Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017
Khi một luật sư đi làm nghiệp vụ của ngân hàng trung ương
Khi một luật sư đi làm nghiệp vụ của ngân hàng trung ương
Đăng bởi Elvis Ất on Sunday, October 29, 2017 | 29.10.17
Đó là lời tựa rất nhảm nhí sai nghiệp của ông Luật sư Đức: “Gửi tiền ngân hàng lấy lãi cũng là kinh doanh, đã kinh doanh phải có rủi ro”: http://tintucvietnam.vn/gui-tien-ngan-hang-lay-lai-cung-la-kinh-doanh-da-kinh-doanh-phai-co-rui-ro-19092
Luật sư Trương Thanh Đức
Và tôi xin trích một đoạn: “Theo luật sư Đức, do ham lãi suất, bỏ qua cảnh báo dẫn đến gửi nhầm niềm tin vào ngân hàng yếu kém thì người gửi phải chịu trách nhiệm. Gửi tiền ngân hàng lấy lãi cũng là kinh doanh, đã kinh doanh phải có rủi ro.”.
Trong bài báo này tôi cũng bổ sung thêm nghiệp vụ ngồi sai cái ghế của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh, đó là ông này ngồi sai cái ghế và làm sai nghiệp vụ chuyên môn của họ. Cụ thể làm sao mà một chức vụ chuyên trách theo dõi vấn đề kinh tế và tài chính vĩ mô tầm vóc cả quốc gia là của cái quốc hội VN mà lại đưa ông Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh Trình này độ chuyên môn: Kỹ sư cơ khí thì đúng là chuyện lạ của thiên đường XHCN này. Một kỹ sư cơ khí dù có đi học thêm tại chức lấy bằng thạc sĩ, hay tiến sĩ tài chính thì làm sao mà hiểu biết các thuật ngữ tài chính hay làm nghiệp vụ phân tích tài chính để phân tích theo dõi các báo cáo kinh tế, tài chính từ quốc dân cho đến quốc hội. Ôi thôi ngồi nhầm chỗ như vậy thì chả trách quốc tế hay người dân xứ này nói quốc VN là bù nhìn cũng chẳng sai.
Về bối cảnh hồ sơ của hai ông Đức (luật sư) và ông Thanh (Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội) là khi phát biểu hay biểu quyết về tín dụng ấy đã có soạn thảo pháp lý về “đạo luật tài chính” nó được các chuyên gia, các tổ chức ngân hàng, rồi ngân hàng nhà nước, cho đến quốc hội và thủ tướng chinh phủ soạn thảo và tranh luận biểu quyết thành luật chưa mà tự mình đứng trên luật pháp tùy tiện như thể cái đất nước này đang vô chính phủ vậy.
Đối với NHNN VN, thì nhiệm vụ chức năng của họ là gì đã ghi trong luật tài chính ra sao thì sao không thấy bộ sậu lãnh đạo thống đốc ngân hàng và hàng đống cấp phó thống đốc im tiếng là không lên tiếng nhỉ?
Hãy nhớ rằng, bất kể ngân hàng trung ương nào họ đều có nghiệp vụ quan trọng tối ưu đặt trên hàng đầu là thanh tra hay kiểm tra giám sát và kiểm soát toàn bộ hệ thống ngân hàng trong đất nước họ để bảo vệ quyền lợi của công chúng ký thác và tránh gây ra khủng hoảng cho hệ thống ngân hàng, và cũng là nhà tài trợ và chiu trách nhiệm cuối cùng khi để xẩy ra yếu kém các ngân hàng bị đổ vỡ.
Ôi thôi, tôi thì không phân tích về những nghiệp vụ sơ đẳng và quyền hạn của ngân hàng nữa, vì nói nhiều lần rồi, và nhắc nhở rằng cái tay Luật sư luật sư Đức này có vẻ họ nghĩ rằng tiền từ trên trời rơi xuống là nhà nước VN hay ngân hàng nhà nước cũng như hệ thống ngân hàng thương mại ở xứ thiên đường XHCN này là chỉ cần có ông bà nào đó đỉnh cao trí tuệ ẩn mình đằng sau cái rèm che là hô lên một tiếng là có tiền ồ ạt bung rat ha hồ tiêu xài mà hết nghĩ đến chuyện huy động tiền tiết kiệm dư dôi trong dân chúng làm nghiệp vụ điều tiết tín dụng đưa vốn vào kinh tế bằng hình thức ngân hàng kiếm lời và nuôi sống chính ngân hàng qua nghiệp vụ trung gian kiếm lời nhờ sai biệt lãi suất tiền gửi và tiền cho vay, có vẻ họ không cần nó, hoặc muốn vay tiền của người ký thác mà không muốn trả tiền lại cho công chứng ký thác tiền gửi.
Tôi lại trích một đoạn nữa của ông luật sư học luật mà không hiểu luật này: ““Chúng ta là nền kinh tế thị trường, đã kinh tế thị trường cho thị trường quyết định, anh yếu kém thì phải phá sản để làm trong sạch hệ thống. Không thể để người ốm nặng với người lành, dẫn đến người dân không biết đâu ngân hàng mạnh, đâu là ngân hàng đang yếu kém. Vì vậy việc phá sản ngân hàng thực sự quá yếu kém là cần thiết”, Luật sư Đức cho hay.
Đặt vấn đề, nếu phá sản ngân hàng yếu kém vậy quyền lợi khách hàng gửi tín dụng sẽ sao? Luật sư Trương Thanh Đức phân tích: Người gửi tiền cũng phải tự chịu hậu quả, đó là phần trong rủi ro mà người gửi tín dụng phải chấp nhận trong nền kinh tế.”.
Về chuyên môn, có lẽ ông này không hiểu là “nền kinh tế VN là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Đó là đừng nhầm lẫn tai hại với “nền kinh tế thị trường” để gian lận tuyên truyền cho những kẻ đưa ra cái nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ấy. Vì quyết định định hướng của nhà nước thì nhà nước đó và cái NHNN phải chịu trách nhiệm.
Chẳng hạn ta thấy các khoản nợ xấu độc hại khó đòi và sẽ mất như các khoản vay định hướng chỉ thị từ chính phủ và NHNN bằng cách khuyến khích hay áp đặt các ngân hàng thương mại tung ra cái gói vay lãi suất thấp để cho vay bất động sản nhằm cứu những khaonr đầu từ độc hại từ các đại gia bất động sản ấy, kết cục các khoản vay ấy khó đòi và sẽ mất thì đổ lên đầu người ký thác thì thật mỉa mai. Thứ nữa ta thấy các khoản vay lớn từ ngân hàng thương mại do nhà nước thò bàn tay vào định hướng cho vay vào các dự án kinh tế lớn và cho các tập đoàn kinh tế nhà nước vay và thua lỗ mất nợ thì lại chút hết lên đầu người gửi tiền tiết kiệm thì quả nhiên là chuyện lạ.
Chuyện khó tin ở xứ thiên đường này nữa, đó là nền kinh tế dựa vào tín dụng cho vayt rất lớn là đốt xương sống cho cả mạch nền kinh tế là có sự đóng góp vốn lớn lao của số đông người ký thác nâng đỡ cho cả hệ thống tài chính, nhưng họ chỉ là những đám đông mờ nhạt, họ đã nâng đỡ nền kinh tế khỏi xẩy ra lạm phát vì in tiền là thiếu tiền ký thác của công chúng thì họ làm chuyện ngươc đời, có lẽ cái NHNN VN kai họ chỉ lo làm nghiệp vụ “chống đô la và vàng hóa” và lo giữ khối dự trữ ngoại hối của họ chứ họ chả có cái tích sự gì về nghiệp vụ ngân hàng.
Trong nghiệp vụ rủi ro ngân hàng thì có chuyện hài nữa là để cho hệ thống ngân hàng bơm thổi vốn ảo từ con ếch bơm lên thành con bò thì cái NHNN VN có thể thông qua chỉ thị của nhà nước là họ chỉ định ngân hàng thương mại cũng có thể đi làm nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, ví dụ như ngân hàng nửa nạc nửa mỡ là Vietcombank cũng có thể làm nghiệp vụ lập công ty chứng khoán, như hình thức đầu rất dễ rủi ro đổ vỡ, đó là họ lấy tiền ký thác của công chúng thay vì làm nghiệp vụ cho vay kiểm lời ở giữa nhờ sai biệt lãi suất thì họ có thể chút tiền ký thác chơi stock hay cho vay chứng khoán, khi giá chứng khoán tăng thì có lời bỏ túi riêng của thiểu số chứ khi giá chứng khoán bất ngờ đảo chiều sụt gia thì mất nợ và vỡ nợ thì cào mặt ăn vạ bắt tất cả người dân phải gánh thay, còn vế bên kia là ngân hàng đầu tư thì cũng đi làm nghiệp vụ huy động ký thác của dân chúng chút vào các nghiệp cho vay như nghiệp vụ ngân hàng, hoặc đầu tư chứng khoán khi giá cả đảo chiều thì thua lỗ cũng cào mặt ăn vạ, mà ngân hàng đầu tư thì họ chỉ được phép lấy tiền của cổ phần viên đóng góp và tiền của giới đầu tư nếu rủi xẩy ra thì không ảnh hưởng đến nghiệp vụ ngân hàng khác.
Kết luận của tôi là cái NHNN VN có vẻ như nó bù nhìn, là chẳng có nghiệp vụ chuyên môn nào cả là tốt nhất người ta nên giải thể là giải tán nó đi, vì cái hệ thống ngân hàng nhà nước VN này rất cồng kềnh, nó là nơi thu hút tài nguyên lãng phí, làm thế nào mà cả hành đống cấp Phó thống đốc ngân hàng nhưng họ rất ít khi nào đứng ra làm nghiệp vụ của họ là để cho những kẻ khác ở đâu đấy nhầm lẫn chuyên môn đi làm thay. Đó là thành tích kém cỏi của họ mới đây khi ta thấycái NHNN VN này bất ngờ tuyên bố cấm sử dụng bitcoin, khốn nỗi cái NHNN này cũng chẳng biết tiền nghiệp vụ tiền bitcoin này là gì cả vì họ chưa bao giờ chứng minh việc phân tích của họ cho công chúng bao giờ đâu, ôi thôi tôi nghi ngờ là họ chẳng biết cái gì mà phân tích. Bởi vì tôi đã phân tích bài viết ở đây về đồng tiền điện tử này:
https://www.morganstanley.com/ideas/big-banks-try-to-harness-blockchain
https://www.morganstanley.com/ideas/blockchain-unchained
https://www.forbes.com/sites/morganstanley/2016/06/13/banking-on-the-blockchain/#2fb286e84e80
http://www.businessinsider.com/blockchain-technology-banking-finance-2017-9
Cái NHNN VN này có vẻ đặc sản của họ thường thấy như các ông bà lãnh đạo khác là hễ cái gì làm không được thì cấm. Đó là sự bất lực kém hiểu biết là khopong đi kịp sự biến đổi của hệ thống tài chính hay các lý thuyết tài chính mới. Họ chỉ bám vào sự hiểu biết lệch lạc học cử tuyển bên Liên Xô thôi. Rốt cục nó là mầm móng kéo đất VN sống trong thời bình y như làm kinh tế và kinh doanh thời chiến tranh lạnh vậy.
Thơ Phương
Chuyên gia kinh tế của Morganstanley - Hoa Kỳ
(Blog Thơ Phương)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét