VNTB- Đòi hỏi ‘tách đảng’ đang trở thành xu thế ở Việt Nam
Reply
Đòi hỏi ‘tách đảng’ đang trở thành xu thế ở Việt Nam, news, opposite, Thiền Lâm, VNTB
6.10.17
Thiền Lâm
Cali Today
Vietnam – Cali Today News – Liên tiếp trong hai tháng Tám và Chín năm 2017, đã xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng hơn về yêu sách “đưa đảng Cộng Sản trở về tên đảng Lao Động” trong đời sống chính trị ở Việt Nam.
Dấu hiệu đầu tiên xuất hiện từ ông Tương Lai ở Sài Gòn với lá thư với đại ý “cắt đứt quan hệ với đảng do Nguyễn Phú Trọng thao túng” để quay về “đảng Hồ Chí Minh”.
Trong biên niên sử Cộng sản Việt Nam, “đảng Hồ Chí Minh” được hiểu là đảng Lao Động.
Dấu hiệu thứ hai xuất hiện từ ông Nguyễn Trung ở Hà Nội với một bản kiến nghị, trong đó có nội dung “trở về tên đảng Lao Động”.
Ông Nguyễn Trung – thư ký của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt Ảnh: BBC.com
Cả hai ông Tương Lai và Nguyễn Trung đều là đảng viên, cựu quan chức, và quan trọng nhất đã gặp nhau ở ý tưởng “trở về tên đảng Lao Động”.
Giả thử đảng Cộng Sản trở về tên đảng Lao Động, tên nước cũng vì thế có khả năng đổi: từ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Những lá thư của ông Tương Lai và Nguyễn Trung xuất hiện trong bối cảnh vừa âm ỉ, vừa râm ran dư luận về khả năng có thể hình thành thể chế “đảng trong đảng” ở Việt Nam.
Từ năm 2016, đã xuất hiện những cuộc trao đổi trong giới quan chức cao cấp hưu trí và giới trí thức “phản biện trung thành” về khả năng đổi tên đảng Cộng Sản trở về tên đảng Lao Động như trong quá khứ xa. Hoặc có thể “tách đảng” thành hai – vừa đảng Cộng Sản vừa đảng Lao Động trong tương lai gần.
Từ trước Tết nguyên đán 2017, lại râm ran dư luận trong giới “phản biện trung thành” về khả năng có thể đề nghị hình thành thể chế “đảng trong đảng”, nhưng với một cái tên mới hoàn toàn cho đảng cầm quyền.
Vào tháng Năm năm 2017, có tin một nhóm cán bộ cao cấp ở miền Nam đã ra Hà Nội gặp Tổng bí thư Trọng để đưa ra đề nghị “đưa đảng Cộng Sản trở về tên đảng Lao Động”. Nhưng không nghe ông Trọng trả lời trả vốn gì.
Ngày 17/5/2017, Tạp chí Tia Sáng (thuộc Bộ Khoa Học Công nghệ) – một tờ báo nhà nước được xếp vào số ít ỏi cơ quan báo chí mang quan điểm phản biện và có hơi hướng cấp tiến, đã chính thức đăng bài viết “Nhất thể hóa: Phân tích để lựa chọn mô hình” của tác giả Nguyễn Sĩ Dũng – cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Bài viết trên của quan chức về hưu Nguyễn Sĩ Dũng lại đề cập đến một vấn đề được xem là “rất nhạy cảm” đối với thể chế độc đảng ở Việt Nam: chọn mô hình đại nghị hay mô hình Tổng thống lưỡng tính?
Việc Tạp chí Tia Sáng “dũng cảm” đăng bài viết “Nhất thể hóa: Phân tích để lựa chọn mô hình”, như một công bố chính thức trên hệ thống truyền thông, có thể được xem là một tín hiệu về những thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam trong tương lai, mà gần nhất có thể trong 1-3 năm tới.
Có thể thấy, yêu cầu “trở về tên đảng Lao Động” từ một số năm qua và đặc biệt gần đây đã không còn là ý tưởng của một ít cá nhân, mà đã trở thành quan điểm mang tính tập thể của một số trí thức, cựu quan chức và có thể cả quan chức.
Gần đây, “bế tắc” là từ ngữ không còn lấp ló nơi cửa miệng của giới quan chức, mà đã được một số quan chức can đảm và bạo miệng nhất nói ra hoặc thốt ra.
Nguồn gốc của căn bệnh quá trầm kha, rốt cuộc được cho rằng chủ yếu do cơ chế một đảng gây ra. Cho đến giờ này, chống tham nhũng đã trở nên vô phương ở Việt Nam. Độc đảng chính là nguồn cơn sinh ra quốc nạn tham nhũng.
Chỉ còn cách đa đảng và cải tổ thì may ra mới cứu vãn được dân tộc, người nghèo và đương nhiên cứu cả giới quan chức đương chức lẫn về hưu.
Nhưng không chỉ giới trí thức phản ứng đối với ý thức hệ giáo điều của đảng Cộng Sản, tự thân “xung đột nội bộ” cũng góp phần đẻ ra nhu cầu hướng đến đa đảng.
Sau Đại hội 12 vào đầu năm 2016, những nhóm quyền lực cũ và mới song song tồn tại và sinh sôi nảy nở ngày càng nhiều. Nhưng cốt tử hơn, những nhóm này – trong mối kết nối chặt chẽ với các nhóm lợi ích cũ và mới – đang ngày càng nhận ra tương lai hoàn toàn bế tắc nếu cứ cắm đầu tuân theo những bản nghị quyết vô hồn về “chủ nghĩa xã hội” hoặc “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Một trong những lý do đơn giản nhất là ngày càng lo sợ sự bùng nổ phản kháng và hành động trả thù của dân chúng, đặc biệt từ những người dân đã bị biến thành nạn nhân khốn cùng của chế độ. Một bài toán rất thực tế: giới quan chức tìm đâu ra lối thoát chính trị và lối thoát sinh mạng ở Việt Nam và cả trên “trường quốc tế”, trong khi tài sản và thân nhân của họ đã hiện diện ở khắp các nơi – Mỹ, Canada, Úc, Tây Âu…?
Giờ đây, nhu cầu đa đảng không chỉ chìm ẩn trong não trạng, không chỉ mấp mé nơi cửa miệng, không chỉ đã được phát ngôn với sự bức xúc nhất định, mà còn bắt đầu được khơi mào bằng truyền thông.
Xu hướng tách đảng và tiến tới đa đảng cũng vì thế đang và sẽ trở thành xu thế, có thể là xu thế lan rộng, chỉ trong ít năm nữa ở Việt Nam.
Những lá thư của ông Tương Lai và Nguyễn Trung xuất hiện trong bối cảnh vừa âm ỉ, vừa râm ran dư luận về khả năng có thể hình thành thể chế “đảng trong đảng” ở Việt Nam.
Từ năm 2016, đã xuất hiện những cuộc trao đổi trong giới quan chức cao cấp hưu trí và giới trí thức “phản biện trung thành” về khả năng đổi tên đảng Cộng Sản trở về tên đảng Lao Động như trong quá khứ xa. Hoặc có thể “tách đảng” thành hai – vừa đảng Cộng Sản vừa đảng Lao Động trong tương lai gần.
Từ trước Tết nguyên đán 2017, lại râm ran dư luận trong giới “phản biện trung thành” về khả năng có thể đề nghị hình thành thể chế “đảng trong đảng”, nhưng với một cái tên mới hoàn toàn cho đảng cầm quyền.
Vào tháng Năm năm 2017, có tin một nhóm cán bộ cao cấp ở miền Nam đã ra Hà Nội gặp Tổng bí thư Trọng để đưa ra đề nghị “đưa đảng Cộng Sản trở về tên đảng Lao Động”. Nhưng không nghe ông Trọng trả lời trả vốn gì.
Ngày 17/5/2017, Tạp chí Tia Sáng (thuộc Bộ Khoa Học Công nghệ) – một tờ báo nhà nước được xếp vào số ít ỏi cơ quan báo chí mang quan điểm phản biện và có hơi hướng cấp tiến, đã chính thức đăng bài viết “Nhất thể hóa: Phân tích để lựa chọn mô hình” của tác giả Nguyễn Sĩ Dũng – cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Bài viết trên của quan chức về hưu Nguyễn Sĩ Dũng lại đề cập đến một vấn đề được xem là “rất nhạy cảm” đối với thể chế độc đảng ở Việt Nam: chọn mô hình đại nghị hay mô hình Tổng thống lưỡng tính?
Việc Tạp chí Tia Sáng “dũng cảm” đăng bài viết “Nhất thể hóa: Phân tích để lựa chọn mô hình”, như một công bố chính thức trên hệ thống truyền thông, có thể được xem là một tín hiệu về những thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam trong tương lai, mà gần nhất có thể trong 1-3 năm tới.
Có thể thấy, yêu cầu “trở về tên đảng Lao Động” từ một số năm qua và đặc biệt gần đây đã không còn là ý tưởng của một ít cá nhân, mà đã trở thành quan điểm mang tính tập thể của một số trí thức, cựu quan chức và có thể cả quan chức.
Gần đây, “bế tắc” là từ ngữ không còn lấp ló nơi cửa miệng của giới quan chức, mà đã được một số quan chức can đảm và bạo miệng nhất nói ra hoặc thốt ra.
Nguồn gốc của căn bệnh quá trầm kha, rốt cuộc được cho rằng chủ yếu do cơ chế một đảng gây ra. Cho đến giờ này, chống tham nhũng đã trở nên vô phương ở Việt Nam. Độc đảng chính là nguồn cơn sinh ra quốc nạn tham nhũng.
Chỉ còn cách đa đảng và cải tổ thì may ra mới cứu vãn được dân tộc, người nghèo và đương nhiên cứu cả giới quan chức đương chức lẫn về hưu.
Nhưng không chỉ giới trí thức phản ứng đối với ý thức hệ giáo điều của đảng Cộng Sản, tự thân “xung đột nội bộ” cũng góp phần đẻ ra nhu cầu hướng đến đa đảng.
Sau Đại hội 12 vào đầu năm 2016, những nhóm quyền lực cũ và mới song song tồn tại và sinh sôi nảy nở ngày càng nhiều. Nhưng cốt tử hơn, những nhóm này – trong mối kết nối chặt chẽ với các nhóm lợi ích cũ và mới – đang ngày càng nhận ra tương lai hoàn toàn bế tắc nếu cứ cắm đầu tuân theo những bản nghị quyết vô hồn về “chủ nghĩa xã hội” hoặc “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Một trong những lý do đơn giản nhất là ngày càng lo sợ sự bùng nổ phản kháng và hành động trả thù của dân chúng, đặc biệt từ những người dân đã bị biến thành nạn nhân khốn cùng của chế độ. Một bài toán rất thực tế: giới quan chức tìm đâu ra lối thoát chính trị và lối thoát sinh mạng ở Việt Nam và cả trên “trường quốc tế”, trong khi tài sản và thân nhân của họ đã hiện diện ở khắp các nơi – Mỹ, Canada, Úc, Tây Âu…?
Giờ đây, nhu cầu đa đảng không chỉ chìm ẩn trong não trạng, không chỉ mấp mé nơi cửa miệng, không chỉ đã được phát ngôn với sự bức xúc nhất định, mà còn bắt đầu được khơi mào bằng truyền thông.
Xu hướng tách đảng và tiến tới đa đảng cũng vì thế đang và sẽ trở thành xu thế, có thể là xu thế lan rộng, chỉ trong ít năm nữa ở Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét