Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

PGS. NGND HOÀNG VĂN KHOÁN NÓI GÌ VỀ ẤN DỞM "THỜI TRẦN"


PGS. NGND HOÀNG VĂN KHOÁN NÓI GÌ VỀ ẤN DỞM "THỜI TRẦN"



PGS. TS. Nhà giáo Nhân dân Hoàng Văn Khoán trả lời báo chí.


'Ấn thiêng' khắc ngược


Kiều Mai Sơn
Nông nghiệp Việt Nam
07:33, Thứ 2, 22/02/2016

Ấn “Sắc mệnh chi bảo”, hiện vật đào được tại khu vực khảo cổ Hoàng thành Thăng Long được cho là từ đời Trần. Song, ấn này lại khắc ngược. Nghĩa là, chữ khắc trên ấn là xuôi, khi đóng dấu, chữ trên giấy sẽ lộn ngược!

Chúng tôi đã phỏng vấn PGS.NGND Hoàng Văn Khoán (ảnh trên) xung quanh câu chuyện này.

Xin ông cho biết những căn cứ để khẳng định hiện vật “Sắc mệnh chi bảo” là ấn đời Trần?

Tôi dựa vào 3 vấn đề để chứng minh ấn “Sắc mệnh chi bảo” là đời Trần như sau:

Thứ nhất, về căn cứ khảo cổ học, “Sắc mệnh chi bảo” là một di vật nằm trong lớp văn hóa đời Trần ở vườn Hồng. Cho nên nhiều người khẳng định thời Trần vì nó nằm trong tầng văn hóa đấy. Nhưng nói như thế không đủ vì đặt vấn đề có thể về sau nó rơi vãi. Tôi đặt vấn đề nghiên cứu thứ hai về thư pháp trên tiền cổ.

Về thư pháp, tiền cổ từ thời Lê về sau, chữ Bảo một bên bộ Vương, một bên bộ Phễu. Riêng tiền đời Trần và Hồ, chữ Bảo gồm 2 chữ Vương song song. Đó là đồng tiền “Nguyên Phong thông bảo” của vua Trần Thái Tông và tiền “Đại Trị thông bảo” của vua Trần Dụ Tông.


Về sách vở, "Đại Việt sử ký toàn thư", có ghi: Khi vua Trần Thái Tông đem quân thủy bộ lên miền Bắc để trấn ải quân Nguyên. Sai quan giữ ấn, dấu “Sắc mệnh chi bảo” bằng ngọc thì để lại ở cung Đại Minh, mang dấu bình thường [dấu nội mật - PV] đi thôi. Nửa đường, dấu rơi mất. Trần Thái Tông vì việc quân không thể chậm trễ, lấy gỗ khắc ngay. Giữa đường lấy gỗ khắc lại. Đi một chặng đường lại rơi mất ấn đó. Khi trở về, có người nhặt được và đưa đến nộp. Và khi về thì cái “Sắc mệnh chi bảo” bằng ngọc gác ở cung Đại Minh vẫn còn.

Thế thì, ở chỗ phát hiện ra dấu này nó lại gần cung Đại Minh. Dù chưa ai xác nhận, nhưng chỗ đào khảo cổ là có 56 lớp đầm để làm móng, lại tìm được 3 mũ sắt của quân bảo vệ kinh thành, thì tôi chắc đó là cung Đại Minh. Với 3 căn cứ trên, tôi cho cái dấu có thật, đó là đời Trần.

Thưa ông, căn cứ trên hiện vật thì con dấu này khắc trái. Nghĩa là chữ viết trên ấn là xuôi, khi đóng dấu sẽ thành ngược, không đọc được chữ.

Khắc phải như thế đóng ra thành trái, đó là sai. Thế nhưng trong khi chạy giặc thì vẫn sử dụng. Sau này trong sử cũ đã chép rồi.

Bính Thìn, Đại Khánh năm thứ ba [1316]. Mùa Xuân, tháng Hai, xét duyệt quan văn và cấp cho hộ khẩu có mức độ khác nhau. Các quan xét duyệt cho rằng những tấm thiếp đóng ấn gỗ vào năm Nguyên Phong [1251 - 1258] là giả tạo. Thượng hoàng [Trần Anh Tông - PV] nghe tin ấy, bảo họ: “Đó đúng là những tấm thiếp của nhà nước đấy”. Nhân ôn chuyện xưa mà dụ rằng: “Những người ở trong triều mà không am hiểu điển cũ thì lỡ việc nhiều lắm”.
.


“Ấn thiêng” khắc ngược (Ảnh chụp từ hồ sơ của PGS.NGND Hoàng Văn Khoán)
Con dấu đó là con dấu thật và đã sử dụng. Thêm nữa, son để sử dụng đóng dấu thì phải vua mới có, triều đình mới có. Hơn 700 năm dưới lòng đất rồi mà bây giờ son vẫn bám chắc vào gỗ đó, màu đỏ rực rỡ. Chứng tỏ rằng cái này dùng trong triều đình.

Căn cứ theo hiện vật còn lại thì ấn này không có núm cầm?

Không thấy có núm.

Như vậy họ không thể đóng ấn được?

Đóng ấn của nhà vua ngày xưa là 3 người. Hai người kéo giấy ở hai bên. Giữa là người đóng ấn, đặt vào đúng niên hiệu của nhà vua rồi ấn xuống, chứ không phải nắm ấn rồi đóng như ấn thời Nguyễn trên có con rồng hay con phượng nắm vào để đóng đâu.

Có tài liệu nào để khẳng định việc đóng ấn được thực hiện như ông nói?

Tức là hiện vật nó như thế thì nghĩ ra cách đóng có lẽ là như thế. Mà khắc ở giữa đường thì nó thế.


Qua cuộc hỏi chuyện PGS.NGND Hoàng Văn Khoán, chúng tôi nhận thấy nhiều nội dung được thêm vào mà không có trong sử cũ.
Xin trích nguyên văn “Đại Việt sử ký toàn thư” về việc làm dấu gỗ thời Trần để bạn đọc rộng đường so sánh: “Đinh Tỵ, Nguyên Phong năm thứ bảy [1257]... Khi vua [Trần Thái Tông - PV] thân hành thống lĩnh sáu quân đi chống giặc, quan giữ ấn vội vàng giấu ấn báu lên tường điện Đại Minh, chỉ đem ấn nội mật đi theo. Giữa đường, ấn ấy lại mất. Giấy tờ trong quân không có ấn. Vua sai thợ khắc gỗ làm ấn. Đến khi xa giá về kinh, lại có người đem dâng con ấn bị mất, ấn báu giấu đi vẫn còn nguyên ở chỗ cũ”.

KIỀU MAI SƠN ________
.

Ối trời ơi! Sao các cụ tướng lĩnh đời Trần ngu thế nhỉ? Khắc cái ấn mà khắc ngược thì đóng thế đếch nào được!

Ối ông Tín ơi! Ối ông Khoán ơi! Ới bà con ơi...
Trình của các ông thế này thì còn non lắm, chỉ có thể lừa được lãnh đạo thôi, không lừađược dân đâu nhá!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét