Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Thức ăn độc hại tại Làng đại học quốc gia TP.HCM: Hoàn thiện sự tha hóa


VNTB- Thức ăn độc hại tại Làng đại học quốc gia TP.HCM: Hoàn thiện sự tha hóa
Reply
news, opposite, Pv.VNTB., Thức ăn độc hại tại Làng đại học quốc gia TP.HCM: Hoàn thiện sự tha hóa, VNTB
24.12.16

Pv.VNTB.


(VNTB) - Một người dân sống lâu năm tại làng đại học quốc gia TP.HCM kể với phóng viên Hội nhà báo độc lập Việt Nam:“ Các quán ăn trong làng nhập thịt heo với giá chỉ 7000 đồng/kg, thịt bò chỉ 50 000 đồng/kg. Các quán thịt gà thì nhập đùi gà từ Trung Quốc, tủy gà đen thui mà vẫn bán cho sinh viên ăn.







Làng đại học quốc gia TP.HCM là làng đại học đầu tiên trên cả nước. Đây là nơi thí điểm để xây dựng những môi trường đại học thanh lịch cho cả nước. Căng-tin của các trường chỉ chủ yếu phục vụ bữa trưa, hầu hết sinh viên ăn sáng và ăn tối ở những quán cóc bên ngoài hoặc tự nấu ăn.


Một người dân sống lâu năm tại làng đại học quốc gia TP.HCM kể với phóng viên Hội nhà báo độc lập Việt Nam:“ Các quán ăn trong làng nhập thịt heo với giá chỉ 7000 đồng/kg, thịt bò chỉ 50 000 đồng/kg. Các quán thịt gà thì nhập đùi gà từ Trung Quốc, tủy gà đen thui mà vẫn bán cho sinh viên ăn.” Chị sống ở làng đại học quốc gia TP.HCM từ năm 1997 và chứng kiến toàn bộ quá trình phát triển của làng đại học. Nhà ở cách nơi làm việc cả chục cây số, chị phải dậy sớm để đến sở làm. Dọc đường chị phải đi xuyên qua làng đại học quốc gia TP.HCM và thấy những đầu nậu thịt chuyển thịt vào làng. Thịt đựng trong những bao tải mốc meo, bên trong là những tảng thịt đông đen sì nhập cho các quán ăn trong làng đại học. Các quán ăn này ham rẻ, muốn mau chóng thu lợi từ dạ dày sinh viên nên nhận thịt quá hạn từ những đầu nậu này. Qúa trình “đổ thịt” cho các quán diễn ra vào sáng sớm tinh mơ, rất nhanh và gọn lẹ, muộn nhất là vào lúc 5h30 sáng, lúc sinh viên còn chưa thức dậy. Qua một lần đổ nước sôi và thêm hóa chất vào, thịt đen sì cũng trở nên đỏ tươi và trông rất ngon mắt. Vào lúc 6h30 sinh viên đến quán ăn sáng thì thịt đã được tái tạo thơm lừng rồi, không có ai biết nguồn gốc thịt đó là từ các đầu nậu thịt ôi thiu quá hạn sử dụng.


Tại các trường đại học trong khối đại học quốc gia TP.HCM, căng-tin phục vụ sinh viên không được trợ giá. Các trường vẫn coi căng-tin như là một nguồn tiền màu mỡ, giá thức ăn trong căng-tin các trường đắt hơn các quán dọc đường. Sinh viên trong làng đại học quốc gia TP.HCM đa số là con nhà khó khăn hoặc con nhà trung lưu, mỗi tháng bố mẹ cấp cho một số tiền rất giới hạn. Thấy thức ăn trong các quán rẻ hơn trong căng-tin trường tất nhiên các em sẽ chọn ăn trong các quán rẻ đó. Lại có nhiều em không muốn ăn trong quán, nhưng vì căng-tin không làm cơm tối nên các em cũng phải ăn cơm quán bữa tối. Dù biết là cơm đường cháo chợ, không có chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng vẫn phải ăn đại đi.


Một bảo vệ trong làng đại học quốc gia TP.HCM cho biết trước đây ông ở miền Tây, sau gom góp được 100 triệu đồng lên Sài Gòn này mở quán ăn ở trong làng đại học quốc gia TP.HCM. Các quán xung quanh nhập thịt bẩn, thịt độc hại thì bán được giá rẻ, riêng ông mua thịt tại lò mổ thì bị đội giá, sau vài tháng thì thua lỗ. Trải qua trên dưới một năm thì ông phải sang nhượng cửa hàng cơm lại cho người khác. Ông vào công ty bảo vệ và xin vào làm bảo vệ trong một trường đại học, cũng trong làng đại học quốc gia TP.HCM, công việc nhàn hơn và lương tâm cũng đỡ cắn rứt hơn. Tại đây ông kể với các bạn đồng nghiệp rằng các quán thịt dê trong làng đại học vốn là thịt heo, sau khi ngâm hóa chất Trung Quốc rồi ai cũng tưởng là thịt dê. Nhiều bảo vệ trong làng đại học biết chuyện nên kiên quyết không ăn cơm quán, ngày nào cũng mang theo hộp cơm nấu từ nhà đến trường. Nhưng còn 3000 sinh viên thường xuyên ăn cơm ở những quán ăn như thế thì sao?



Thức ăn độc hại đang xảy ra trên toàn cõi Việt Nam, là hệ quả tất yếu của những lứa lãnh đạo sống ngoài nhân loại. Xin được trích lời một nhà báo lão thành thay cho lời kết: “Đến cái chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn làm giả thì đã hoàn thiện sự tha hóa rồi.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét