Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

“Giải oan” cho nguyên Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng bị bắt bỏ vào bao!


“Giải oan” cho nguyên Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng bị bắt bỏ vào bao!
Reply
“Giải oan” cho nguyên Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng bị bắt bỏ vào bao!, Đại Ngàn, news
1.1.17
Đại Ngàn


Với người dân vùng đất đỏ Bazan thì câu chuyện về ông Phạm Thế Dũng (thường gọi là Tám Dũng)- nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai (2 nhiệm kỳ 2005- 2015) luôn là đề tài cuốn hút đến nỗi ở cái xã nghèo vùng sâu, vùng xa cũng “râm ran”.



Chân dung ông Phạm Thế Dũng


Chả là hôm trước (27/12), tôi có dịp đến thăm một xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Gia Lai. Mặc dù nằm lọt thỏm trong khu rừng, đường xá đi lại khó khăn, vậy nhưng những câu chuyện thời sự trên phố núi Pleiku cũng lọt tới tai của người dân ở xã này khiến tôi ngạc nhiên. Tuy nhiên, có lẽ do ở khu vực khá cách xa với những khu dân cư khác nên câu chuyện của họ đã bị “quá lên”.

Trong cuộc trò chuyện về rừng rú, bỗng dưng một Hiệu trưởng với vẻ mặt vừa tự hào về thông tin mình có được vừa nói “Ông Dũng (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai) bữa trước đi tập thể dục trong công viên Diên Hồng bị người ta bắt bỏ vô bao trói lại. Giờ ông không dám sống ở Gia Lai nữa mà sống ở Sài Gòn. Ông này bị dân xây dựng thù lắm vì có một dự án nhưng công ty nào tới đưa tiền chạy dự án ông cũng nhận hết, khi người ta không trúng thầu mà tiền mất nên người ta hận… Với lại người ta mang cả đầu chó vứt vào nhà ông nữa”.


Câu chuyện thật ra không đến mức bắt bỏ bao như ông thầy giáo nọ nói và nó đã cũ rích đối với tôi. Năm ngoái, tôi được 1 cán bộ đảng viên quản lý địa bàn tại ngôi nhà “kiên cố” đến mấy lớp cửa của ông Dũng kể: Trước khi ông Dũng về hưu vài tháng, căn nhà ở đường Tăng Bạt Hổ (TP Pleiku) (ông Dũng có rất nhiều nhà) của ông bị người ta dỡ cổng chở đi đâu đó không biết. Tiếp đến, có người lại chặt vài cái đầu chó và quăng vào sân nhà ông này. Chưa dừng lại, họ còn mang máu chó lên mộ mẹ ông Dũng ở nghĩa trang TP Pleiku viết văn tế sống cắm lên mộ. Sự việc được ông Dũng phát hiện nên phải thuê người lên canh mộ mẹ mình…


Sau khi ông này nghỉ hưu, ông ta không sinh hoạt đảng ở phường mà chuyển về cơ quan vợ để sinh hoạt. Lúc đi tập thể dục ở công viên Diên Hồng thì bị một nhóm người chạy theo sau lưng vừa ném đất, đá vô người vừa chửi thề thật to khiến ông này vừa xấu hổ, vừa sợ hãi phải nhanh chóng lên xe tẩu thoát. Từ đó đến nay, ông ta không bao giờ bén mảng tới khu vực này nữa.


Rồi chuyện “anh Tám” đi ăn phở khô ở quán phở Hồng (TP Pleiku), vừa ngồi chưa nóng ghế đã bị người dân mang tô nước phở tới hắt thẳng vào mặt ông ta.


Nói chung “anh Tám” đi tới đâu bị dân đánh tới đó, vừa lò đầu ra khỏi cổng nhà là đã bị đập ngay… Chỉ có vậy thôi chứ không đến mức như ông thầy giáo nọ nói là “bắt bỏ bao buộc lại”. Đến nay thì không ai thấy “anh Tám” xuất hiện ở Gia Lai, nhưng cũng chưa chắc là “anh Tám” ở dưới Sài Gòn, vì các doanh nghiệp tuyên bố “anh Tám đi tới đâu thì họ theo tới đó”.


Xong đoạn này, tôi kể thông tin mà cán bộ nọ “rỉ tai” cho tôi chuyện “anh Tám” bị trả thù là vì thế này: Ở cái thời mà gỗ trắc “sốt”, nhiều “đại gia” quyết định vét hết tiền, cắm bìa đỏ, thậm chí vay “nóng” để sang Campuchia mua gỗ trắc về Việt Nam bán cho thương lái Trung Quốc. Nếu vốn của họ là 20 tỷ, họ sẽ lời gấp đôi nếu trót lọt. Vì vậy, trước khi đi buôn, họ vác 10 tỷ “tiền lãi” đi gặp “anh Tám” để “bàn chuyện làm ăn”. Sau khi “anh Tám” nhận tiền và đồng ý, họ vác 20 tỷ qua bên kia biên giới để mang gỗ về. Vừa về tới biên giới, “anh Tám” cho đàn em tịch thu ngay. 10 người đi buôn thì 9 người bị “dính quả” như thế này khiến họ tán gia bại sản, căm hận “anh Tám” thấu xương.


Không chỉ vậy, nhiều doanh nghiệp kinh doanh gỗ cũng bị “anh Tám” chỉ đạo cho “lính” đánh úp, phải sập cửa… Nói chung, rất là nhiều doanh nghiệp nhất là gỗ và xây dựng đều “căm” “anh Tám”… chả biết ai “căm” hơn ai (?!)


Chuyện “anh Tám” với các doanh nghiệp thì chưa đủ “sức nóng” đối với người dân nơi đây đâu. Thời “anh Tám” còn đương chức, không cán bộ đảng viên nào ở phố núi không biết chuyện “anh Tám” vào nhà 3 Dũng “chó không sủa” (tức thường xuyên ra vào nhà Thủ tướng Dũng). Bởi vậy, ở cái tỉnh được cho là nghèo Gia Lai nhưng không thiếu gì các dự án “nghìn tỷ” như: Tượng đài Bác Hồ và các dân tộc Tây Nguyên (1.000 tỷ đồng), nâng cấp mở rộng sân bay Pleiku (gần 1.000 tỷ đồng)…. Và rất nhiều dự án khác “có tiếng” như “thủy điện sai lầm thế kỷ” An Khê- Kanak mà “anh Tám” ký “lén” không thông qua Thường vụ…


Tuy nhiên, tôi nghĩ “công lao” to lớn nhất, góp phần phá hoại Gia Lai nhất của “anh Tám” đó là các dự án “chuyển đổi rừng”, từ những cánh rừng đại ngàn, với đủ chủng loại gỗ quý, động- thực vật phong phú, “anh Tám” cũng như các đàn anh trước “bật đèn xanh” cho các lâm tặc chặt hạ. Khi hết gỗ quý, “anh Tám” lại nghĩ ra cách “chuyển đổi rừng nghèo” thành trồng cao su. Một lần nữa, các diện tích rừng còn lại bị san phẳng một cách hợp pháp và được anh “3 Dũng” đồng ý chủ trương này. “Anh Tám” và “anh Ba” bán rừng, rồi bán dự án trồng cao su cho các doanh nghiệp, đến nay rừng chết, cao su không thấy đâu hoặc trồng không lên thì các anh “ngơ ngác” nói là “sai lầm”!


Chuyện về “anh Tám” thì nhiều, ví như chuyện “bảo kê” cho các băng nhóm giang hồ đầu đảng Gia Lai như TL, NL… nhưng tôi chỉ nghe được từ miệng các cán bộ đảng viên nói có vậy. Tôi nghĩ rằng, nguồn tin của các cán bộ đảng viên dưới quyền “anh Tám” thì vẫn đáng tin hơn các giáo viên đang sống ở vùng sâu, vùng xa. Chuyện có sao thì mình nên nói như vậy, mình nói “quá lên” thì vừa mang tội ác khẩu vừa “tội” “anh Tám”, và biết mà không nói thì cũng mang tội…


Vì vậy, tôi cũng chỉ muốn kể ra những câu chuyện trên để ai quan tâm đến “anh Tám” thì nói cho chính xác, chứ dân Việt mình hay tam sao thất bản, tội cho Tám Dũng. Còn thật hư thế nào thì tôi chưa có “vinh dự” được trò chuyện với Tám Dũng nên không dám khẳng định, cũng đã lâu tôi chưa gặp được ông ấy. Cách đây khoảng 3 tháng, một lãnh đạo doanh nghiệp nói có gặp Tám Dũng đi chung máy bay, nhưng “Tám” không dám ngồi ghế thương gia, mà ngồi ở hạng bình dân, ghế cuối cùng với chiếc áo sơ mi nhìn nhàu nhàu, trông khá thảm!


Tôi cũng chợt nghĩ “nhân chi sơ tính bản thiện”, có thể Tám Dũng thấy các đàn anh, đàn chị đảng viên của mình tham lam vô độ, bán nước, hại dân nên Tám Dũng mới liều mình “hy sinh” làm những chuyện bẩn thỉu, độc ác hơn quỷ để rồi khi chuẩn bị “hạ cánh” thì bị dân tình oán thán, gặp đâu đánh đó… cũng chỉ là để làm gương cho các cán bộ đảng viên khác. Hoặc cũng có thể “8” vì đồng tiền, chủ động bán linh hồn cho quỷ dữ để phá tan cái tỉnh miền núi Gia Lai, lòng dân oán thán? Chứ không phải vì mục đích “cao cả trên”. Nhưng dù sao đi nữa thì có một điều chắc chắn rằng, câu chuyện của Tám Dũng đi đến đâu bị đánh đến đó đáng để cho các cán bộ đảng viên làm “gương”.

1 nhận xét:

  1. Nhìn mặt dã thấy mất dạy,và có tiềm năng tham nhũng lớn ! không biết cậu này quê ở tỉnh nào mà tham qua1

    Trả lờiXóa