơn'?
Nỗi buồn hằn trên gương mặt những giáo viên bị chấm dứt hợp đồng
Trước đó, như báo Người Đưa Tin đã phản ánh, việc 214 giáo viên ở thị xã Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa bị đồng loạt cắt hợp đồng ngay trước ngày khai giảng đang khiến dư luận bức xúc.
Trước tình thế này, 214 giáo viên này đã gửi đơn kêu cứu tập thể đến Bộ Nội vụ, Bộ GD – ĐT và các cơ quan báo chí.
Sự việc đã khiến cuộc sống của những giáo viên này bị đảo lộn, tâm lý bị khủng hoảng. Được biết, trong số 214 giáo viên này có nhiều người có thâm niên đứng trên bục giảng 10 – 12 năm, từng bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, có kinh nghiệm và được nhà trường, học sinh tin tưởng. Có gia đình cả 2 vợ chồng đều là giáo viên hợp đồng và đều nằm trong danh sách bị chấm dứt công việc.
Điều đáng nói, trong quá trình tìm hiểu sự việc này, một số giáo viên bị cắt hợp đồng đã chia sẻ: Để có được một suất vào dạy hợp đồng tại các trường trên địa bàn, họ đã phải bỏ ra một khoản tiền từ 40 – 50 triệu đồng, nhiều hơn là 100 triệu đồng để làm phí “bôi trơn”.
Cô H.T.N.A, một trong số 214 giáo viên bị cắt hợp đồng chia sẻ: Với những sinh viên sư phạm mới ra trường, để có thể vào công chức là rất khó, do vậy họ chỉ có thể xin dạy hợp đồng tại các trường. Một số giáo viên như N.A đã phải bỏ ra 40 – 50 triệu để lo lót, làm phí “bôi trơn” mới vào dạy hợp đồng được. Riêng cá nhân N.A., dù không mất tiền chạy và lo lót nhưng chi phí quà cáp thì vẫn phải có.
“Mất tiền lo lót mà công việc ổn định thì đã đành nhưng đã mất tiền mà sau nhiều năm công tác đùng một cái lại bị chấm dứt hợp đồng. Riêng tôi, khi sự việc xảy ra, đã thật sự rất sốc và khủng hoảng tinh thần. Nhiều năm theo nghề, dù là giáo viên hợp đồng nhưng tôi luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc, chưa lúc nào lơ là. Không biết rồi đây tôi sẽ sống như thế nào khi việc làm không có, chồng thất nghiệp và con còn quá nhỏ”, cô N.A. tâm sự.
Được biết, cô N.A. đã có thời gian công tác là 4 năm. Trong 4 năm này, cô luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ và đã có nhiều đóng góp trong công tác Đoàn, Đội tại trường. Ngày nhận thông tin bị cắt hợp đồng, cô cũng ngỡ ngàng không hiểu lí do vì sao. Cũng theo cô N.A., trong buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo huyện Kỳ Anh và 214 giáo viên bị cắt hợp đồng vào chiều ngày 25/8, lãnh đạo huyện giải thích, việc ký hợp đồng với các giáo viên trước đó là việc làm sai của huyện nên bây giờ huyện đang sửa sai. Sau đó, lãnh đạo huyện động viên, cảm ơn và khuyên những giáo viên này hãy xem những năm công tác trước đây như chưa có và bắt đầu lại bằng các ngã rẽ mới.
“Giảng dạy 4 – 5 năm trên bục giảng mà nay bảo chúng tôi xem như chưa có gì thì sao chúng tôi làm được. Bản thân tôi và các đồng nghiệp đều được đào tạo chính quy tại các trường sư phạm, nay với kinh nghiệp lâu năm mà nói rẽ sang con đường khác thì thử hỏi chúng tôi sẽ rẽ hướng nào. Học sư phạm ra trường, chúng tôi cũng chỉ muốn cống hiến đúng với ngành nghề mà mình đã học”, cô N.A nói.
Cũng cùng tâm sự như cô N.A., cô N.T.N.P (SN 1989), giáo viên vừa bị cắt hợp đồng cùng đợt này cho biết, trên thực tế, trong số 214 giáo viên bị cắt hợp đồng, một số người đã phải bỏ tiền chạy vạy, lo lót và “bôi trơn”. “Bản thân tôi khi ký hợp đồng thì không mất tiền “bôi trơn”, tuy niên việc có tiền quà cáp, nước nôi và đi lại này nọ là điều không tránh khỏi”, cô N.P chia sẻ.
Sau khi bị chấm dứt hợp đồng, cô N.P và đồng nghiệp đều rất buồn và cảm thấy tủi thân. Những ngày này của năm trước thì đang bận rộn cho khai giảng, tập văn nghệ đầu năm còn năm nay cô chỉ loanh quanh ở trong nhà mà không dám ra ngoài. Nhiều người hiểu chuyện thì họ động viên, còn một số người không biết chuyện lại cho rằng các cô không hoàn thành tốt công việc nên bị đuổi.
Đứng trước “bước ngoặt cuộc đời”, cô N.P và những đồng nghiệp còn lại đều lo lắng, băn khoăn không biết sẽ phải làm gì, gia đình họ phải sống như thế nào.
Nếu thực sự để có được hợp đồng công tác tại các trường trên địa bàn, các cô giáo phải có phí “bôi trơn” thì bây giờ, họ thực sự đang trong cảnh “tiền mất tật mang”. Nhiều giáo viên ngẹn ngào khi bị huyện Kỳ Anh chấm dứt hợp đồng mà không biết kêu ai.
Những giáo viên này khi được hỏi đều bày tỏ nguyện vọng tha thiết được tiếp tục giảng dạy. Nếu có đợt tuyển dụng, họ đều mong rằng sẽ được ưu tiên bởi những người này đã có kinh nghiệm, có nhiều năm cống hiến và luôn tận tâm với nghề.
Theo Linh Chi – Anh Ngọc (Người Đưa tin)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét