Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

Luật biểu tình hoãn vì đâu.?


Luật biểu tình hoãn vì đâu.?

Đăng bởi Ha Tran on Chủ Nhật, ngày 28 tháng 2 năm 2016 | 28.2.16


Thượng tướng Bùi Văn Nam, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an

Năm 2011 trong kỳ họp thứ hay của quốc hội nước CHXHCH Việt Nam thảo luận về việc diễn ra gay gắt.

Cuộc tranh cãi diễn ra giữa bên ủng hộ ra luật biểu tình là đại biểu Dương Trung Quốc và đại biểu Hoàng Hữu Phước , nhưng cuối cùng kết thúc kỳ họp quốc hội năm 2011 luật biểu tình không được nhắc.

Đại biểu quốc hội đại diện cho thành phố Hồ Chí Minh Hoàng Hữu Phước đã phát ngôn rằng '' không việc gì phải nôn nóng ra luật biểu tình, cần phải xem xét nhiều vấn đề khác khi luật này được công nhận ''

Từ đó đến nay, năm nào trong các phiên họp của quốc hội cũng có một vài lần luật biểu tình được đưa ra. Nhưng mới bàn được vài câu thì đã bị những ý kiến bác bỏ.

Đến kỳ họp thường vụ quốc hội tháng 12 năm 2015, quốc hội đã nhắc đến việc đưa luật biểu tình ra thống nhất vào kỳ họp quốc hội tháng 3 năm 2016. Nhưng bộ phận chịu trách nhiệm soạn thảo luật biểu tình là phía công an đã chưa xin được ý kiến của các bộ ngành có liên quan.

Ông Bùi Văn Nam, thứ trưởng công an cho biết

'' Vì một số bộ ngành chưa có ý kiến hồi âm, cho nên sẽ hoãn luật biểu tình và thay thế vào đó là để quốc hội thông qua luật cảnh vệ ''

Vậy các bộ ngành nào đã chần chừ không đưa ý kiến đóng góp của mình, khiến bộ công an không thể hoàn thiện luật biểu tình trình quốc hội.?

Trong phiên họp quốc hội này, đại diện bộ quốc phòng cho biết, họ sẽ triệu tập quân uỷ trung ương để xem xét và cho ý kiến về luật biểu tình.

http://vneconomy.vn/thoi-su/luat-bieu-tinh-co-kha-nang-lai-lo-hen-2015121103243960.htm

Cháy nhà ra măt chuột, tuy ông Bùi Văn Nam không nói rõ bộ ngành nào chậm phản hồi ý kiến. Nhưng phát biểu của đại diện bộ quốc phòng đã cho thấy chính quân uỷ trung ương là bộ phận đã cố tình trì hoãn, ngăn cản để luật biểu tình ra đời.

Hai tháng sau, ngày 17 tháng 2 năm 2016 thường vụ quốc hội họp và lại đưa vấn đề luật biểu tình ra để bàn. Ông chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói thẳng '' nguyên nhân chậm luật biểu tình là do bên phía có trách nhiệm soạn luật đã không đưa ra để quốc hội quyết, không phải lỗi tại quốc hội ''

Bộ Tư Pháp do ông Hà Hùng Cường đưa lý do cần phải chỉnh lý luật này để tạo sự đồng thuận, nên xin quốc hội cho hoãn lại đến tháng 11 năm 2016. Lúc này ông Nguyễn Kim Khoa uỷ viên thường vụ quốc hội, chủ nhiệm uỷ ban an ninh quốc phòng của quốc hội bức xúc nói.

'' Làm luật biểu tình không phải là để đổi mới chính trị, mà để đảm bảo quyền con người, nếu chúng ta dùng nghị định 38 để hạn chế quyền công dân biểu tình là trái hiến pháp ''.

Ai lo sợ biểu tình sẽ làm '' thay đổi chính trị' khiến ông Khoa phải nói vậy. ?

Một lần nữa thủ phạm lại là bộ quốc phòng, quân uỷ trung ương. Lần này thì quân uỷ trung ương đã nói thẳng, vì sợ biểu tình làm thay đổi chính trị cho nên họ không đồng tình. Chính lý do của quân uỷ trung ương, mà bộ tư pháp e sợ đành phải nói cần lùi lại để đạt được đồng thuận cao.

http://motthegioi.vn/chuyen-hang-ngay/tu-chuyen-lui-lam-luat-bieu-tinh-vi-so-doi-moi-chinh-tri-289365.html

Tất cả đã rõ, không phải bộ công an, bộ tư pháp, quốc hội trì hoãn ra luật biểu tình. Mà chính quân uỷ trung ương đã chủ trương không chấp nhận luật biểu tình. Đấy là lý do khiến vì sao đến giờ bộ luật này vẫn không đưa đưa ra trình quốc hội.

Nhưng tại sao quân uỷ trung ương lại ngăn cản luật biểu tình trong khi quốc hội, bộ công an và nhiều bộ ngành khác muốn luật biểu tình được thông qua. ?

Hãy đến với bài phát biểu của đại tướng Ngô Xuân Lịch, uỷ viên bộ chính trị, uỷ viên quân uỷ trung ương, thứ trưởng bộ quốc phòng, chủ nhiệm tổng cục chính trị quân đội.

'' Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh: Năm năm qua, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Trong nước, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, chúng ta phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhất là sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch bằng chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ ta, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang ''

Những phát biểu trên của Ngô Xuân Lich tại kỳ họp quốc hội đầu năm 2016 cho thấy, nhiệm vụ bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng là nhiệm vụ chính của quân đội Việt Nam ngày nay. Nó còn quan trọng hơn cả nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền tổ quốc. Chỉ đạo quân đội thực hiện nhiệm vụ ấy chính là quân uỷ trung ương. Hiện nay, trong những cơ quan đầu não của chế độ có đến 3 người trong quân uỷ trung ương, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng rồi đến Ngô Xuân Lịch và Lương Cường.

Lịch và Cường là hai tướng phụ trách chính trị ở quân khu 3, được Nguyễn Phú Trọng đưa vào quân uỷ trung ương ở nhiệm kỳ thứ nhất của Trọng làm Tổng Bí Thư. Đến nhiệm kỳ thứ hai này, Trọng đã đưa Lịch vào Bộ Chính Trị và Cường vào ban bí thư. Tương lai vài tháng tới Lịch sẽ giữ chức bộ trưởng quốc phòng. Việc sắp đặt hai tướng thuộc tổng cục chính trị như thế, cho thấy mục tiêu của Trọng giao cho quân đội bảo vệ chế dộ quan trọng và cấp thiết hơn việc bảo vệ chủ quyền , lãnh thổ quốc gia.

Với mục tiêu như thế, việc quân uỷ trung ương , bộ quốc phòng trì hoãn luật biểu tình là đương nhiên. Vì họ e sợ luật biểu tình sẽ là gánh nặng cho nhiệm vụ bảo vệ Đảng của họ.

Đến đây thì đã rõ, kẻ chủ mưu hoãn luật biểu tình chính là cáo già Nguyễn Phú Trọng, đương kim chủ tịch quân uỷ trung ương. Nhưng với bản chất khôn ranh, Trọng cho đệ tử của mình là Ngô Xuân Lịch đại điện cho quân uỷ trung ương không chấp nhận cho ra luật biểu tình.

Việc ngăn cản luật biểu tình phải là mưu đồ của Nguyễn Phú Trọng, chuyện quân uỷ trung ương đại diện là Lịch đứng ra ngăn cản biểu tình tại quốc hội, không thể không có ý kiến chỉ đạo của Trọng. Thế nhưng, lúc này um xùm bên nọ đổ tại bên kia. Nguyễn Phú Trọng làm ngơ như mình không hề liên quan. Khiến những người khác, bộ ngành khác phải mang tiếng với nhân dân về món nợ luật biểu tình. Trong mớ rối rắm hoả mù cãi cọ ấy, không ai biết hoặc không ai dám nhắc thủ phạm chính ngăn luật biểu tình là Nguyễn Phú Trọng.

Đến lúc phải có ý kiến cử tri chất vấn đại biểu Nguyễn Phú Trọng về quan điểm của ông ta về việc lùi thời hạn dự án luật biểu tình. Để xem thái độ, quan điểm của ông ta rõ ràng về vấn đề này như thế nào. Bởi ông ta chính là người đứng đầu cơ quan quan uỷ trung ương, nơi đã làm tắc ách dự án luật biểu tình không đưa tới được quốc hội xem xét. Không thể để ông ta nấp sau tấm màn hung giật dây, xúi khiến rồi giả bộ ngây ngô, hiền lành như người không liên quan gì.

Một người có thái độ rõ ràng quan điểm khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào biển Đông như nhà báo Huy Đức nói, càng cần phải có thái độ quan điểm rõ ràng trước vấn đề hoãn tới hoãn lui luật biểu tình này. Đây là '' đường bóng ngang qua chân ông Trọng ''. Nếu là người có tháị độ rõ ràng, ông sẽ chớp cơ hội là người tử tế khi có tiếng nói dũng khí để đòi món nợ quyền biểu tình cho người dân.

Nếu không, Nguyễn Phú Trọng chỉ là kẻ thâm hiểm nhất trong những kẻ thâm hiểm trong hàng ngũ lãnh đạo cộng sản Việt Nam ngày nay.


Người Buôn Gió

(Người Buôn Gió Blog)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét