Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017
Vì sao bà Trương Mỹ Lan và 9 thành viên trong gia đình xin thôi quốc tịch Việt Nam?
Vì sao bà Trương Mỹ Lan và 9 thành viên trong gia đình xin thôi quốc tịch Việt Nam?
Đăng bởi Elvis Ất on Sunday, October 29, 2017 | 29.10.17
Mới đây thông tin gia tộc họ Trương của đế chế Vạn Thịnh Phát rút đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam khiến dư luận nghi ngại. Khiến người ta thắc mắc lý do vì sao gia tộc chục nghìn tỷ này xin thôi không làm công dân Việt nữa, nhưng lại xin rút đơn? Phải chăng đây là một nước cờ “thoát chạy” của đế chế Vạn Thịnh Phát, nhưng lại quay đầu?
Trương Mỹ Lan bà chủ Vạn Thịnh Phát.
Khối tài sản nghìn tỷ
Vạn Thịnh Phát được xếp vào hàng những công ty gia đình lớn và bí ẩn nhất Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị là bà Trương Mỹ Lan. Tập đoàn này hiện có vốn điều lệ tới 12.800 tỷ đồng, cao hơn cả Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng (9.300 tỷ đồng) và Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức (7.200 tỷ đồng).
Chỉ riêng tại 2 công ty (Công ty TNHH Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát), bà Trương Mỹ Lan đã sở hữu lượng cổ phần trị giá tới hơn 6.700 tỷ đồng. Với khối tài sản này, bà Lan có thể coi là một trong những người giàu nhất Việt Nam, tương đương với ông Dương Công Minh – chủ tịch tập đoàn Him Lam hay bà Lê Thị Thúy Ngà – chủ tịch tập đoàn Nam Cường.
Ngoài ra, tập đoàn Vạn Thịnh Phát còn sở hữu nhiều bất động sản có giá trị lớn, trong đó phải kể đến 5 dự án/tòa nhà trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, chiếm 1/3 diện tích khu đất “vàng” đắt đỏ nhất TP.HCM. Liên tiếp thâu tóm hàng loạt siêu dự án Trung tâm thương mại Vincom A (nay được đổi tên thành Union Square) hồi tháng 06/2013, Thuận Kiều Plaza mua lại vào năm 2015… Nhưng điều khiến ta khó hiểu đó là những dự án được tập đoàn này mua lại đa phần là “trùm mền” hoặc bỏ hoang, động cơ của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trên thị trường địa ốc TP.HCM đang là một ẩn số vô cùng bí hiểm”, cho nên thông tin cá nhân rất hiếm hoi được tiết lộ với giới truyền thông.
Cái tên Vạn Thịnh Phát thực sự được chú ý hơn khi tại phiên xét xử bị cáo Dương Tự Trọng ngày 07/01/2014, ông Dương Chí Dũng (anh trai Dương Tự Trọng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam – Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng Hải, Bộ Giao thông vận tải) khai nhận 20 tỷ đồng để được làm dự án chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (TP.HCM) do bà Trương Mỹ Lan làm chủ tịch.
Biến lớn
Nhân dân mít tinh đồng lòng phản đối giàn khoan trái phép của Trung Quốc – Seatimes
Chắc hẳn chúng ta còn nhớ sự kiện đánh dấu mốc lịch sử hồi năm 2014, đó là “Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng 200 hải lý thuộc đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý”. Điều đáng nói đây cũng là thời điểm bà Lan và gia đình nộp đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam.
Lúc bấy giờ Nhà nước ta lên tiếng phản đối quyết liệt hành động trái phép này của Trung Quốc. Về phía người dân, tinh thần yêu nước “sục sôi” với hàng trăm cuộc biểu tình “phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép” diễn ra khắp các tỉnh thành. Hàng ngàn công nhân bị kích động đã ra tay đập phá hàng loạt nhà máy của người Trung Quốc ở Việt Nam, gây ra con số thiệt hại thống kê hàng tỷ đola. Khi ấy, rất nhiều doanh nghiệp FDI tại Việt Nam phải treo biển “Chúng tôi không phải là công ty Trung Quốc” để tránh bị đập phá.
Một doanh nghiệp phải treo biển thông báo là doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc.
Sự việc có vẻ không còn trong tầm kiểm soát của Chính phủ. Nếu cứ tiếp diễn tình hình căng thẳng sẽ xảy ra chiến tranh Việt – Trung. Là người nhạy bén trên thương trường bà Trương Mỹ Lan nhận thấy tình hình là tập đoàn mình sẽ cùng chung số phận với những doanh nghiệp TQ, vì bà là người gốc Hoa, chồng bà cũng là đại gia người Hoa – Eric Chu Nap Kee, đặc biệt đằng sau sự lớn mạnh của Vạn Thịnh Phát là sự góp sức của các nhà tài trợ Trung Quốc. Bà Lan lo sợ xảy ra chiến sự, lo khối tài sản nghìn tỷ của bà sẽ biến thành mây khói.
Ngay lúc dầu sôi lửa bỏng, có nhiều thông tin đồn đoán về gia tộc này. Đó là bà Lan chuyển hết tiền sang nước ngoài và đồng thời xin thôi quốc tịch Việt Nam, nhưng không được chính quyền sở tại chấp thuận.
Khi mọi chuyện được êm xuôi, thì ngay sau đó gia đình bà Lan “rút đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam”. Đến tháng 6/2015 chính quyền sở tại mới trả hồ sơ, điều này đã chứng minh những đồn đoán trên là sự thật. Thế nhưng sự việc đã trôi qua khá lâu, nhưng vì sao đến nay báo chí mới phanh phui.
Câu hỏi đặt ra, có biết bao công ty có chủ là người Việt gốc Hoa đang ăn lên làm ra ở Việt Nam, sao họ không xin thôi quốc tịch, mà chỉ có gia đình bà chủ Vạn Thịnh Phát thì xin thôi quốc tịch Việt Nam? Tình yêu quê hương với đất nước Việt Nam của bà không đủ sao? Bà đã làm ăn, thu lợi lớn từ mảnh đất Việt Nam này, lẽ ra bà và gia đình cần phải sống chung, gắn bó sống chết với đất Việt giống như hàng triệu người Việt gốc Hoa làm ăn chân chính chứ!
Rất mong bà và gia đình hãy yên tâm sống và làm ăn tại Việt Nam, đặc biệt cần bồi đắp thêm tình yêu và sự gắn bó với mảnh đất đã quá nhiều đau thương này!
(Nhà đầu tư)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét