VNTB- Vụ nhập thuốc ung thư giả: Thứ trưởng y tế Trương Quốc Cường sẽ ‘hy sinh’?
Reply
news, opposite, Thiền Lâm, VNTB, Vụ nhập thuốc ung thư giả: Thứ trưởng y tế Trương Quốc Cường sẽ ‘hy sinh’?
31.10.17
Kỷ niệm khó quên: “Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trao quyết định bổ nhiệm thứ trưởng cho đồng chí Trương Quốc Cường”.Ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống
Thiền Lâm
Cali Today
Vietnam – Cali Today news – Thứ trưởng Bộ y tế Trương Quốc Cường bất chợt có nhiều cơ hội để không cần phải đến tòa án với tư cách “người có liên quan”, mà có thể sẽ phải chính thức ra tòa với thân phận “bị cáo” trong tương lai không quá xa.
Sáng 30/10/2017, Tòa án nhân dân cấp cao tại Sài Gòn đã tuyên án vụ nhập 9.300 hộp thuốc H-Capita chữa bệnh ung thư “không được sử dụng cho người”, trong đó đối tượng chính bị điều tra là nguyên Tổng giám đốc VN Pharma Nguyễn Minh Hùng. Pharma là doanh nghiệp bị tố cáo nhập khẩu thuốc ung thư giả và gây phẫn uất ghê gớm trong dư luận.
Theo đó, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại theo kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP.HCM.
Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm nhận định đây là một vụ án lớn, gây dư luận xã hội quan tâm, cấp sơ thẩm chưa phản ánh đúng mức độ, hành vi phạm tội của các bị cáo cũng như tính chất vụ án; có dấu hiệu lọt người, lọt hành vi phạm tội, không phản ánh đúng tinh thần đấu tranh phòng chống tội phạm.
Dựa vào các quy định, định nghĩa về hàng giả khác, cho thấy nghi vấn “thuốc H-Capita là thuốc giả” là có cơ sở, trong khi đó, kết luận giám định chỉ nêu “thuốc không được sử dụng cho người”. Vì vậy, cấp sơ thẩm xử tội “buôn lậu” cho các bị cáo là chưa phù hợp.
Để xác định tội danh một cách đầy đủ với chứng cứ, lập luận vững chắc hơn, cần trưng cầu giám định lại lô hàng, vì Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) là đơn vị cấp phép nhập khẩu, quá trình cấp phép có nhiều thiếu sót, sai phạm, là đối tượng cần xem xét trong vụ án này, nhưng lại tham gia giám định tư pháp lô hàng do chính mình cấp phép…
Theo chứng cứ thu thập được, có 3 loại thuốc các bị cáo đã vào Việt Nam tiêu thụ. Để xảy ra tình trạng này, có vai trò rất lớn của Cục quản lý dược thuộc Bộ Y tế.
Tại phiên tòa, qua chất vấn cho thấy Cục quản lý dược có nhiều thiếu sót như cấp phép cho Công ty Helix tại Việt Nam hoạt động; Tổ thẩm định có 3 người không ký tên đồng ý cấp phép nhưng không có biên bản nêu lý do…
Trước đó, ngày 25/8/2017, Tòa án nhân dân TP.HCM xử sơ thẩm tuyên phạt Nguyễn Minh Hùng, nguyên Tổng giám đốc VN Pharma, 12 năm tù về tội “buôn lậu”.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án đã triệu tập Thứ trưởng Bộ y tế Trương Quốc Cường – cũng là người phụ trách Cục quản lý dược của bộ này. Tuy nhiên ông Cường đã không đến tòa mà không nêu rõ lý do. Sau đó có đồn đoán cho rằng ông Trương Quốc Cường đã “bỏ trốn”.
Cũng tại phiên tòa phúc thẩm trên, Nguyễn Minh Hùng bất ngờ bị công an bắt ngay tại tòa.
Việc Nguyễn Minh Hùng bị bắt tại tòa đã cho thấy ít nhất hai vấn đề lớn: thứ nhất, dù trước đó đã bị án tù trong phiên tòa xử sơ thẩm, nhưng không thể hiểu nổi là Nguyễn Minh Hùng vẫn ung dung được “ở ngoài”, để đến phiên tòa xử phúc thẩm mới bị bắt và còng tay chính thức; thứ hai, một số luật sư nhận định rằng với việc “bắt ngay tại tòa” đối với Nguyễn Minh Hùng cho thấy mức độ nghiêm trọng của vụ án đã gia tăng, rất có thể phát sinh tình tiết mới cần điều tra và có thể liên quan những nhân vật khác. Ngay sau đó, lập luận này đã được củng cố bởi việc lần đầu tiên tòa án triệu tập Thứ trưởng y tế kiêm Cục trưởng Cục Dược Trương Quốc Cường – người bị cho là “dính nặng” trong vụ việc Pharma nhập thuốc ung thư giả. Trước đó, ông Cường vẫn bình yên vô sự, thậm chí còn có vẻ thách thức làn sóng lên án của dư luận và báo chí.
Cali Today
Vietnam – Cali Today news – Thứ trưởng Bộ y tế Trương Quốc Cường bất chợt có nhiều cơ hội để không cần phải đến tòa án với tư cách “người có liên quan”, mà có thể sẽ phải chính thức ra tòa với thân phận “bị cáo” trong tương lai không quá xa.
Sáng 30/10/2017, Tòa án nhân dân cấp cao tại Sài Gòn đã tuyên án vụ nhập 9.300 hộp thuốc H-Capita chữa bệnh ung thư “không được sử dụng cho người”, trong đó đối tượng chính bị điều tra là nguyên Tổng giám đốc VN Pharma Nguyễn Minh Hùng. Pharma là doanh nghiệp bị tố cáo nhập khẩu thuốc ung thư giả và gây phẫn uất ghê gớm trong dư luận.
Theo đó, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại theo kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP.HCM.
Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm nhận định đây là một vụ án lớn, gây dư luận xã hội quan tâm, cấp sơ thẩm chưa phản ánh đúng mức độ, hành vi phạm tội của các bị cáo cũng như tính chất vụ án; có dấu hiệu lọt người, lọt hành vi phạm tội, không phản ánh đúng tinh thần đấu tranh phòng chống tội phạm.
Dựa vào các quy định, định nghĩa về hàng giả khác, cho thấy nghi vấn “thuốc H-Capita là thuốc giả” là có cơ sở, trong khi đó, kết luận giám định chỉ nêu “thuốc không được sử dụng cho người”. Vì vậy, cấp sơ thẩm xử tội “buôn lậu” cho các bị cáo là chưa phù hợp.
Để xác định tội danh một cách đầy đủ với chứng cứ, lập luận vững chắc hơn, cần trưng cầu giám định lại lô hàng, vì Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) là đơn vị cấp phép nhập khẩu, quá trình cấp phép có nhiều thiếu sót, sai phạm, là đối tượng cần xem xét trong vụ án này, nhưng lại tham gia giám định tư pháp lô hàng do chính mình cấp phép…
Theo chứng cứ thu thập được, có 3 loại thuốc các bị cáo đã vào Việt Nam tiêu thụ. Để xảy ra tình trạng này, có vai trò rất lớn của Cục quản lý dược thuộc Bộ Y tế.
Tại phiên tòa, qua chất vấn cho thấy Cục quản lý dược có nhiều thiếu sót như cấp phép cho Công ty Helix tại Việt Nam hoạt động; Tổ thẩm định có 3 người không ký tên đồng ý cấp phép nhưng không có biên bản nêu lý do…
Trước đó, ngày 25/8/2017, Tòa án nhân dân TP.HCM xử sơ thẩm tuyên phạt Nguyễn Minh Hùng, nguyên Tổng giám đốc VN Pharma, 12 năm tù về tội “buôn lậu”.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án đã triệu tập Thứ trưởng Bộ y tế Trương Quốc Cường – cũng là người phụ trách Cục quản lý dược của bộ này. Tuy nhiên ông Cường đã không đến tòa mà không nêu rõ lý do. Sau đó có đồn đoán cho rằng ông Trương Quốc Cường đã “bỏ trốn”.
Cũng tại phiên tòa phúc thẩm trên, Nguyễn Minh Hùng bất ngờ bị công an bắt ngay tại tòa.
Việc Nguyễn Minh Hùng bị bắt tại tòa đã cho thấy ít nhất hai vấn đề lớn: thứ nhất, dù trước đó đã bị án tù trong phiên tòa xử sơ thẩm, nhưng không thể hiểu nổi là Nguyễn Minh Hùng vẫn ung dung được “ở ngoài”, để đến phiên tòa xử phúc thẩm mới bị bắt và còng tay chính thức; thứ hai, một số luật sư nhận định rằng với việc “bắt ngay tại tòa” đối với Nguyễn Minh Hùng cho thấy mức độ nghiêm trọng của vụ án đã gia tăng, rất có thể phát sinh tình tiết mới cần điều tra và có thể liên quan những nhân vật khác. Ngay sau đó, lập luận này đã được củng cố bởi việc lần đầu tiên tòa án triệu tập Thứ trưởng y tế kiêm Cục trưởng Cục Dược Trương Quốc Cường – người bị cho là “dính nặng” trong vụ việc Pharma nhập thuốc ung thư giả. Trước đó, ông Cường vẫn bình yên vô sự, thậm chí còn có vẻ thách thức làn sóng lên án của dư luận và báo chí.
Sau vụ Nguyễn Minh Hùng bị bắt ngay tại tòa và tòa triệu tập Trương Quốc Cường, vụ án này bắt đầu có chiều diễn biến theo hướng ông Cường có thể sẽ phải chịu không chỉ trách nhiệm hành chính mà cả trách nhiệm hình sự.
Sau ngày 24/10, một số tin tức ngoài lề cho biết Bộ Chính trị và Ban Bí thư đang có ý định thay thế ghế bộ trưởng y tế của bà Nguyễn Thị Kim Tiến bằng một người khác. Nếu thông tin này là đúng, có khả năng “một nhân vật cao cấp” bị đồn đoán đã “bảo kê” cho cả Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến lẫn Thứ trưởng Trương Quốc Cường đã không còn mấy uy lực.
Trước đó khi nổ ra vụ nhập thuốc ung thư giả gây phẫn uất trong dư luận xã hội, có tin ngoài lề cho biết bà Tiến và ông Cường được bảo vệ bởi “người của đảng”, tương tự vụ “bảo kê” dành cho “biệt phủ Phạm Sỹ Quý”, trong đó có liên quan mật thiết đến bà Phạm Thị Thanh Trà – Bí thư tỉnh ủy Yên Bái.
“Người của đảng” là ai? Hoặc những ai?
Một cách nào đó, phiên tòa phúc thẩm vụ Pharma có nét giống với phiên tòa xử Hà Văn Thắm của Ngân hàng Đại Dương vào tháng 2/2017. Khi đó, Hội đồng xét xử đã yêu cầu điều tra mở rộng đối với vụ 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN) gửi vào Ngân hàng Đại Dương nhưng đã không cánh mà bay. Ít tháng sau, ông Đinh La Thăng – cựu chủ tịch hội đồng thành viên của PVN và là người có nhiều dấu hiệu chỉ đạo vụ gửi 800 tỷ đồng đó – đã bị “bay” khỏi Bộ Chính trị.
Chỉ có điều, Đinh La Thăng được xem là “người của nhóm lợi ích”, tức nhóm “anh Ba Dũng”, chứ không phải “người của đảng”.
Trong bối cảnh hết sức nhạy cảm về xung đột nội bộ như hiện thời, vụ án Pharma bị tuyên hủy án sơ thẩm có thể không chỉ là câu chuyện riêng tư của doanh nghiệp này, thậm chí cũng không chỉ là “ruồi Bộ Y tế”, mà còn móc xích với cả mối tương quan lực lượng của bàn cờ chính trị cao cấp đang có chiều hướng gia tăng đấu đá trở lại sau hội nghị trung ương 6 tháng 10/2017 và trước Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng vào tháng 11/2017.
Để nếu cường độ xung đột nội bộ trở nên đột biến, trường hợp Thứ trưởng y tế Trương Quốc Cường có thể sẽ “hy sinh”, còn Bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thì nói như dân gian: mất chức là còn nhẹ.
Sau ngày 24/10, một số tin tức ngoài lề cho biết Bộ Chính trị và Ban Bí thư đang có ý định thay thế ghế bộ trưởng y tế của bà Nguyễn Thị Kim Tiến bằng một người khác. Nếu thông tin này là đúng, có khả năng “một nhân vật cao cấp” bị đồn đoán đã “bảo kê” cho cả Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến lẫn Thứ trưởng Trương Quốc Cường đã không còn mấy uy lực.
Trước đó khi nổ ra vụ nhập thuốc ung thư giả gây phẫn uất trong dư luận xã hội, có tin ngoài lề cho biết bà Tiến và ông Cường được bảo vệ bởi “người của đảng”, tương tự vụ “bảo kê” dành cho “biệt phủ Phạm Sỹ Quý”, trong đó có liên quan mật thiết đến bà Phạm Thị Thanh Trà – Bí thư tỉnh ủy Yên Bái.
“Người của đảng” là ai? Hoặc những ai?
Một cách nào đó, phiên tòa phúc thẩm vụ Pharma có nét giống với phiên tòa xử Hà Văn Thắm của Ngân hàng Đại Dương vào tháng 2/2017. Khi đó, Hội đồng xét xử đã yêu cầu điều tra mở rộng đối với vụ 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN) gửi vào Ngân hàng Đại Dương nhưng đã không cánh mà bay. Ít tháng sau, ông Đinh La Thăng – cựu chủ tịch hội đồng thành viên của PVN và là người có nhiều dấu hiệu chỉ đạo vụ gửi 800 tỷ đồng đó – đã bị “bay” khỏi Bộ Chính trị.
Chỉ có điều, Đinh La Thăng được xem là “người của nhóm lợi ích”, tức nhóm “anh Ba Dũng”, chứ không phải “người của đảng”.
Trong bối cảnh hết sức nhạy cảm về xung đột nội bộ như hiện thời, vụ án Pharma bị tuyên hủy án sơ thẩm có thể không chỉ là câu chuyện riêng tư của doanh nghiệp này, thậm chí cũng không chỉ là “ruồi Bộ Y tế”, mà còn móc xích với cả mối tương quan lực lượng của bàn cờ chính trị cao cấp đang có chiều hướng gia tăng đấu đá trở lại sau hội nghị trung ương 6 tháng 10/2017 và trước Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng vào tháng 11/2017.
Để nếu cường độ xung đột nội bộ trở nên đột biến, trường hợp Thứ trưởng y tế Trương Quốc Cường có thể sẽ “hy sinh”, còn Bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thì nói như dân gian: mất chức là còn nhẹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét