Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Kê khai tài sản để làm gì?


Trần Đình Triển - Kê khai tài sản để làm gì?

Đăng bởi Elvis Ất on Wednesday, November 1, 2017 | 1.11.17



Đảng và nhà nước ta trong hơn 20 năm qua đã chủ trương và tiến hành thực hiện kê khai tài sản đối với Đảng viên công chức, viên chức. Với một mục tiêu nghe thật sự mát lòng mát dạ, người bị bệnh ung thư vì động lực muốn sống để nhìn thấy sự trong sáng của đội ngũ cán bộ nhà nước mà khỏi bệnh:






Để phòng chống tham nhũng, phòng chống rửa tiền; Đảng viên, cán bộ thực sự là “đầy tớ của dân”; đói - đói trước dân, no - no sau dân, khổ - khổ trước dân;...


Một chính sách hơn 20 năm không phát huy hiệu quả mà còn phản tác dụng, để bọn tham nhũng áp dụng nhiều thủ đoạn tinh vi hơn để tham nhũng và che dấu.


Một số kẻ khờ khạo, huyênh hoang, thích phô trương và thách đố,...các biệt phủ, biệt thự, xe sang,... nhan nhản khắp nơi như ông Phạm sỹ Quý, 2 ông hàm thứ trưởng mới về hưu; nhưng rồi Đảng và nhà nước xử lý ra sao? Nó vẫn nghênh ngang tồn tại như một sự thách đố trước mắt nhân dân.


- Những con người của Đảng của nhà nước có cả khối tài sản khổng lồ ở nước ngoài, nếu khi có sự cố thì té chạy như bà Hường Đại biểu QH hoặc như bà Quỳnh Anh (Thanh Hoá).


- Bao nhiêu tiền trong các doanh nghiệp? Và lợi dụng cổ phần hoá trong doanh nghiệp như bà Thoa - Thứ trưởng Bộ Công thương?


- Bao nhiêu tiền cổ phần, tiền gửi, tài sản gửi tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước? Và qua hình thức bảo hiểm? Thân nhân và doanh nghiệp ở nước ngoài?


- Bao nhiêu bất động sản hoặc động sản có giá trị lớn được che lấm đứng tên cá nhân khác hoặc tổ chức khác?


- Bao nhiêu vàng bạc, kim cương, ngoại tệ mạnh, đồ vật có giá trị lớn,... đang được che dấu trong nước và nước ngoai?


Đừng để việc kê khai để biết cán bộ có bao nhiêu tiền, muốn lên chức thì phải rải ra bao nhiêu tiền. Hoặc “tao biết tao không xử lý, buộc mày phải làm đồ sai cho tao”. Hoặc nhắc nhở cán bộ tài sản tham nhũng được phải biết che dấu?


Đừng để tình trạng khi vào Đảng thật sự khó khăn; đòi hỏi lý lịch, đạo đức, năng lực tốt. Khi ra khỏi Đảng lại càng khó khăn hơn, cho dù vi phạm pháp luật hình sự thì xử lý hành chính, vi phạm hành chính thì đưa về dân sự, Đảng viên vẫn là Đảng viên như Đinh La Thăng, Võ Kim Cự, Vũ Huy Hoàng, Hồ Thị Kim Thoa,...vân vân và vân vân. Đừng để những ngôn ngữ truyền miệng trong dân: “Cho nó vào đảng đi để làm trong sạch quần chúng”, “Tuy nó là đảng viên, nhưng mà người tốt”,...làm mất uy tín Đảng ta có lịch sử vô cùng vinh quang.


Vì vậy, nói phải đi đôi với làm, chính sách phải được thực thi bình đẳng và có hiệu quả; xử lý nửa vời, đánh trống bỏ dùi, giặt quần ngoài không giặt quần trong,... lại càng làm mất niềm tin của nhân dân.


Tôi cho rằng: chống tham nhũng, triệt tiêu lợi ích nhóm là vấn đề có tính cấp bách hiện nay của đất nước. Đảng phải làm nếu Đảng muốn tồn tại; Nhà nước phải làm nếu nhà nước muốn tồn tại để duy tri chế độ. Biện pháp phải dựa vào sự đoàn kết và sức mạnh của toàn dân, toàn quân. Chớ đừng áp dụng biện pháp chuyên chính, trấn áp, đàn áp là chính thì sẽ dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng mà không lường tính trước được.


Đôi điều qua loa đại khái, góp ý với tấm lòng thành vì nước vì dân; xin mọi người đừng suy diễn, gói gắm, quy kết linh tinh,...Mệt lắm!


Trần Đình Triển


(FB Trần Đình Triển)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét